Loạn khuẩn đường ruột là gì? Có nguy hiểm không?

Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng xảy ra khi có một tác động xấu làm gia tăng các hại khuẩn hoặc triệt tiêu các lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Điều này sẽ làm mất cân bằng cốt lõi trong mối quan hệ giữa các vi sinh vật đường ruột, hệ thống miễn dịch của con người (vật chủ).

Có từ 10 đến 100 nghìn tỷ tế bào vi sinh vật trong cơ thể con người được tạo ra từ 500 đến 1000 loài khác nhau. Hầu hết trong số này là lợi khuẩn (85%) và không gây ra các tác hại, bệnh lý cho cơ thể con người. Các lợi khuẩn giúp cơ thể hấp thụ tốt các chất xơ, cân bằng nội tiết tố và duy trì nhu động ruột khỏe mạnh. Tỷ lệ lợi khuẩn/hại khuẩn cân bằng là 85% và 15%. Khi tỷ lệ lợi khuẩn ít hơn thì loạn khuẩn đường ruột sẽ xảy ra.

Loạn khuẩn đường ruột nếu không được phát hiện và điều trị sớm, vẫn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là ở trẻ em. Bên cạnh việc khiến người bệnh mệt mỏi và suy nhược cơ thể, một số nguy cơ tiềm ẩn của loạn khuẩn đường ruột gồm có:

  • Rối loạn dị ứng.
  • Ung thư ruột kết, ung thư trực tràng.
  • Viêm loét đại tràng.
  • Đau dạ dày.
  • Bệnh tim hoặc suy tim.
  • Mất trí nhớ khởi phát muộn.

loan-khuan-duong-ruot-co-the-gay-ra-nhieu-bien-chung-nguy-hiem.webp

Loạn khuẩn đường ruột có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Dấu hiệu, triệu chứng của loạn khuẩn đường ruột

Loạn khuẩn đường ruột gây ra những triệu chứng làm người bệnh mệt mỏi và bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Một số triệu chứng bao gồm: 

  • Bệnh nhân thường xuyên đầy hơi, chướng bụng, căng tức, khó chịu, đau bụng hoặc đau bụng dữ dội do thức ăn bị tiêu hóa chậm và giữ trong ruột lâu hơn
  • Đi ngoài liên tục từ 7-10 lần một ngày, đối với những trường hợp nặng, đi từ 20-30 lần/ngày.
  • Phân lỏng, có bọt, phân sống, phân ra ngoài kèm theo dịch nhầy, thậm chí có máu.
  • Mất nước, hôi miệng, mất điện giải, mệt mỏi, suy nhược, đau cơ, chóng mặt và buồn nôn.

Nguyên nhân gây loạn khuẩn đường ruột

Có nhiều nguyên nhân gây ra loạn khuẩn đường ruột, các yếu tố này có thể là yếu tố khách quan hoặc chủ quan. Trong bài viết này, nguyên nhân loạn khuẩn đường ruột của 3 nhóm đối tượng chính là:

Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ sơ sinh

Sức đề kháng yếu của trẻ sơ sinh cũng là cơ hội để các vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào hệ tiêu hóa non nớt của bé. Bên cạnh đó, khi trẻ bú bằng sữa công thức thay cho sữa mẹ có xu hướng bị nhiễm nhiều hơn khuẩn E.coli và Clostridia (gây bệnh). Một vài yếu tố khác có thể kể đến như:

  • Sử dụng nhiều kháng sinh đối với trẻ sơ sinh dẫn đến rối loạn vi khuẩn và ảnh hưởng xấu tới sự đa dạng và ổn định của hệ vi sinh đường ruột. Thuốc kháng sinh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh miễn dịch, viêm nhiễm như viêm ruột, hen suyễn, dị ứng, tiểu đường tuýp 1 và 2, béo phì. Trẻ sơ sinh sử dụng nhiều kháng sinh có nguy cơ kháng thuốc nhiều hơn.
  • Thay đổi thời tiết: Thay đổi thời tiết thất thường cũng là nguyên nhân làm cho trẻ sơ sinh dễ mắc loạn khuẩn đường ruột do đề kháng còn yếu.
  • Bên cạnh đó, một số các yếu tố khác được kể đến như: Ăn thức ăn của người lớn, nhiễm trùng đường ruột, thiếu men tiêu hoá di truyền làm cho trẻ nhiễm khuẩn đường ruột từ sớm.

Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em

Do còn đang trong độ tuổi ham chơi và hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, hệ tiêu hóa của trẻ rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Một số nguyên nhân chính gây loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em gồm có:

  • Sử dụng kháng sinh điều trị trong thời gian dài.
  • Trẻ suy dinh dưỡng, còi xương.
  • Thay đổi môi trường làm cho trẻ mệt mỏi, biếng ăn.
  • Pha sữa cho trẻ không đúng cách. Sữa pha xong không bảo quản kỹ và để trong một thời gian dài.
  • Trẻ vệ sinh răng miệng kém, làm cho vi khuẩn có cơ hội trú ngụ trong miệng.

loan-khuan-duong-ruot-o-tre-khien-cha-me-lo-lang.webp

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ khiến cha mẹ lo lắng

>>> XEM THÊM: BÉ BIẾNG ĂN QUÁ phải làm sao? - Mách mẹ 5 bí quyết giúp bé ăn ngon miệng

Nguyên nhân gây bệnh ở người lớn

Bên cạnh việc lạm dụng kháng sinh và có chế độ ăn không lành mạnh, căng thẳng kéo dài cũng là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến loạn khuẩn đường ruột ở người lớn. Căng thẳng kéo dài làm giảm lượng máu tới ruột, giảm sản xuất acid từ dạ dày và làm chậm các cơ co thắt nhu động ruột. Khi tiêu hoá chậm trong thời gian dài, nó sẽ gây ra loạn khuẩn đường ruột.

Cách điều trị và phòng tránh loạn khuẩn đường ruột

Để điều trị loạn khuẩn đường ruột, bác sĩ thường sẽ hướng dẫn cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc kiểm soát vi khuẩn, các loại cốm vi sinh bổ sung vi khuẩn có lợi và thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày. Cụ thể như sau.

Sử dụng thuốc kiểm soát vi khuẩn có hại

Để điều trị loạn khuẩn đường ruột, bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc giúp kiểm soát, ức chế vi khuẩn. Ví dụ như:

  • Ciprofloxacin: Một loại thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường ruột do rối loạn sinh học.
  • Rifaximin (Xifaxan): Kháng sinh điều trị các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích - một tình trạng phổ biến liên quan đến chứng loạn khuẩn đường ruột.
  • Co- trimoxazole (Septrin): Kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường ruột và tiết niệu

Hãy thận trọng khi dùng kháng sinh, không dùng kháng sinh quá 5 đến 7 ngày. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số khác giúp điều trị các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, tiêu chảy kéo dài như Simethicone, Siliga, Maalox Plus, Berberin,...

Sử dụng thêm cốm vi sinh bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ 

Bên cạnh việc kiểm soát vi khuẩn có hại phát triển, người bệnh có thể được hướng dẫn sử dụng thêm các loại men vi sinh hoặc cốm vi sinh có chứa lợi khuẩn. Đặc biệt là dòng lợi khuẩn Bacillus Subtilis

Bacillus Subtilis.là một lợi khuẩn có vai trò lớn trong việc giữ ổn định cân bằng vi khuẩn đường ruột; giúp cải thiện khả năng tiêu hóa và tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng; cạnh tranh và ức chế tốt với các vi khuẩn gây hại khác. 

Đây là những lợi khuẩn có ích, giúp tăng cường được hệ vi sinh đường ruột, ức chế sự phát triển của nhóm vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, sử dụng phối hợp một số loại thảo dược như Cao bạch truật, Sơn tra, Hoài sơn,... có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, bổ tỳ giúp cải thiện chứng đầy bụng, ợ chua, kém tiêu, đi ngoài phân lỏng, kích thích tiêu hoá, ăn ngon,..

Bên cạnh đó, một nghiên cứu vào năm 2015 tại Pháp khi chứng minh lợi ích của chủng lợi khuẩn Bacillus subtilis cho thấy việc bổ sung chủng lợi khuẩn này sẽ giúp kích thích và nâng cao phản ứng miễn dịch hiệu quả.

bacillus-subtilis-loi-khuan-giup-cai-thien-loan-khuan-duong-ruot.webp

Bacillus subtilis - lợi khuẩn giúp cải thiện loạn khuẩn đường ruột

Chế độ chăm sóc phòng tránh loạn khuẩn đường ruột

Trong chế độ chăm sóc cho người bệnh bị loạn khuẩn đường ruột, cần lưu ý đến dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày. Yếu tố này có thể đẩy nhanh được kết quả điều trị, phòng tránh loạn khuẩn đường ruột tái phát.

Chế độ ăn uống

Với chế độ ăn uống, đặc biệt cho trẻ em bị loạn khuẩn đường ruột, cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Cho trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu, nếu trẻ bắt buộc phải uống sữa ngoài, hãy chọn sữa không có lactose, cho trẻ sơ sinh ăn đồ ăn dạng lỏng.
  • Đa dạng các thực phẩm giàu chất xơ như nhóm rau cải (cải xanh, súp lơ, bắp cải,..) nhóm rau lá xanh (cải xoăn, rau muống, rau ngót,..) rau màu đỏ và cam (ớt chuông, cà rốt, cà chua,..)
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ cay nóng, đồ khó tiêu, không uống quá nhiều nước có ga.
  • Không ăn đồ ăn chế biến sẵn không có nguồn gốc.
  • Ăn đủ 4 nhóm chất, lựa chọn nguyên liệu tươi sạch, ăn chín uống sôi
  • Tránh các yếu tố gây kích thích đường ruột như rượu bia, thuốc lá, cà phê.
  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch như vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6,...) vitamin C, vitamin D, kẽm, calci,...

Ngoài ra, có thể bổ sung thêm các thực phẩm có thành phần là các men vi sinh có lợi cho đường ruột giúp dễ tiêu và ổn định đường ruột như các loại sữa chua uống, sữa chua.

Chế độ sinh hoạt

Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày cần lưu ý thêm:

  • Rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng hoặc dung dịch diệt khuẩn.
  • Khử trùng đồ chơi, không để trẻ cho đồ chơi vào mồm.
  • Không cho trẻ ăn dặm sớm, pha sữa cho trẻ không nên để quá 1 tiếng.
  • Thể dục thể thao thường xuyên, tránh thức khuya, làm việc quá sức.
  • Khám định kỳ hàng năm và không lạm dụng kháng sinh quá nhiều.

tiet-trung-nhung-do-choi-cua-be-de-tranh-vi-khuan-xam-nhap.webp

Tiệt trùng những đồ chơi của bé để tránh vi khuẩn xâm nhập

Trên đây là toàn bộ thông tin về loạn khuẩn đường ruột. Hy vọng  rằng người bệnh đã có những kiến thức bổ ích để xác định được nguyên nhân, biểu hiện bệnh và cách điều trị hiệu quả, tránh bị loạn khuẩn đường ruột và tái phát nhiều lần. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh loạn khuẩn đường ruột, vui lòng để lại thông tin liên hệ để được tư vấn hỗ trợ.

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/digestive-disorders/what-is-dysbiosis

https://www.healthline.com/health/digestive-health/dysbiosis#diagnosis

https://nourzibdeh.com/gut-dysbiosis/

 

Dược sĩ Đoàn Xuân

box-bbg.webp

Bình luận