Bàng quang kích thích gây tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu không tự chủ - phải làm sao?
Tình trạng rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu không tự chủ,… do hội chứng bàng quang kích thích ngày càng trở nên phổ biến, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và tâm lý của người mắc. Ngày nay, đã có nhiều giải pháp mới giúp cải thiện tình trạng này, hãy đọc bài viết sau đây để biết thêm chi tiết!
Hội chứng bàng quang kích thích là gì?
Bàng quang hay bọng đái là cơ quan rỗng, có khả năng co giãn để chứa đựng nước tiểu. Ở người lớn, thể tích bàng quang khi giãn căng có thể chứa 400 – 620ml nước tiểu. Khi đó, các thụ cảm thể ở thành bàng quang gửi tín hiệu lên vỏ não, từ đây các xung động đi xuống chỉ huy co thắt hoặc giãn cơ vòng niệu đạo để điều khiển phản xạ đi tiểu bình thường. Như vậy, quá trình đi tiểu bình thường đòi hỏi sự toàn vẹn của hệ thần kinh, bao gồm cả thần kinh trung ương và thần kinh giao cảm kết hợp với hoạt động bình thường của cơ bàng quang và cơ thắt niệu đạo.
Khi các tổ chức này bị tổn thương sẽ dẫn đến các rối loạn bài xuất nước tiểu từ bàng quang. Trong đó, hội chứng bàng quang kích thích (bàng quang tăng hoạt) là tình trạng các cơ kiểm soát quá trình đi tiểu bình thường bị suy yếu, dẫn đến bàng quang co bóp quá mức hoặc không đúng lúc, gây rối loạn tiểu tiện.
Hội chứng bàng quang kích thích
Triệu chứng của bàng quang kích thích
Triệu chứng điển hình của bàng quang kích thích như sau:
Tiểu nhiều lần
Bình thường, mỗi người uống khoảng 1,5 – 2 lít nước thì tần suất đi tiểu sẽ là 6 - 7 lần/ngày. Vì thế, những người có số lần đi tiểu nhiều hơn 8 lần/ngày được gọi là tiểu nhiều lần.
Tiểu gấp
Người mắc hội chứng bàng quang kích thích cảm thấy muốn đi tiểu đột ngột, khó kiểm soát, hầu như không có khả năng kìm tiểu.
Tiểu đêm
Người bình thường sẽ không phải thức dậy để đi tiểu đêm. Với người mắc hội chứng bàng quang kích thích có thể phải thức dậy 5 - 6 lần trong đêm để đi tiểu.
Tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ là tình trạng rò rỉ nước tiểu ra ngoài, khiến người mắc xấu hổ và ngại ngùng vì họ không thể kiểm soát được quá trình đi tiểu.
Dưới đây là một số yếu tố phổ biến làm tăng nguy cơ mắc bàng quang kích thích:
- Rối loạn thần kinh như đột quỵ, bệnh đa xơ cứng, parkinson, alzheimer, stress, lo âu, buồn phiền,…
- Bệnh tiểu đường.
- Các loại thuốc lợi tiểu, chống viêm, điều trị tăng huyết áp,…
- Nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính có thể gây ra các triệu chứng tương tự như hội chứng bàng quang kích thích.
- Bất thường trong bàng quang, chẳng hạn như khối u, sỏi bàng quang, tổn thương lớp màng trong bàng quang.
- Các yếu tố cản trở dòng chảy bàng quang như: Phì đại, u xơ tiền liệt tuyến.
- Tiêu thụ quá nhiều cà phê, rượu, trà,…
- Suy giảm chức năng bàng quang do lão hóa, điều này làm cho bàng quang khó hoạt động theo các tín hiệu nhận được từ não.
Tiểu gấp không thể nín được là triệu chứng bàng quang kích thích
>>> XEM THÊM: Ướt sũng quần áo, chăn chiếu vì tiểu không tự chủ
Cách cải thiện bàng quang kích thích
Muốn cải thiện những triệu chứng của bàng quang kích thích thì phải tăng cường trương lực cơ bàng quang, tăng khả năng chứa nước tiểu của bàng quang, điều trị các nguyên nhân gây ra hội chứng bàng quang kích thích bằng các liệu pháp thay đổi hành vi, cải thiện lối sống hàng ngày. Sau đó nếu những phương pháp này không mang lại hiệu quả thì các chuyên gia mới khuyên bạn nên sử dụng thuốc để điều trị. Cụ thể như sau:
Chế độ ăn uống hợp lý
Hạn chế đồ uống có ga như trà, cà phê,… bởi chúng có thể gây kích thích bàng quang, tăng tác dụng lợi tiểu, khiến các triệu chứng tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần trầm trọng hơn. Uống nước hợp lý trong ngày (1,5 – 2 lít), hạn chế uống nhiều nước hay ăn canh vào buổi tối vì sẽ giúp giảm kích thích bàng quang, cải thiện chứng tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu đêm.
Tập luyện thường xuyên
Bài tập như yoga, kegel, đi bộ nhẹ nhàng giúp tăng cường sức khỏe cơ sàn chậu (nhóm cơ nâng đỡ bàng quang), tăng khả năng chứa đựng nước tiểu, cải thiện rối loạn tiểu tiện do bàng quang kích thích gây nên.
Dùng thuốc
Một số loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng để giảm kích thích bàng quang như: Triptanol, anafranli,... Tuy nhiên, thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ như: Nôn mửa, chóng mặt, chảy máu mũi, thậm chí tử vong. Do vậy, nên thận trọng khi sử dụng và theo dõi tình trạng thường xuyên để có hướng điều trị hợp lý.
Thuốc điều trị bàng quang kích thích thường gây nhiều tác dụng phụ
Thảo dược giúp cải thiện hiệu quả hội chứng bàng quang kích thích
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp cải thiện tình trạng bàng quang kích thích quá mức, tuy nhiên, chúng còn tồn tại không ít bất cập. Việc áp dụng các biện pháp thay đổi chế độ ăn uống hay luyện tập dù đơn giản nhưng đòi hỏi sự kiên trì, thời gian đáp ứng chậm. Trong khi đó, việc sử dụng thuốc lại chỉ tác động vào phần “ngọn”, giảm triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, chứ chưa giải quyết được “gốc rễ” của vấn đề là các cơ bàng quang suy yếu, rối loạn. Đây chính là nguyên nhân làm cho tình trạng tái phát thường xuyên, khiến người mắc thật sự chán nản và mệt mỏi.
Hiểu được vấn đề này, các nhà khoa học đã nghiên cứu không ngừng và bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là bạch tật lê sản xuất theo công nghệ lượng tử tiên tiến giúp chiết xuất tối đa hàm lượng hoạt chất. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ở người bị rối loạn tiểu tiện thường có nồng độ testosterone suy giảm, gây rối loạn trương lực cơ bàng quang, dẫn tới tiểu đêm, rối loạn tiểu tiện. Chính vì vậy, việc tăng nồng độ testosterone cũng giúp tăng trương lực cơ bàng quang, giảm tình trạng tiểu đêm hiệu quả.
Nghiên cứu năm 2008 tại Đức cho thấy, người sử dụng chiết xuất bạch tật lê liều 10mg/kg giúp tăng hormone testosterone trong huyết thanh lên tới 45%. Điều này chứng minh rằng, bạch tật lê có hiệu quả giảm tiểu đêm, tăng cường trương lực cơ bàng quang rất tốt, giải quyết được nguyên nhân gây rối loạn tiểu tiện do cơ bàng quang suy yếu, kích thích. Bên cạnh đó, vị thuốc bí ngô, trinh nữ hoàng cung còn giúp chống viêm nhiễm, ức chế hình thành khối u ở bàng quang, tuyến tiền liệt, từ đó giải quyết vấn đề tiểu đêm, tiểu són do nguyên nhân này.
Như vậy, đây là giải pháp hiện đại, toàn diện và tiện dụng, tác động vào cùng lúc 2 nguyên nhân gây tiểu đêm, tiểu són, tiểu nhiều lần là: Cơ bàng quang suy yếu, kích thích và tình trạng viêm nhiễm, hình thành tế bào khối u ở bàng quang, tuyến tiền liệt. Sản phẩm đặc biệt hiệu quả và rất cần thiết với người cao tuổi, giúp họ thoát nỗi lo tiểu đêm, tiểu són, tiểu dầm; bàng quang khỏe mạnh, ngủ ngon hơn và thoải mái, tự tin, tận hưởng hạnh phúc tuổi già.
Thảo dược giúp kiểm soát rối loạn tiểu tiện do bàng quang kích thích
Tiểu không tự chủ gây nhiều bất tiện, vì vậy, hãy thay đổi lối sống, tuân thủ phác đồ điều trị kết hợp sử dụng sản phẩm chứa bạch tật lê càng sớm càng tốt nhé. Nếu còn thắc mắc nào, bạn hãy bình luận để được giải đáp!
Bình luận