Cách nhận biết triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Dấu hiệu viêm khớp dạng thấp thường bị xem nhẹ, bởi vậy, khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, gây khó khăn trong việc điều trị. Viêm khớp dạng thấp có xu hướng bắt đầu chậm với các triệu chứng nhỏ, thường xuất hiện ở cả hai bên của cơ thể và tiến triển trong khoảng thời gian vài tuần hoặc vài tháng. Các biểu hiện của bệnh mạn tính này khác nhau ở mỗi người và có thể thay đổi từng ngày.

 Tay chân sưng – Biểu hiện viêm khớp dạng thấp

Tay chân sưng – Biểu hiện viêm khớp dạng thấp

Khi bị viêm khớp dạng thấp, tay chân có biểu hiện sưng phồng do tích tụ chất dịch quá mức - chủ yếu là nước và natri bị mắc kẹt trong các mô của cơ thể, thường kết hợp với bất thường của hệ tĩnh mạch hoặc bạch huyết. Lúc này, các mạch máu nhỏ (mao mạch) sẽ rò rỉ chất lỏng vào những mô xung quanh. Để bù đắp cho sự mất mát của chất lỏng trong mao mạch, thận sẽ tích tụ nhiều muối và nước. Lưu thông máu tăng lên, gây ra sự rò rỉ chất lỏng từ các mao mạch và tình trạng phù sẽ nặng hơn.

Hiện tượng tay chân sưng phù rất phổ biến trong bệnh viêm khớp dạng thấp vì đây là hậu quả của viêm bao hoạt dịch. Sưng mắt cá chân và bắp chân có thể là biểu hiện của viêm tĩnh mạch hoặc tắc nghẽn hệ bạch huyết, rách cơ bắp chân, cũng như các bệnh lý thông thường khác (suy tim, bệnh thận). Một số loại thuốc, kể cả NSAIDs và steroid được sử dụng để điều trị viêm khớp cũng có thể gây phù.

Phù ở chi thường được phân loại là phù ấn lõm hoặc phù không ấn lõm. Phù ấn lõm là một vết lõm trên da tiếp tục tồn tại sau khi dùng tay ấn mạnh vào, sau đó bỏ ra. Đôi khi, trong các đợt tái phát của viêm khớp dạng thấp, phù nề có thể xuất hiện ở tay thứ phát do quá trình viêm lan tỏa. Trong những trường hợp hiếm hoi, phù bạch huyết không ấn lõm có thể phát triển thứ cấp cho quá trình phát triển của bệnh thấp khớp.

 Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn về bệnh viêm khớp dạng thấp

Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn về bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Nhiều người băn khoăn không biết bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, nếu bạn không phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm bạn nên biết:

Bệnh về phổi

Tình trạng viêm của bệnh viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ sẹo phổi, bao gồm tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ và tăng huyết áp trong phổi. Hơn nữa, một số loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp cũng có thể gây viêm lớp niêm mạc phổi.

Biến chứng về mắt

Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ bị các biến chứng về mắt, ví dụ như hội chứng khô mắt, nghiêm trọng hơn có thể gây mù lòa.

Các vấn đề về tim mạch

Những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn 50%, nguy cơ lên cơn đau tim cao gấp 2 - 3 lần và khả năng bị đột quỵ cao hơn gần 2 lần.

  Viêm khớp dạng thấp nếu không điều trị sớm dễ gây biến chứng tim mạch

Viêm khớp dạng thấp nếu không điều trị sớm dễ gây biến chứng tim mạch

Tổn thương thần kinh

Với những người bị viêm khớp dạng thấp, đau cổ hoặc bị các vấn đề về thăng bằng có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương về thần kinh. Tình trạng viêm cũng ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại vi của não và cột sống, cũng như chèn ép lên dây thần kinh giữa (dây thần kinh chạy từ cẳng tay qua cổ tay đến bàn tay), gây ra hội chứng ống cổ tay.

Viêm mạch máu

Viêm khớp dạng thấp cũng có thể dẫn đến viêm các mạch máu, khiến chúng bị thu hẹp lại, giảm kích thước hay suy yếu hơn. Trong trường hợp nặng, viêm các mạch máu này có thể ngăn chặn sự lưu thông của dòng máu.

Loãng xương

Một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp có thể làm giảm mật độ xương. Ngoài ra, lối sống ít vận động do đau khớp cũng dễ làm gia tăng nguy cơ loãng xương.

Viêm khớp dạng thấp nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến dạng khớp, hạn chế khả năng vận động, đi lại, thậm chí dẫn đến tàn phế.

>>> Xem thêm: Viêm khớp là gì và cách điều trị ra sao?

Phòng ngừa và kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp

Một số thay đổi lối sống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp bao gồm: Bỏ hút thuốc, ngồi đúng tư thế, ăn uống lành mạnh, kiểm soát cân nặng, tập thể dục thường xuyên,...

 Thể dục mỗi ngày là cách phòng tránh bệnh viêm khớp dạng thấp

Thể dục mỗi ngày là cách phòng tránh bệnh viêm khớp dạng thấp

Ngoài các biện pháp thay đổi lối sống, nhiều người đang có xu hướng bổ sung thêm sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên chứa các thành phần như cao hy thiêm, cây sói rừng, bạch thược, nhũ hương,... giúp phục hồi và cải thiện vận động khớp ngay từ bên trong cơ thể.

Hiện nay, xu hướng đang được nhiều người lựa chọn là sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, trong đó, sản phẩm đại diện cho xu hướng này thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là cây hy thiêm - có vị cay đắng, tính mát, quy vào hai kinh can, thận; kết hợp với một số cây thuốc khác như: Sói rừng, bạch thược, nhũ hương,… có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống, lợi gân xương, được sử dụng để cải thiện tình trạng phong thấp, tê bại, khớp sưng nóng đỏ và đau nhức, đau lưng mỏi gối. Vì vậy, đây là giải pháp tốt giúp phòng ngừa,  hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp, giảm đau và ngăn ngừa nguy cơ tái phát các cơn đau do viêm khớp gây ra, hạn chế biến chứng,… hiệu quả, an toàn với cơ thể.

 Hy thiêm – Cây thuốc quý giúp chữa trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Hy thiêm – Cây thuốc quý giúp chữa trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Với những thông tin bài viết đề cập phía trên đã mang tới cho bạn kiến thức để nhận biết triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Đồng thời, đưa ra gợi ý hay cho bạn về việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các vấn đề tổn thương khớp bằng sản phẩm thảo dược có chứa thành phần chính là cây hy thiêm. Chúc bạn sức khỏe!

Dược sĩ Thu Thảo

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Hoang-Thap-Linh

Bình luận