Viêm đa khớp là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm đa khớp là tình trạng có trên 5 khớp cùng lúc bị viêm gây đau nhức, sưng tấy. Triệu chứng của bệnh gần giống với viêm khớp dạng thấp, tiến triển âm thầm và khởi phát đột ngột.

Viêm đa khớp có nguy hiểm không?

Viêm đa khớp là bệnh lý nguy hiểm nếu không được phát hiện và kiểm soát đúng cách. Đầu tiên bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người mắc. Viêm đa khớp có thể dẫn đến cứng khớp, dính khớp, teo cơ, biến dạng khớp, cơn đau khớp dữ dội khiến người mắc phải nghỉ ngơi hoàn toàn. Thậm chí nhiều trường hợp bị bại liệt, tàn phế suốt đời. 

Viêm đa khớp không chỉ ảnh hưởng đến hệ xương khớp mà còn liên quan đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Dưới đây là một số biến chứng của viêm đa khớp trên những bộ phận khác: 

  • Phổi: Viêm đa khớp có thể gây biến chứng tổn thương ở phổi, làm tăng nguy cơ hình thành xơ sẹo, khiến người bệnh khó thở, ho kéo dài.
  • Mắt: Người bị viêm đa khớp có thể bị biến chứng trên mắt, gây khô mắt hoặc viêm lòng trắng mắt.
  • Da: Phát ban hoặc nổi các cục mô dưới da cũng là một trong những hệ quả của bệnh viêm đa khớp.
  • Tim: Lớp niêm mạc xung quanh tim có thể bị viêm, gây đau ngực ở người bị viêm đa khớp. Đặc biệt, nguy cơ người bệnh bị đau tim và đột quỵ cũng cao hơn so với bình thường.

Viêm đa khớp là tình trạng sưng, đau nhiều khớp xương

Viêm đa khớp là tình trạng sưng, đau nhiều khớp xương

Viêm đa khớp có chữa được không?

Tuy vậy, bệnh viêm đa khớp có thể kiểm soát được nếu phát hiện kịp thời và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính hoặc gây nhiều biến chứng thì khả năng chữa khỏi là rất thấp.

Do vậy, chuyên gia khuyên rằng, người bệnh cần chú ý theo dõi các triệu chứng bệnh, thăm khám nếu có nghi ngờ tổn thương để có hướng xử trí sớm, tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh. 

Biểu hiện của bệnh viêm đa khớp

Thông thường, các triệu chứng của viêm đa khớp sẽ tương tự so với các bệnh lý xương khớp khác. Do đó, để xác định được chính xác người bệnh có bị viêm đa khớp hay không, bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng lâm sàng, kết hợp thêm với một số chẩn đoán y khoa khác. Các triệu chứng viêm đa khớp lâm sàng bao gồm: 

  • Đau khớp: Cơn đau thường bắt đầu ở các ngón tay và ngón chân, đau tăng vào sáng sớm
  • Cứng khớp: Người bệnh có thể cảm thấy việc co duỗi khớp gối, gấp duỗi khớp bàn tay, ngón tay, cúi người, quay lưng, xoay cổ,... gặp khó khăn. 
  • Sưng hoặc đỏ vùng khớp tổn thương: Tình trạng viêm nhiễm khiến các khớp ảnh hưởng bị sưng, sờ thấy ấm và chuyển màu đỏ so với vùng da bình thường. 
  • Sốt cao trên 38 độ C: Khi nhiều khớp bị viêm cùng lúc, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng việc tăng thân nhiệt, đổ mồ hôi.
  • Vận động khó khăn: Khớp bị sưng, đau khiến các động tác đơn giản như đi bộ, leo cầu thang, cầm, nắm,... trở nên khó khăn. 
  • Giảm cân: Viêm đa khớp khiến người bệnh mệt mỏi, chán nản, lo lắng về bệnh tật, mất cảm giác ngon miệng. Tình trạng này kéo dài dẫn đến giảm cân nhanh chóng. 

Ngoài những triệu chứng lâm sàng này, bác sĩ có thể thực hiện thêm những xét nghiệm, biện pháp chẩn đoán khác. Những biện pháp này có thể bao gồm xét nghiệm máu, chụp X-quang hoặc siêu âm khớp xương.

Đau cứng khớp là biểu hiện dễ nhận thấy của viêm đa khớp

Đau cứng khớp là biểu hiện dễ nhận thấy của viêm đa khớp

Nguyên nhân gây viêm đa khớp

Viêm đa khớp thường do rối loạn tự miễn gây ra, nghĩa là hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào của chính mình. Các rối loạn tự miễn thường gặp nhất liên quan đến viêm đa khớp bao gồm: 

  • Bệnh gout.
  • Lupus ban đỏ.
  • Viêm khớp vảy nến.
  • Bệnh xơ cứng bì.

Ngoài ra, một số bệnh lý khác có thể dẫn đến viêm đa khớp đó là: Nhiễm virus (bao gồm nhiễm virus ross, virus mayaro, virus chikungunya), suy gan, suy thận, nhiễm trùng (bệnh Lyme, bệnh Well, bệnh lao và bệnh Whipple),... 

Ngoài những nguyên nhân trên, sẽ có những yếu tố làm tăng khả năng bị viêm đa khớp hơn. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm đa khớp bao gồm: 

  • Lối sống: Thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia hay sử dụng chất kích thích là yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm đa khớp. Đặc biệt, ở đối tượng trẻ nhỏ, nếu phải tiếp xúc với các yếu tố như khói thuốc lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm đa khớp sau này.
  • Tuổi tác: Bệnh viêm đa khớp thường gặp hơn ở người trung niên cao tuổi.
  • Giới tính: Tỷ lệ chẩn đoán mắc viêm đa khớp gần đây ở nữ cao hơn nam.
  • Di truyền: Nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố gen di truyền. Nghĩa là khả năng bạn mắc bệnh sẽ cao hơn bình thường nếu trong gia đình có người bị viêm đa khớp.  

Di truyền là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm đa khớp

Di truyền là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm đa khớp

>>> XEM THÊM: Thông tin hữu ích về bệnh viêm khớp.

Tổng hợp các phương pháp điều trị viêm đa khớp 

Các phương pháp điều trị viêm đa khớp gần giống với phương pháp điều trị bệnh tự miễn. Hiện nay, ngày càng có nhiều phương pháp được ứng dụng trong điều trị bệnh viêm đa khớp, cụ thể đó là sử dụng thuốc tây theo y học hiện đại, thảo dược theo y học cổ truyền kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập và thay đổi lối sống. 

Viêm đa khớp uống thuốc gì?

Người bị viêm đa khớp có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau đây:  

Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID): Phổ biến là ibuprofen, naproxen và diclofenac giúp giảm triệu chứng đau, sưng và cứng khớp. 

Thuốc chống thấp khớp (DMARD): Những thuốc này giúp làm chậm quá trình phá hủy sụn và xương. Thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm đa khớp là methotrexate.  

Thuốc ức chế TNF: Nhóm thuốc này giúp ngăn chặn tình trạng viêm và được chỉ định sử dụng nếu thuốc DMARD không cho hiệu quả như mong đợi trong điều trị cơn đau do viêm đa khớp.

Thuốc sinh học: Những loại thuốc này bao gồm infliximab và etanercept, giúp giảm tình trạng viêm thông qua tác động vào hệ miễn dịch. 

Corticosteroid: Thuốc giúp kiểm soát tình trạng viêm và giảm triệu chứng sưng, đau. Corticosteroid có thể được dùng bằng đường uống hoặc đường tiêm. Lưu ý nhóm thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.

Viêm đa khớp có thể được điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau

Viêm đa khớp có thể được điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau

>>> XEM THÊM: Bị viêm khớp sử dụng Triamcinolone như thế nào cho hiệu quả?

Chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam 

Bên cạnh sự phát triển của các thuốc tây điều trị viêm đa khớp, trong y học cổ truyền cũng có nhiều loại thảo dược tự nhiên giúp cải thiện bệnh an toàn, hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc nam chữa viêm đa khớp được nhiều người áp dụng: 

Sử dụng lá lốt

Phương pháp chườm lá lốt: Rửa sạch lá lốt, cho vào 100 gram muối hạt vào chảo. Thực hiện sao nóng đến khi lá lốt vàng, tắt bếp. Cho hỗn hợp trên vào khăn sạch hoặc túi vải, buộc kín và đắp trực tiếp lên các khớp bị sưng đau.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng lá lốt bằng các phương pháp khác như uống nước sắc, ngâm chân tay,...

Sử dụng cây xấu hổ

Cách thực hiện: Rửa sạch rễ cây xấu hổ, để ráo và tẩm với rượu trắng. Sau đó, cho hỗn hợp lên chảo rang đến khi khô rồi đổ vào ấm sắc chung với nước. Chia thuốc uống làm 2 - 3 lần trong ngày. Ngoài ra, có thể sử dụng cây xấu hổ để xông và tắm mỗi ngày.

Sử dụng các loại thảo dược phối hợp

Tuy những loại thuốc nam ở trên khá dễ thực hiện để giúp làm giảm tình trạng đau viêm đa khớp, nhưng hầu hết chỉ là bài thuốc truyền miệng và chưa có xác minh về tính an toàn, hiệu quả trên khoa học quá nhiều. Do đó, nếu lựa chọn phương pháp giúp hỗ trợ giảm đau, điều trị viêm đa khớp, người bệnh nên lựa chọn cẩn thận các loại dược liệu an toàn.

Một trong số những nhóm dược liệu đã được nghiên cứu tại bệnh viện về khả năng tác dụng, sự an toàn với viêm đa khớp có thể kể đến là Sói rừng, Hy thiêm, Nhũ hương, Bạch Thược,... Những loại thảo dược này khi phối hợp cùng với một số thành phần khác có thể giúp làm giảm được các triệu chứng viêm, đau, sưng của viêm đa khớp. Ngoài ra, sử dụng chúng cũng rất an toàn và lành tính. 

Đặc biệt là nghiên cứu thành phần hy thiêm cho thấy, các hoạt chất có trong thảo dược như alkaloid, daturosid, orientin, rientalid… đem lại tác dụng chống viêm giảm đau tại chỗ, bảo vệ màng bao khớp, giảm sưng khớp.

Sói rừng có tác dụng hỗ trợ giảm đau, sưng do viêm đa khớp gây ra

Sói rừng có tác dụng hỗ trợ giảm đau, sưng do viêm đa khớp gây ra

>>> XEM THÊM: Cách chữa viêm khớp bằng bài thuốc dân gian

Chế độ ăn uống dành cho người bị viêm đa khớp

Song song với các biện pháp trên, việc kết hợp chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học có tác động rất lớn đến hiệu quả điều trị viêm đa khớp. 

Bệnh viêm đa khớp nên ăn gì?

  • Các loại cá: Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá hồi,... có nhiều axit béo omega-3 được chứng minh là có tác dụng chống viêm mạnh, giúp giảm một số dấu hiệu liên quan đến bệnh viêm xương khớp.
  • Bông cải xanh: Chứa sulforaphane giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh viêm khớp. 
  • Quả mọng: Các loại quả như cam, dâu tây, mâm xôi, việt quất,... chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, quả mọng rất giàu quercetin và rutin, hai hợp chất thực vật mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
  • Cải bó xôi: Chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là kaempferol. Chất này đã được chứng minh là làm giảm tác động của tác nhân gây viêm liên quan đến bệnh viêm khớp.

Cải bó xôi là thực phẩm tốt cho người bị viêm đa khớp

Cải bó xôi là thực phẩm tốt cho người bị viêm đa khớp

Bệnh viêm đa khớp kiêng ăn gì?

  • Đường: Đường trong đồ uống như soda, trà ngọt, cà phê có hương vị và một số nước trái cây, có nhiều khả năng làm trầm trọng hơn tình trạng viêm, đau khớp.
  • Chất béo bão hòa: Thực phẩm giàu chất béo bão hòa như pizza và thịt đỏ có thể khiến tình trạng viêm đa khớp trở nên tồi tệ hơn.
  • Carbohydrate tinh chế: Carbohydrate tinh chế như bánh mì, khoai tây chiên thúc đẩy quá trình sản xuất chất oxy hóa, kích thích phản ứng viêm.

Một số lưu ý khác cho người viêm đa khớp

Người bị viêm đa khớp cần chú ý các vấn đề sau để việc điều trị đạt hiệu quả tối ưu và phòng ngừa bệnh đau tái phát: 

  • Tập thể dục vừa với thể trạng: Các bộ môn người viêm đa khớp có thể tham khảo đó là đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga,... giúp khớp linh hoạt, dẻo dai hơn.
  • Tránh lao động quá sức: Việc cố gắng thực hiện những động tác vượt quá khả năng sẽ làm tổn thương thêm các khớp.
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh: Bởi nếu các khớp bị nhiễm lạnh thì tình trạng đau nhức sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Phòng ngừa viêm đa khớp bằng cách nào?

Viêm đa khớp là bệnh còn nhiều khó khăn trong điều trị, tỷ lệ tái phát cao. Do đó, việc quan tâm đến các phương pháp phòng ngừa mắc bệnh là vô cùng cần thiết. Hãy lưu ý những điều sau để giảm nguy cơ mắc viêm đa khớp:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Vì cân nặng có tác động lớn đến cơ xương khớp. Trọng lượng cơ thể càng tăng càng tạo thêm áp lực lên khớp, đặc biệt là khớp đầu gối, khớp hông và khớp bàn chân. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc viêm đa khớp. 
  • Tránh lạm dụng rượu bia, chất kích thích: Đây đều là những tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nói chung và hệ xương khớp nói riêng.
  • Khám sức khỏe tổng quát định kỳ: Khoảng thời gian phù hợp là 3 - 6 tháng/lần, chúng ta nên đi khám để biết được sức khỏe tổng thể và có thể điều trị kịp thời ngay khi vừa phát hiện bệnh lý. 

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý xương khớp

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý xương khớp

Viêm đa khớp là bệnh lý có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Bởi vậy, nếu phát hiện những bất thường ở khớp xương, hãy thăm khám sớm nhất để phát hiện bệnh lý và tuân thủ phác đồ điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm bạn nhé. 

Trên đây là những thông tin chia sẻ và mang tính chất tham khảo liên quan đến bệnh viêm đa khớp. Nếu bạn cần tìm hiểu chi tiết, cụ thể hơn về bệnh lý cũng như các biện pháp giảm đau, phòng ngừa, vui lòng để lại bình luận bên dưới để được tư vấn.

Link tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17193307/

https://www.verywellhealth.com/what-is-polyarthritis-189659

https://www.medicalnewstoday.com/articles/320149#causes

https://www.healthline.com/health/arthritis/polyarthritis

https://kcb.vn/wp-content/uploads/2016/06/HD%C4%90T-C%C6%A1-X%C6%B0%C6%A1ng-Kh%E1%BB%9Bp.pdf

 

Dược sĩ Thu Thảo

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Hoang-Thap-Linh

Bình luận