Xem thường cơn đau khớp thường xuyên có thể khiến bạn bị tàn phế
Đau khớp là tình trạng như thế nào?
Đau khớp là tình trạng thường gặp, một hoặc nhiều khớp đau đớn với mức độ khác nhau như đau âm ỉ, đau dữ dội. Đau khớp có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là khớp đầu gối, vai và hông.
Đặc biệt nếu kèm theo viêm nhiễm thì tình trạng đau nhức sẽ thường xuất hiện về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết. Ngoài triệu chứng đau nhức, khớp bị ảnh hưởng có thể xuất hiện tình trạng sưng, nóng, đỏ.
Đau khớp gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh
Nguyên nhân gây đau nhức khớp xương
Đau khớp thường gặp nhiều hơn ở người cao tuổi. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này:
Nguyên nhân gây đau từ các bệnh lý xương khớp
Đau khớp có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý xương khớp nguy hiểm khác. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đau khớp là bệnh viêm khớp. Có 2 dạng viêm khớp chính là viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA):
- Viêm khớp thường gặp ở người trên 40 tuổi. Bệnh tiến triển chậm và có xu hướng ảnh hưởng đến các khớp thường được sử dụng như cổ tay, bàn tay, hông, gối.
- Viêm khớp dạng thấp thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bệnh có xu hướng xuất hiện ở các khớp nhỏ và nhỡ như ngón chân, ngón tay, khuỷu tay, cổ tay gây đau, viêm và tích tụ chất lỏng.
Ngoài ra, đau khớp còn là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác như: Viêm bao hoạt dịch, Bệnh gout, Viêm gân, Thoái hóa khớp, Viêm khớp vảy nến, Nhiễm trùng xương khớp, Đau cơ xơ hóa, Loãng xương, Lao xương khớp.
Nguyên nhân từ bệnh lý khác
Ngoài các bệnh lý xương khớp, một số bệnh lý khác xảy ra với cơ thể cũng có thể dẫn tới tình trạng đau khớp như: Lupus ban đỏ, Bệnh máu khó đông, Các bệnh nhiễm trùng, Ung thư, Trật khớp lặp đi lặp lại.
Yếu tố nguy cơ
Bên cạnh nguyên nhân bệnh lý, đau khớp có thể xuất hiện nếu bạn có các yếu tố nguy cơ sau:
- Tiền sử gia đình: Một số bệnh lý viêm khớp có liên quan đến yếu tố gia đình. Vì vậy, bạn có nhiều khả năng bị viêm khớp nếu cha mẹ hoặc anh chị em của bạn mắc chứng bệnh này.
- Tuổi tác: Nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp bao gồm viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, gout tăng lên theo tuổi tác.
- Từng bị tổn thương khớp trước đây: Những người bị chấn thương ở khớp trong khi chơi thể thao hoặc lao động sẽ có nhiều khả năng bị đau khớp thường xuyên hơn.
- Béo phì: Cân nặng quá mức gây áp lực cho các khớp, đặc biệt là khớp đầu gối, hông và cột sống. Do đó, những người bị béo phì sẽ có nguy cơ bị đau khớp cao hơn bình thường.
- Tính chất công việc: Người làm các công việc thường xuyên phải vận động lặp đi lặp lại một khớp, bê vác nặng hoặc ngồi nhiều, ít vận động sẽ dễ bị chứng đau khớp hơn.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau khớp
>>> XEM THÊM: Vì sao bị đau khớp ngón tay cái?
Đau khớp kéo dài nguy hiểm như thế nào?
Những cơn đau khớp ban đầu thường bị người bệnh bỏ qua và không quan tâm vào việc thăm khám, điều trị. Khi tình trạng đau nhức tái phát nhiều lần và chuyển qua đau nhức dữ dội, người bệnh mới bắt đầu để ý.
Chính vì nguyên nhân đó đã gây ra các biến chứng nguy hiểm khi bị đau khớp kéo dài. Thực tế, đau khớp dù do bất cứ nguyên nhân nào cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống tinh thần và sức khỏe người bệnh. Cụ thể, người bệnh sẽ gặp một số biến chứng như sau:
Suy sụp tinh thần, tăng nguy cơ mắc trầm cảm
Thực tế, các cơn đau khớp ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần. Một nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ này, kết quả cho thấy hơn 40% những người tham gia gặp phải tình trạng lo lắng, trầm cảm do đau khớp.
Tổn thương về tim mạch
Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch là một trong những biến chứng thường gặp của nhiều bệnh lý xương khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp. Người mắc có nguy cơ bị tổn thương van tim, ảnh hưởng đến tính mạng.
Teo cơ, dính khớp, biến dạng khớp, bại liệt, tàn phế suốt đời
Đau khớp khiến người bệnh vận động khó khăn, lâu ngày có thể dẫn đến cứng khớp. Tình trạng này kéo dài gây teo cơ, dính khớp. Đặc biệt, nếu do nguyên nhân bệnh lý, người mắc có thể gặp các biến chứng nặng nề hơn như bại liệt, tàn phế, mất khả năng lao động.
Đau khớp kéo dài nếu không chữa trị có thể dẫn đến teo cơ
Khi nào người bị đau khớp cần đi khám?
Trong điều kiện tốt nhất, người bệnh nên đi khám ngay cả khi mới khởi phát những cơn đau khớp nhẹ và không thường xuyên. Ở mức cảnh báo cao hơn, nếu gặp một trong các dấu hiệu, triệu chứng đi kèm sau, người bệnh cần ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán bệnh lý:
- Khi xung quanh khớp bị sưng, đỏ, mềm hoặc nóng.
- Cơn đau khớp kéo dài trong 3 ngày liên tục hoặc hơn.
- Sốt, ngoại trừ nguyên nhân do bệnh cúm.
Đặc biệt, người bị đau khớp có thể phải cấp cứu nếu xuất hiện những yếu tố sau:
- Bị chấn thương nghiêm trọng.
- Khớp bị biến dạng.
- Khớp bị sưng đột ngột.
- Khớp bị bất động hoàn toàn.
- Đau khớp dữ dội.
Điều trị đau khớp như thế nào?
Để điều trị tình trạng đau khớp hiệu quả, người mắc cần thăm khám xác định nguyên nhân. Trong đó, việc giảm đau giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu là rất cần thiết, nên được thực hiện sớm.
Tùy vào nguyên nhân, mức độ và khả năng đáp ứng điều trị của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau:
Phương pháp điều trị bằng thuốc
Hầu hết các trường hợp bị đau khớp được áp dụng phương pháp này. Các thuốc sử dụng trong mỗi giai đoạn bệnh là khác nhau. Một số thuốc phổ biến bao gồm:
- Thuốc uống
Các loại thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen, tramadol,... hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) bao gồm ibuprofen, naproxen,... dưới dạng uống có thể được sử dụng. Lưu ý thuốc có thể gây hại gan, thận, dạ dày nếu dùng thường xuyên.
- Thuốc bôi
Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số gel bôi có thành phần methyl salicylate, diclofenac,... để giảm triệu chứng đau nhức. Việc dùng thuốc qua đường bôi có thể hạn chế tác dụng phụ trên gan, thận.
- Thuốc tiêm
Đối với những người không đáp ứng với thuốc uống hoặc thuốc bôi, bác sĩ có thể chỉ định thuốc tiêm. Tiêm thuốc steroid kết hợp với thuốc gây tê cục bộ trực tiếp vào khớp có thể được thực hiện 3 - 4 tháng/lần. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu của chính người bệnh vào khớp bị đau giúp chống viêm và điều hòa miễn dịch.
Điều trị đau khớp bằng nhiều loại thuốc khác nhau
>>> XEM THÊM: Hướng dẫn về cách dùng Methylprednisolone an toàn, hiệu quả
Phương pháp điều trị không dùng thuốc
Trong một số trường hợp tình trạng đau tiến triển mạnh hơn, bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc kết hợp kèm các liệu pháp vật lý trị liệu. Những liệu pháp này có thể bao gồm như:
- Sử dụng sóng ngắn trị liệu.
- Siêu âm trị liệu.
- Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt.
- Thực hiện các bài tập vận động khớp gối.
- Kích thích các dây thần kinh bằng điện và các thao tác massage.
- Liệu pháp nhiệt lạnh.
Khi điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu không cho hiệu quả, hoặc người bệnh bị đau dữ dội không thể vận động hoặc làm việc được, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật thay khớp, tạo hình xương hoặc cố định khớp tránh tổn thương thêm. Tuy nhiên, quá trình phẫu thuật cũng có thể xảy ra một số rủi ro như nhiễm trùng, xuất huyết, thay khớp thất bại, các dây thần kinh xung quanh bị tổn thương,...
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị tây y, người bị đau khớp cần thực hiện lối sống khoa học để nâng cao hiệu quả cải thiện bệnh và phòng ngừa tái phát. Cụ thể hãy quan tâm đến những vấn đề sau:
- Vận động thường xuyên, vừa sức giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, giúp khớp dẻo dai, linh hoạt hơn.
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ xương khớp như cá hồi, rau cải bina, bưởi, đu đủ,... Kiêng những thực phẩm gây hại như thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh,...
- Duy trì cân nặng hợp lý giúp hạn chế gánh nặng cho khớp xương.
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi khoa học, không lao động quá sức.
- Tránh để cơ thể nhiễm lạnh khi thay đổi thời tiết.
Vận động nhẹ nhàng thường xuyên có thể giúp giảm đau khớp
Sử dụng theo các loại thảo dược hỗ trợ trị đau khớp
Nhiều người lo sợ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc tây nên mong muốn tìm kiếm giải pháp cải thiện tình trạng đau khớp từ thảo dược an toàn, hiệu quả. Thực tế, từ xa xưa đã có rất nhiều loại cây thuốc nam giúp phục hồi tình trạng đau nhức, sưng viêm tại khớp xương được lưu truyền trong dân gian. Dưới đây là một số thảo dược thông dụng:
Dây đau xương
Dây đau xương là vị thuốc lợi gân cốt, thư cân hoạt lạc, giúp lưu thông, bồi bổ khí huyết ở xương khớp, qua đó giúp giảm đau khớp, phòng ngừa tái phát, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Cách làm: Lấy dây đau xương giã nhỏ, trộn với ít nước đắp lên chỗ đau nhức. Thái nhỏ thân dây đau xương, sao vàng ngâm rượu với tỷ lệ 1/5. Ngày uống 3 lần, mỗi lần một cốc nhỏ.
Ngải cứu
Ngải cứu chứa nhiều hoạt chất sinh học và hàm lượng lớn tinh dầu giúp làm giảm cơn đau khớp do viêm nhiễm. Bên cạnh đó, thảo dược này còn có sự góp mặt của flavonoid - hoạt chất giúp chống viêm, giảm đau rất tốt.
Cách làm: Rửa sạch lá ngải cứu để cho ráo nước. Cho ngải cứu lên chảo rang với muối ở lửa nhỏ đến khi chuyển màu. Dùng hỗn hợp này bọc trong tấm vải mỏng rồi chườm vùng khớp đau.
Sói rừng
Sói rừng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là hệ xương khớp. Thảo dược này có tác dụng giảm viêm, thải độc trong cơ thể rất phù hợp với người bệnh bị đau khớp.
Cách làm: 10 - 15g cây sói rừng mang đi sắc với nửa rượu nửa nước. Dùng nước sắc chia ra uống trong ngày.
Hy thiêm
Cây hy thiêm chứa các chất có tác dụng chống viêm và giãn cơ rất tốt. Thảo dược được sử dụng để điều trị cho người bị bệnh về xương khớp như gout, viêm khớp, thoái hóa cột sống, đau lưng mỏi vai gáy và gối. Nghiên cứu cho thấy, các thành phần chính như alkaloid, daturosid, orientin, rientalid… trong hy thiêm đem lại tác dụng chống viêm giảm đau tại chỗ, bảo vệ màng bao khớp, giảm sưng khớp.
Cách làm: Chuẩn bị hy thiêm sắc với nước cho cô lại thành cao, sau đó thêm đường đen vào khuấy đều. Mỗi lần uống, lấy một ít cao pha với nước như trà.
Bài thuốc từ cây hy thiêm giúp cải thiện đau khớp
Do đó, người bệnh có thể tham khảo thêm bài thuốc kết hợp giữa các loại thảo dược với nhau. Ví dụ như bài thuốc gồm cao sói rừng, nhũ hương, cao bạch thược, cao hy thiêm để cải thiện cơn đau khớp, tăng cường vận động, hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp. Đặc biệt phương pháp này đảm bảo tính an toàn ngay cả khi sử dụng kéo dài. Sản phẩm chứa các thảo dược trên đã được nghiên cứu tại bệnh viện lớn cho hiệu quả giảm đau, sưng, viêm cao hơn gấp 1,5 lần so với nhóm không sử dụng.
Tạm kết
Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng đau khớp mà cả người đã mắc bệnh hay chưa đều nên nắm rõ. Đừng chủ quan khi cơn đau khớp “ghé thăm”, hãy chia sẻ bằng cách gọi ngay đến tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ sớm nhất tránh biến chứng nguy hiểm bạn nhé!
Link tham khảo:
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17193307/
https://www.healthline.com/health/joint-pain#causes
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/arthritis/symptoms-causes/syc-20350772
Bình luận