2 giai đoạn của viêm khớp dạng thấp và cách điều trị
Các giai đoạn của bệnh viêm khớp dạng thấp
Giai đoạn khởi phát: Bệnh thường khởi phát từ từ, tăng dần, chỉ khoảng 10-15% bệnh bắt đầu đột ngột và cấp tính. Trước khi có triệu chứng của khớp, bệnh nhân có thể xuất hiện biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, ra nhiều mồ hôi, tê các đầu chi. Giai đoạn này kéo dài vài tuần đến vài tháng rồi chuyển sang giai đoạn toàn phát.
Giai đoạn toàn phát: Thường xuất hiện viêm đau nhiều khớp (nên còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp). Trong đó hay gặp nhất là các khớp cổ tay, khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón, khớp gối, khớp cổ chân, khớp ngón chân, khớp khuỷu. Các khớp ít gặp như: khớp háng, cột sống, khớp vai, khớp ức đòn, nếu có viêm các khớp này cũng thường là ở giai đoạn muộn.
Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt hàng ngày
Nếu không kịp thời điều trị thì bệnh sẽ gây biến dạng khớp và mô xung quanh khớp, từ đó làm mất chức năng khớp. Sau 10 năm bị bệnh, có khoảng 10 - 15% số người bệnh tàn phế, không thể tự sinh hoạt mà phải nhờ đến sự trợ giúp của người khác. Ngoài việc gây biến dạng khớp, bệnh viêm khớp dạng thấp còn gây ra biến chứng trên các cơ quan khác của cơ thể như tim, gan, thận… nên viêm khớp dạng thấp được xem là bệnh toàn thân, và đôi khi được xem là bệnh thấp khớp. Bệnh nhân có thể không thấy biểu hiện triệu chứng gì trong thời gian dài. Tuy nhiên, viêm khớp dạng thấp là một bệnh tăng tiến không ngừng, có khả năng hủy hoại khớp xương và gây tàn tật.
Điều trị viêm khớp dạng thấp như thế nào?
Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính kéo dài hàng chục năm, đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục có khi đến hết cả đời. Hiện nay, viêm khớp dạng thấp cũng có nhiều phương pháp điều trị: Tây y thì dùng thuốc chống viêm, giảm đau, tăng cường dinh dưỡng cho khớp; Đông y thì dùng các loại thuốc có tác dụng khu phong trừ thấp, tán hàn thanh nhiệt, bổ gan thận, khí huyết hoặc liệu pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bớp, ngâm rượu thuốc… song đôi khi cần phải kết hợp với phẫu thuật trong một số trường hợp có biến dạng khớp nặng.
Nhờ vận dụng bài thuốc dân gian vào y học hiện đại, sản phẩm có thành phần chính là hy thiêm đã ra đời. Sản phẩm này đem lại tác dụng chống viêm, giảm đau khớp. Sản phẩm còn có sự kết hợp của nhiều dược liệu khác như: sói rừng, bạch thược,... giúp tăng cường vận động khớp, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn viêm khớp dạng thấp tái phát. Sản phẩm này cũng đã được nghiên cứu tại bệnh viện E (Hà Nội) và cho kết quả tốt trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
Phát hiện sớm viêm khớp dạng thấp và áp dụng biện pháp điều trị kịp thời bằng việc sử dụng thường xuyên sản phẩm có thành phần chính từ hy thiêm sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ bạn bị căn bệnh này đeo bám, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ.
Bình luận