Hội chứng bàng quang tăng hoạt có thể gây ra rất nhiều bất tiện trong cuộc sống và công việc của người bệnh. Họ thường có chung những thắc mắc như: Đây là hội chứng gì, dấu hiệu ra sao, nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp chi tiết và chuẩn xác nhé!

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là gì?

Hội chứng bàng quang tăng hoạt (bàng quang kích thích) là bệnh lý được biểu hiện bởi tình trạng rối loạn chức năng giữ nước tiểu của bàng quang do tăng co thắt cơ bàng quang quá mức và thường xuyên. Bình thường, lượng nước tiểu được chứa đựng trong bàng quang khoảng 400 - 620ml. Tuy nhiên, khi các cơ bàng quang suy yếu, lượng nước tiểu trong bàng quang mới chỉ 100 - 150ml là đã kích thích cảm giác mắc tiểu. 

  Hội chứng bàng quang tăng hoạt khá phổ biến

Hội chứng bàng quang tăng hoạt khá phổ biến

Những người mắc bàng quang tăng hoạt có thể xuất hiện những triệu chứng sau:

- Cảm thấy muốn đi tiểu đột ngột, khó kiểm soát hoạt động tiểu tiện, nước tiểu có thể rò rỉ khi ho, hắt hơi, mang vác vật nặng,... 

- Đi tiểu thường xuyên. Nếu bạn phải đi tiểu nhiều hơn 8 lần/ngày thì đó có thể là dấu hiệu do bàng quang tăng hoạt gây nên.

- Thức dậy vào ban đêm để đi tiểu. Bàng quang tăng hoạt thường khiến người mắc đi tiểu nhiều lần, cả ngày lẫn đêm. Do vậy, nếu đi tiểu nhiều hơn 2 lần/đêm thì đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang có những vấn đề bệnh lý, không nên chủ quan. 

>>> Xem thêm: Cách trị tiểu đêm nhiều lần như thế nào?

Nguyên nhân gây hội chứng bàng quang tăng hoạt

Thận sau khi sản xuất nước tiểu sẽ đưa xuống bàng quang rồi qua niệu đạo ra bên ngoài. Thông thường, khi bàng quang đầy, các tín hiệu thần kinh sẽ được gửi đến não. Sau đó, các cơ sàn chậu và cơ niệu đạo giãn ra, đồng thời cơ bàng quang thắt lại, đẩy nước tiểu ra ngoài. Nhưng với những người có bàng quang tăng hoạt thì các cơ bàng quang co bóp không đúng lúc, chỉ với một lượng nước tiểu nhỏ cũng gây kích thích bàng quang, tạo ra nhu cầu đi tiểu cấp bách.

Một số yếu tố dẫn đến bàng quang tăng hoạt, bao gồm: 

- Rối loạn thần kinh (đột quỵ, đa xơ cứng).

- Bệnh tiểu đường.

  Bệnh tiểu đường có thể là nguyên nhân gây hội chứng bàng quang tăng hoạt

Bệnh tiểu đường có thể là nguyên nhân gây hội chứng bàng quang tăng hoạt

- Dùng một số loại thuốc (thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp).

- Bất thường ở bàng quang (khối u hay sỏi bàng quang).

- Dùng nhiều chất kích thích (caffeine, rượu).

>>> Xem thêm: Chấm dứt tiểu đêm nhiều lần bằng bài thuốc dân gian tại nhà

Cách cải thiện hội chứng bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt gây nhiều bất tiện trong cuộc sống, vì vậy cần có biện pháp phù hợp để cải thiện tình trạng này:

Thay đổi lối sống

- Điều chỉnh lượng chất lỏng uống vào: Mỗi người nên uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Nên uống nhiều nước vào buổi sáng và đầu giờ chiều, hạn chế uống nước vào buổi tối vì sẽ gây kích thích bàng quang, tăng tần suất đi tiểu.

- Luyện tập phản xạ đi tiểu: Bắt đầu nhịn tiểu trong khoảng thời gian ngắn rồi tăng dần lên cho đến khi khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu khoảng 2 giờ.

- Thực hành bài tập cơ sàn chậu (bài tập Kegel): Bài tập Kegel giúp tăng cường sự dẻo dai của cơ sàn chậu và cơ thắt niệu đạo, do đó làm tăng lượng nước tiểu được chứa đựng, hạn chế những rối loạn tiểu tiện do bàng quang tăng hoạt gây ra hiệu quả. 

- Dùng tã: Có thể dùng tã thấm nước tiểu nếu không kiểm soát được hoạt động tiểu tiện do bàng quang tăng hoạt. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đây là phương pháp tạm thời, chỉ khi cấp bách hoặc phải hoạt động ngoài trời trong thời gian dài thì mới nên sử dụng. 

  Tã người lớn có thể được dùng như một giải pháp tạm thời để “đối phó” với hội chứng bàng quang tăng hoạt

Tã người lớn có thể được dùng như một giải pháp tạm thời để “đối phó” với hội chứng bàng quang tăng hoạt

Tiêm Botulinum toxin type A

Phương pháp này được thực hiện như sau: Chuyên gia sẽ tiêm Botulinum toxin type A vào khoảng 30 – 40 điểm ở thành bàng quang để gây liệt tạm thời cơ bàng quang. Tổng liều tiêm không quá 300 đơn vị. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ mang lại kết quả trong vòng 6 tháng và cần phải tiêm lại nếu muốn duy trì tác dụng. Nhược điểm của phương pháp này là thuốc đắt tiền, kỹ thuật khó, chỉ thực hiện được ở các cơ sở y tế lớn.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng được lựa chọn khi các biện pháp khác không mang lại hiệu quả. Mục đích của phương pháp này là tăng khả năng chứa đựng và làm giảm áp lực trong bàng quang. Có 2 biện pháp phẫu thuật thường dùng: 

- Phẫu thuật tăng sức chứa của bàng quang: Sử dụng ruột của bệnh nhân để thay thế một phần bàng quang. Đây là loại phẫu thuật khá nguy hiểm vì gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. 

- Phẫu thuật loại bỏ bàng quang: Phương pháp này loại bỏ bàng quang và thay bằng một túi chứa nước tiểu.

>>> Xem thêm: Tiểu nhiều lần là bệnh gì?

Hỗ trợ điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt nhờ sản phẩm thảo dược

Thường thì không ai muốn phải phẫu thuật để cải thiện hội chứng bàng quang tăng hoạt bởi nhiều nguyên nhân như: Chi phí lớn, kỹ thuật thực hiện phức tạp, nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng,… Chính vì lý do này mà việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để hỗ trợ điều trị bàng quang tăng hoạt đang rất phổ biến. Trong đó, sản phẩm với thành phần chính là cao bạch tật lê đang nhận được nhiều sự tin tưởng của người dùng. Hoạt chất alcaloid và KCl trong quả cũng như hạt của bạch tật lê được chứng minh là có tác dụng tăng cường sức khỏe cơ bàng quang, tăng lượng nước tiểu được chứa đựng, do đó làm giảm những triệu chứng do bàng quang tăng hoạt gây ra hiệu quả. Ngoài ra, bạch tật lê còn giúp tăng sự dẻo dai của các cơ nâng đỡ bàng quang, đồng thời tăng trương lực của cơ co thắt ở cổ bàng quang, do đó làm giảm cảm giác buồn tiểu và giảm kích thích lên trung tâm mót tiểu ở đại não, giảm tần suất đi tiểu trong ngày. Không chỉ vậy, bạch tật lê còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng, tác động tốt lên hệ thần kinh, chống quá trình oxy hóa diễn ra trong cơ thể bởi các gốc tự do gây ra, do đó cũng làm giảm kích thích ở bàng quang và cải thiện những rối loạn tiểu tiện hiệu quả. 

Các thành phần khác như: Cao chi tử, cao hoàng cầm, cao trinh nữ hoàng cung, chiết xuất hạt bí ngô, soy isoflavones,… có thể làm giảm kích thích bàng quang và chống lại những yếu tố, nguyên nhân làm tắc nghẽn, cản trở dòng chảy của nước tiểu, từ đó giúp cải thiện hội chứng bàng quang tăng hoạt hiệu quả.

  Bạch tật lê hỗ trợ điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt

Bạch tật lê hỗ trợ điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt

Sản phẩm nguồn gốc thảo dược nên an toàn cho người sử dụng, không tương tác với các thuốc khác và có thể sử dụng lâu dài. Đồng thời, sản phẩm còn tác động vào cả nguyên nhân và cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả, có thể sử dụng cho mọi đối tượng mà không gây ra tác dụng phụ.

Hội chứng bàng quang tăng hoạt không quá nguy hiểm nếu bạn biết cách cải thiện nó. Hãy chú ý những triệu chứng bất thường của cơ thể, đồng thời sử dụng sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ cao bạch tật lê để kiểm soát tình trạng này hiệu quả, bạn nhé!

Bình luận