Viêm khớp là gì?

Viêm khớp là khái niệm chung dùng để chỉ các rối loạn, viêm, sưng… làm ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như hoạt động của khớp. Khớp là điểm nối giữa hai hay nhiều xương (cổ tay, cổ chân, đầu gối…), cấu tạo gồm có: Sụn khớp, bao khớp, diện khớp, dây chằng, bao hoạt dịch. Nhờ vậy mà chúng có vai trò giúp cơ thể vận động một cách linh hoạt. 

Một người có thể bị viêm ở một hoặc nhiều khớp khác nhau (viêm đa khớp) nhưng đặc điểm chung là đều xuất hiện cảm giác đau cứng khớp. Theo thời gian, bệnh lý này thường trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị.

Bệnh lý viêm mô, xương khớp thường gặp ở người trên 65 tuổi, tuy nhiên, vẫn có nhiều thanh - thiếu niên mắc phải bệnh này. Phụ nữ cũng dễ bị bệnh lý này hơn nam giới, đặc biệt là những người thừa cân.

Viêm khớp thường xảy ra ở người lớn trên 65 tuổi nhiều hơn

Viêm khớp thường xảy ra ở người lớn trên 65 tuổi nhiều hơn

Các dạng viêm khớp thường gặp

Theo số liệu thống kê, hiện có hơn 100 loại viêm khớp khác nhau như: Viêm cột sống dính khớp, bệnh gút, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp ruột… Tuy nhiên, có 2 dạng phổ biến nhất đó là: Viêm xương khớp thoái hóa (Osteoarthritis) và viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis).

Viêm xương khớp thoái hóa

Đây là dạng viêm khớp phổ biến nhất tại Việt Nam. Tình trạng thoái hóa làm phá vỡ cấu trúc của sụn cũng như các mô cứng tại khớp. Lúc này, hai đầu xương ma sát với nhau gây viêm, đau, đặc biệt là tăng nguy cơ hình thành các gai xương.

Thông thường, bạn sẽ thấy cột sống, hông, đầu gối và bàn chân là những vị trí dễ bị thoái hóa nhất vì các khớp này phải gánh trọng lượng của cơ thể. Bên cạnh đó, tuổi cao, béo phì, lạm dụng khớp, chấn thương hoặc gia đình có người từng bị thoái hóa khớp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp dạng này.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp hình thành do hệ miễn dịch bị rối loạn nên đã nhầm lẫn và tấn công chính các khớp của cơ thể. Màng hoạt dịch khớp bị ảnh hưởng đầu tiên sau đó lan ra xung quanh, gây sưng đau và biến dạng khớp. Hậu quả là bệnh làm phá hủy cấu trúc xương và sụn. Bệnh lý viêm xương khớp này thường hay gặp ở độ tuổi từ 40–50. Người ta cũng nhận thấy, phụ nữ có khả năng mắc bệnh cao hơn đàn ông gấp 3 lần.

Viêm khớp dạng thấp sẽ khiến cho xương, sụn bị phá vỡ cấu trúc

Viêm khớp dạng thấp sẽ khiến cho xương, sụn bị phá vỡ cấu trúc

Nguyên nhân gây viêm khớp và đối tượng dễ mắc bệnh

Tùy thuộc vào loại viêm khớp sẽ có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Ví dụ như viêm xương khớp thường liên quan đến sự tổn thương, hao mòn của lớp sụn. Hoặc viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện do hệ thống miễn dịch tấn công ngược lại lớp niêm mạc của bao khớp. Tuy nhiên, nhìn chung có hai nhóm nguyên nhân gây bệnh chính đó là:

Nguyên nhân ngoài khớp

  • Rối loạn chuyển hóa (viêm khớp trong bệnh gút do tăng acid uric).
  • Rối loạn miễn dịch (viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ).
  • Yếu tố di truyền: Nếu gia đình bạn có người bị từng bị viêm khớp, bạn sẽ có khả năng bị bệnh này cao hơn.
  • Thực phẩm gây viêm (Ví dụ: Ăn nhiều thực phẩm giàu purin như hải sản, thịt đỏ có thể khiến bệnh gút thêm nặng).

Nguyên nhân tại khớp

  • Viêm sụn khớp, sụn khớp bị bào mòn…
  • Thoái hóa khớp.
  • Khớp bị tổn thương do va chạm mạnh (chấn thương), hoạt động nhiều…
  • Nhiễm trùng tại khớp.

Bệnh viêm khớp thường gặp phổ biến ở những đối tượng sau:

  • Người thừa cân, béo phì có cân nặng vượt quá mức không chỉ tạo áp lực khiến khớp dễ bị tổn thương mà còn làm tăng nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa, gây phản ứng viêm tại khớp.
  • Người phải đứng lên ngồi xuống nhiều lần dễ bị viêm khớp gối, hông.
  • Dân văn phòng sử dụng máy tính, chuột dễ bị viêm khớp cổ tay, ngón tay. Việc ngồi nhiều còn gây viêm cột sống dạng thoái hóa. 
  • Phụ nữ thường có khả năng bị viêm khớp thấp hơn so với đàn ông.

>>> XEM THÊM: Đau đầu gối khi co chân - Nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Triệu chứng của bệnh viêm khớp là gì?

Tùy thuộc vào từng dạng viêm khớp mà triệu chứng bệnh cũng sẽ không giống nhau. Chúng có thể tiến triển âm thầm hoặc xuất hiện đột ngột. Dưới đây là 4 biểu hiện viêm khớp đặc trưng:

  • Đau: Các cơn đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc xuất hiện theo đợt. Bạn có thể bị đau ở một hoặc nhiều vị trí khớp (khớp nào bị viêm sẽ thấy đau).
  • Sưng, nóng, đỏ: Khi bị viêm khớp, vùng da ngoài khớp đó sẽ sưng nóng, hơi đỏ, gây khó chịu.
  • Cứng khớp: Cứng khớp là triệu chứng điển hình của viêm khớp, xuất hiện nhiều sau khi thức dậy hoặc phải ngồi lái xe, làm việc lâu không thay đổi tư thế. Có trường hợp khác thì bị cứng khớp khi vận động, khớp sẽ phát ra âm thanh lạo xạo, lục cục. Lúc này, người bệnh sẽ khó cử động các khớp.
  • Các triệu chứng kèm theo khác: Phát ban hay ngứa, sút cân, khó thở, mệt mỏi, biến dạng khớp…

Nếu bạn bắt gặp một trong các triệu chứng trên, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám tình trạng cụ thể. Hạn chế tự ý sử dụng những loại thuốc không cần kê toa hay chỉ định, điều này có thể khiến tình trạng đau trở nên nặng và nguy hiểm hơn.

 Một số triệu chứng thường gặp của viêm khớp

Một số triệu chứng thường gặp của viêm khớp

>>> XEM THÊM: Đau khớp gối khi leo cầu thang - Cảnh báo về bệnh viêm khớp!

Bệnh viêm khớp có nguy hiểm không?

Phải đánh giá rằng, viêm khớp là bệnh lý nguy hiểm vì nó có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới vận động, tim mạch. Khi viêm mô, xương khớp trở nặng, người bệnh sẽ khó có thể hoạt động, đi lại, đứng lên hoặc ngồi thẳng đứng dễ dàng. Cụ thể những biến chứng nghiêm trọng hơn có thể gặp phải là:

Teo cơ, biến dạng khớp hoặc tàn phế

Viêm khớp thường đi kèm với cứng khớp nên người bệnh sẽ gặp khó khăn với các cử động như: Xoay, cầm nắm, đi lại… Điều này gây hạn chế vận động, mất khả năng lao động, thậm chí bại liệt. Không chỉ vậy, nếu để bệnh lâu ngày họ còn có thể bị biến dạng khớp, dính khớp, teo cơ…

Gặp vấn đề về tim mạch

Viêm khớp không chỉ gây biến chứng tại khớp mà còn tác động tiêu cực đến các cơ quan khác, đặc biệt là tim. Cụ thể, bệnh thấp khớp cấp gây tổn thương mạch máu tại tim, làm hẹp van tim, từ đó gia tăng nguy cơ tử vong.

Như vậy, hậu quả của chứng viêm khớp, viêm đa khớp là không thể lường trước được. Nó có thể gây liệt vận động, thậm chí tử vong nên bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán phát hiện sớm bệnh viêm khớp

Để chẩn đoán viêm khớp, ngoài việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ còn sử dụng các xét nghiệm, kỹ thuật hình ảnh để đưa ra kết quả chính xác. Đó là:

  • Xét nghiệm máu, dịch khớp: Kiểm tra các yếu tố viêm (bạch cầu, tốc độ máu lắng, CRP) và yếu tố miễn dịch (yếu tố thấp RF, anti CCP).
  • Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm khớp, chụp X-quang giúp phát hiện dịch trong khớp cũng như tổn thương mô mềm và sụn khớp, kiểm tra gai xương (nếu có). Chụp CT, MRI trong những trường hợp đau cột sống nghi viêm tủy xương. Xạ hình xương để đánh giá toàn bộ hệ thống xương, phát hiện sớm viêm khớp hay ung thư xương...

Bác sĩ có thể thực hiện chụp X-quang để chẩn đoán viêm khớp

Bác sĩ có thể thực hiện chụp X-quang để chẩn đoán viêm khớp

Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp

Mục tiêu điều trị viêm khớp đó là giảm đau, hồi phục lại hoạt động cho khớp đồng thời ngăn ngừa khớp biến dạng, hạn chế bệnh tái phát. Dưới đây là một số phương pháp thông dụng:

Viêm khớp uống thuốc gì?

Bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc sau để điều trị viêm xương khớp:

  • Thuốc giảm đau: Chủ yếu là paracetamol hoặc các thuốc phân theo cấp độ đau của WHO.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Vừa giúp giảm đau và giảm viêm khớp: Meloxicam, diclofenac, ibuprofen,...
  • Thuốc chống thoái hóa: Glucosamin nhưng cho tác dụng chậm.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Prednisone hoặc cortisone dùng trong bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp.
  • Thuốc từ thảo dược ngăn truyền tín hiệu đau: Menthol (bạc hà) hoặc kem capsaicin (ớt).

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn về cách dùng Methylprednisolone an toàn, hiệu quả

Vật lý trị liệu và phẫu thuật chữa viêm khớp

Phẫu thuật thay thế khớp hông và đầu gối bằng khớp nhân tạo khi các khớp này bị tổn thương nghiêm trọng. Với trường hợp các khớp ngón tay hay cổ tay bị viêm nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiến hành hợp nhất khớp. 

Tập vận động khớp: Một số bài tập vận động tại khớp có thể giúp cải thiện tình trạng dính khớp hay cứng khớp, từ đó giảm viêm đau. Tuy nhiên, với trường hợp viêm khớp cấp thì nên hạn chế cử động, các bài tập chỉ được tiến hành khi cơn viêm cấp qua đi. 

Nhiệt trị liệu: Viêm khớp cấp thì dùng nhiệt lạnh để giảm sưng đau tạm thời. Sau đó, dùng nhiệt nóng để tăng cường nuôi dưỡng cho khớp.

Siêu âm trị liệu: Phương pháp này cũng giúp giảm đau hiệu quả.

Dùng thảo dược chữa viêm khớp

Bên cạnh các phương pháp thông thường, hiện nay, xu hướng dùng một số thảo dược để trị viêm khớp đang ngày một phổ biến. Các cây thuốc như: Hy thiêm, sói rừng, bạch thược, nhũ hương,... được đánh giá là có công dụng giảm đau, chống viêm, từ đó giúp tăng cường vận động khớp. Không chỉ vậy, chúng còn cung cấp dưỡng chất cho sụn khớp, điều hòa miễn dịch, chống tự miễn nên có thể hạn chế các biến chứng của viêm khớp, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Hoạt động ức chế miễn dịch của chiết xuất ethanol từ hy thiêm đã được nghiên cứu trên các phản ứng miễn dịch. Kết quả cho thấy, chiết xuất ethanol của hy thiêm là thành phần mang đến tiềm năng có thể phát triển thành chất ức chế miễn dịch. Đặc biệt, tác dụng của sản phẩm chứa các thảo dược trên còn được nghiên cứu tại bệnh viện lớn và cho hiệu quả giảm sưng, đau, viêm rất tích cực.

Cây hy thiêm có tác dụng tốt trong hỗ trợ giảm đau viêm khớp

Cây hy thiêm có tác dụng tốt trong hỗ trợ giảm đau viêm khớp

Ngoài ra, người bị viêm khớp nên kết hợp chế độ ăn uống phù hợp để giảm thiểu các cơn đau, ngăn ngừa được biến chứng viêm khớp. Một số thực phẩm gây viêm cần được hạn chế trong khẩu phần ăn của người bệnh bao gồm:

  • Thực phẩm chứa nhiều phospho (gan động vật, khoai tây chiên, xúc xích, lạp xưởng,…) gây mất cân bằng canxi, tăng nguy cơ loãng xương, thoái hóa khớp.
  • Đường và thực phẩm chứa đường do chúng giải phóng cytokine gây viêm.
  • Thịt đỏ chứa hàm lượng đạm và acid béo bão hòa cao sẽ thúc đẩy sự tạo thành acid uric trong máu, gây bệnh gút - một dạng của viêm khớp.

>>> Xem thêm: Chữa viêm khớp bằng bài thuốc dân gian an toàn, hiệu quả!

Hy vọng với những thông tin trên, quý độc giả sẽ có cái nhìn tổng quan về bệnh viêm khớp. Khi biết rõ được nguyên nhân, triệu chứng của bệnh thì việc điều trị cũng trở nên đơn giản hơn.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc, vấn đề nào liên quan đến viêm khớp, hãy liên hệ tới hotline 024. 38461530 – 028. 62647169 để được hỗ trợ tư vấn.

Link tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17193307/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/arthritis/symptoms-causes/syc-20350772

https://www.nhs.uk/conditions/arthritis/

https://www.healthline.com/health/arthritis#diagnosis

https://www.versusarthritis.org/about-arthritis/conditions/arthritis/ 

 

Bình luận