Cứng khớp là tình trạng như thế nào?

Cứng khớp là tình trạng các khớp vận động khó khăn, người bệnh khó thực hiện các động tác như co gấp khớp gối, cầm nắm khớp bàn tay, ngón tay, cúi người, xoay cổ,...

Tình trạng cứng khớp có thể diễn ra nhẹ và ảnh hưởng đến khả năng vận động trong khoảng thời gian ngắn vào mỗi buổi sáng hoặc sau khi ngồi trong thời gian dài. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bị cứng khớp kèm mệt mỏi, đau đớn kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh cần lưu ý để có biện pháp xử lý kịp thời. 

Một số kiểu cứng khớp thường gặp

Hầu hết các khớp vận động đều có thể bị cứng khớp. Trong đó, phổ biến nhất là các khớp sau: 

  • Cứng khớp gối: Là tình trạng đầu gối bị xơ dính, co cứng, người bệnh không thể duỗi thẳng như thông thường mà bị gập cứng, gây khó khăn trong việc đứng lên, ngồi xuống và đi lại.
  • Cứng khớp ngón tay: Thường xuất hiện nhiều ở độ tuổi trung niên, nữ giới chiếm tỷ lệ đa số với biểu hiện tê cứng, sưng, đau nhức các khớp ngón tay vào mỗi buổi sáng. Tình trạng này thường xuất hiện ở bên tay thuận, tay vận động nhiều.

Cứng khớp khiến người bệnh vận động khó khăn

Cứng khớp khiến người bệnh vận động khó khăn

>>> XEM THÊM: Chân tay sưng có thể là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp!

Nguyên nhân gây cứng khớp là gì?

Quá trình lão hóa theo thời gian của cơ thể là một trong những nguyên nhân phổ biến gây cứng khớp. Ở độ tuổi càng cao, lượng dịch trong ổ khớp càng giảm, lâu dần dẫn đến triệu chứng khô, cứng khớp. 

Ngoài ra, cứng khớp có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Ví dụ như: 

  • Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân phổ biến nhất gây cứng khớp là viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công lớp niêm mạc của khớp gây viêm, đau và cứng khớp. Bệnh ảnh hưởng đến hơn 1,5 triệu người Mỹ. Viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện ở độ tuổi từ 30 - 60.
  • Thoái hóa khớp: Thường gặp ở người trên 65 tuổi và ảnh hưởng đến gần 27 triệu người Mỹ. Bệnh là kết quả của sự hao mòn các khớp xương theo thời gian. Sụn, mô mỏng không còn khả năng bảo vệ xương dẫn đến các triệu chứng khô, cứng khớp. 
  • Lupus: Là bệnh tự miễn khiến hệ thống miễn dịch cơ thể tấn công các mô khỏe mạnh, trong đó có cơ xương khớp. Khi bị lupus, người mắc có thể xuất hiện các triệu chứng bao gồm khớp bị sưng tấy, cứng, đau đớn,...
  • Viêm bao hoạt dịch: Là tình trạng viêm các túi nhỏ chứa chất lỏng có tác dụng đệm cho xương, dây chằng và cơ trong khớp. Tình trạng này gây cứng và đau ở khớp bị ảnh hưởng.
  • Đau cơ xơ hóa: Là tình trạng mạn tính làm người bệnh đau khắp cơ thể, khiến quá trình vận động các khớp trở nên khó khăn. 
  • Bệnh gút: Gây ra các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội và cứng khớp trong đợt cấp của bệnh. Bệnh gút có thể xảy ra ở bất cứ khớp nào nhưng thường gặp nhất là ở khớp ngón chân. 
  • Ung thư xương: Ung thư xương hiếm khi xảy ra nhưng là một bệnh lý có thể gây nên tình trạng đau và cứng khớp. Ngoài ra, người bệnh có thể bị sưng, nóng, đỏ các khu vực gần xương.

Cứng khớp có thể là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp

Cứng khớp có thể là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp

Phương pháp chẩn đoán cứng khớp

Để chẩn đoán cứng khớp, bác sĩ có thể dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán khác. Những dấu hiệu lâm sàng có thể bao gồm: 

  • Đau khớp khi cử động.
  • Hạn chế cử động khớp.
  • Mất phạm vi cử động khớp.

Trong trường hợp người bệnh bị cứng khớp kéo dài, vận động khó khăn, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm. Những xét nghiệm được thực hiện ví dụ như:

  • Khám lâm sàng: Kiểm tra các triệu chứng như đau, sưng, đỏ, cứng và phạm vi hoạt động của người bệnh. Dựa trên kết quả khám, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện các xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Trước tiên, người bị cứng khớp sẽ được chỉ định xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm giúp phát hiện tình trạng viêm nhiễm của cơ thể. 
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang, siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp kiểm tra cấu trúc bên trong xương khớp và xác định các tổn thương nếu có.

Chụp X-quang giúp chẩn đoán bệnh lý xương khớp

Chụp X-quang giúp chẩn đoán bệnh lý xương khớp

Cứng khớp nguy hiểm như thế nào?

Cứng khớp là tình trạng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người mắc. Nếu người bệnh bị cứng khớp đơn thuần do tuổi tác hoặc thói quen sinh hoạt, sẽ khiến các hoạt động đơn giản thường ngày trở nên khó khăn. 

Đặc biệt, nếu cứng khớp xuất phát từ các bệnh lý nguy hiểm và không được phát hiện kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Nhiều người hay nói “bệnh khớp đớp tim” để thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa 2 cơ quan này. Thống kê cho thấy, hơn 30% bệnh nhân cứng khớp mắc bệnh tim mạch và 50% số ca này biến chứng dẫn đến tử vong. 

  • Teo cơ, biến dạng khớp, liệt

Nhiều người bị cứng khớp chủ quan, xem thường tình trạng này hoặc cố chịu đựng mà không chữa trị. Hậu quả là cứng khớp không điều trị kịp thời, hình thành các biến chứng như biến dạng khớp, dính khớp, teo cơ và thậm chí là tàn phế.

Các phương pháp điều trị cứng khớp hiện nay

Để việc điều trị tình trạng cứng khớp đạt hiệu quả tối ưu, cần áp dụng biện pháp phù hợp tác động vào triệu chứng và nguyên nhân bệnh. Dưới đây là các phương pháp phổ biến hiện nay được sử dụng để cải thiện chứng cứng khớp: 

Sử dụng thuốc chữa cứng khớp

Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị cứng khớp có thể kể đến như:

Thuốc giảm đau thông thường: Người bị cứng khớp có thể được chỉ định sử dụng nhóm thuốc giảm đau thông thường như ibuprofen, diclofenac, naproxen,... Các thuốc này giúp giảm triệu chứng sưng đau và cứng khớp nhanh chóng nhưng có thể gây viêm loét, thậm chí xuất huyết dạ dày.

Thuốc giảm đau corticoid: Thuốc chứa corticoid được sử dụng nhằm mục đích tiêu viêm, giảm cứng và sưng khớp. Thuốc được sử dụng ở dạng thuốc viên hoặc tiêm vào khớp. Mặc dù đem lại hiệu quả tức thời nhưng loại thuốc này có  ảnh hưởng xấu đến các cơ quan như thận, gan, xương khớp, tiểu đường,... 

Việc sử dụng các thuốc tây điều trị cứng khớp cho hiệu quả nhanh nhưng không được bác sĩ khuyến khích. Nguyên nhân là bởi nếu người bệnh lạm dụng thuốc, tự ý sử dụng không đúng liều lượng, thời gian có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. 

Sử dụng thuốc corticoid giảm đau khớp qua đường tiêm

Sử dụng thuốc corticoid giảm đau khớp qua đường tiêm

>>> XEM THÊM: 4 nguyên tắc cần biết khi dùng Indomethacin trị đau nhức xương khớp

Sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu

Tùy theo tình trạng bệnh và mức độ cứng khớp mà chuyên viên kỹ thuật hay bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu phù hợp. Đây là phương pháp ngày càng trở nên phổ biến bởi những công dụng và hiệu quả về lâu dài. 

Những bài tập, phương pháp xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm và cứng khớp hiệu quả. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp vật lý trị liệu người bệnh cần kiên trì thực hiện hết liệu trình để đảm bảo hiệu quả. 

Cách cải thiện cứng khớp tại nhà

Song song với các biện pháp cải thiện tình trạng cứng khớp nêu trên, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp giúp giảm nhẹ triệu chứng khó chịu, đau nhức ngay tại nhà dưới đây: 

Chườm nóng, chườm lạnh

Người bị cứng khớp có thể áp dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để cải thiện tình trạng cứng khớp, giảm đau nhức, vận động dễ dàng hơn. 

Cách thực hiện khá đơn giản: 

  • Dùng túi đá chườm lên khớp bị cứng trong khoảng 15 - 20 phút vài lần mỗi ngày để giảm viêm, sưng. Ngoài ra, nhiệt độ thấp cũng có thể làm tê liệt các thụ thể nhận cảm giác đau, từ đó hạn chế cơn đau cho người bệnh.
  • Chườm nóng bằng cách sử dụng đệm sưởi, chai nước nóng hoặc ngâm nước ấm có thể làm giãn khớp, giúp người bệnh thư giãn và tăng cường tuần hoàn máu.

Thường xuyên tập luyện thể dục

Vận động là một trong những phương pháp mang lại nhiều lợi ích cho người bị cứng khớp. Chuyên gia khuyên rằng, người bệnh có thể tham gia các bộ môn như đi bộ, thể dục nhịp điệu, bơi lội, yoga,... để tăng cường độ dẻo dai của xương khớp. 

Đặc biệt, tập luyện sẽ kích thích cơ thể giải phóng endorphin - một hormone có tác dụng giảm đau tự nhiên. Từ đó, giúp tình trạng đau, cứng khớp có chuyển biến tích cực hơn.

Sử dụng thảo dược tự nhiên

Sử dụng một số loại thảo dược như sói rừng, hy thiêm, bạch thược, nhũ hương,... có tác dụng hỗ trợ giảm đau, chống viêm, ngăn ngừa các rối loạn tự miễn dịch trong cơ thể. Từ đó giúp cải thiện được các cơn đau, sự khó chịu từ triệu chứng cứng khớp. Ngoài ra, những loại thảo dược này rất lành tính và an toàn, khi sử dụng thời gian dài sẽ không để lại hậu quả như việc sử dụng các loại thuốc tây Y. Sản phẩm đã được tiến hành nghiên cứu ở bệnh viện lớn cho hiệu quả giảm đau, chống viêm cao hớn 1,5 lần so với nhóm đối chứng.

Đặc biệt, nghiên cứu in vivo sâu hơn về thành phần hy thiêm cho thấy, thảo dược này giúp làm giảm 31,4% nồng độ axit uric huyết thanh, 32,7% ức chế xanthine oxidase, giảm 30,4% thể tích phù chân, giảm triệu chứng trong viêm bao hoạt dịch do urat và tác dụng giảm đau đáng kể ở liều 120 mg/kg, so với các giá trị tương ứng của nhóm đối chứng.

Hy thiêm và sói rừng có tác dụng giảm đau và khó chịu do cứng khớp

Hy thiêm và sói rừng có tác dụng giảm đau và khó chịu do cứng khớp

>>> Xem thêm: Cách chữa viêm khớp bằng bài thuốc dân gian.

Chế độ ăn uống khoa học

Người bị cứng khớp cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học để giúp tình trạng nhanh cải thiện, cụ thể:

  • Người bệnh nên thêm các món cá vào kế hoạch ăn uống hàng tuần để tăng cường lượng omega 3 trong cơ thể. Liều lượng thông thường để bổ sung dầu cá là 300 mg mỗi ngày.
  • Bổ sung hạt lanh chứa axit alpha-linolenic giúp giảm viêm và cải thiện các triệu chứng cứng khớp.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm giàu muối (thức ăn nhanh, khoai tây chiên, dưa muối,... ) dẫn đến dư thừa lượng muối trong cơ thể, khiến các tế bào của khớp có thể giữ nước, gây viêm sưng.
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia để tránh làm nặng thêm các triệu chứng cứng khớp và đau khớp.

Làm sao để phòng tránh tình trạng cứng khớp tái phát?

Cứng khớp là tình trạng có thể tái phát nếu người bệnh không duy trì thực hiện các biện pháp làm tăng sức khỏe xương khớp. Để hạn chế gặp phải tình trạng này, hãy chú ý những vấn đề dưới đây: 

  • Kiểm soát cân nặng, duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý sẽ giúp giảm áp lực lên các khớp. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng cứng khớp và ngăn ngừa một số bệnh lý xương khớp nguy hiểm.
  • Làm việc nhẹ nhàng, tránh lao động, tập luyện quá sức. Khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay là khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối.
  • Không nên giữ quá lâu một tư thế để tránh nguy cơ bị cứng khớp. Đặc biệt là những người làm công việc lái xe, nhân viên văn phòng, thợ may,...

Có thể thấy, cứng khớp là tình trạng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dù là nguyên nhân nào cũng cần được phát hiện sớm và xử lý kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm. Hãy chú ý tuân thủ theo phác đồ điều trị kết hợp thực hiện lối sống khoa học để ngăn chặn cứng khớp tái phát. Hoặc để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ cải thiện tình trạng sớm nhất bạn nhé!

Link tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28376775/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/321588#causes

https://www.healthline.com/health/stiff-joints#bone-cancer

https://www.webmd.com/rheumatoid-arthritis/ss/slideshow-stiff-joints

 

Bình luận