Giới thiệu về Coveram và công dụng

Coveram là một thuốc nằm trong danh mục thuốc kê đơn được dùng cho người bệnh tăng huyết áp và bệnh động mạch vành. Trong thuốc Coveram có chứa hai thành phần hoạt chất chính đó là Perindopril và Amlodipine. Trong đó:

  • Perindopril: Là chất ức chế enzym ACE, nó có tác dụng giúp tăng hoạt tính renin của huyết tương, giảm tiết aldosteron, tăng hoạt động của hệ thống kallikrein-kinin tại chỗ và tuần hoàn.
  • Amlodipine: Chất ức chế dòng ion canxi qua màng cơ trơn tim, mạch máu. Từ đó giúp làm giãn mạch máu trực tiếp, giảm tổng lực cản ngoại vi cho tim.

Với cơ chế đó, thuốc Coveram được sử dụng tương tự như liệu pháp thay thế giúp điều trị tăng huyết áp. Chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị cao huyết áp vô căn.
  • Người mắc bệnh động mạch vành ổn định. Hay nói cách khác là trạng thái mà sự cung cấp máu đến tim bị phong bế hoặc bị giảm.
  • Bệnh nhân có sự kết hợp của hai loại bệnh trên.

coveram-duoc-su-dung-de-dieu-tri-tang-huyet-ap.webp

Coveram được sử dụng để điều trị tăng huyết áp

Bạn có thể tìm thấy hai thành phần Perindopril và Amlodipine ở nhiều biệt dược khác ngoài Coveram như Gatosyl-Am, Amlessa, Triplixam,... Với biệt dược Coveram, thuốc được dạng bào chế với nhiều dạng thông dụng trên thị trường hiện nay là viên nén với các hàm lượng theo tỉ lệ Perindopril/Amlodipine như sau:

  • Coveram 5mg/5mg: Đóng gói hộp 30 viên, giá tham khảo khoảng 269.000 đồng/hộp.
  • Coveram 5mg/10mg: Đóng gói hộp 30 viên, giá tham khảo khoảng 330.000 đồng/hộp.
  • Coveram 10mg/5mg: Đóng gói hộp 30 viên, giá tham khảo khoảng 330.000 - 350.000 đồng/hộp.
  • Coveram 10mg/10mg: Đóng gói hộp 30 viên, giá tham khảo khoảng 375.000 đồng/hộp.

Hướng dẫn sử dụng Coveram an toàn

Sử dụng Coveram phải tuân theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống mà chưa nhận được chỉ định của bác sĩ. Để hiệu quả dùng Coveram tốt nhất thì người bệnh nên đi khám và tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách dùng.

Cách dùng và liều dùng

Thuốc dạng viên nén, vì vậy người bệnh nên sử dụng thuốc theo đường uống. Nuốt nguyên viên với nước, không sử dụng cùng với rượu bia khi uống thuốc. Thuốc được khuyến cáo nên uống vào thời điểm buổi sáng, trước khi ăn để có thể giúp thuốc pháp huy được tác dụng tốt nhất.

Liều dùng của thuốc Coveram sẽ được cung cấp chính xác từ bác sĩ. Thông thường sẽ sử dụng 1 viên/lần tùy vào hàm lượng, mục tiêu điều trị. Do đó, bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo liều dùng hướng dẫn từ bác sĩ.

Đối tượng đặc biệt: Liều dùng với những người bệnh bị suy thận, suy gan hoặc cao tuổi sẽ được điều chỉnh phù hợp. Những người bệnh này khi dùng thuốc cần có sự theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ.

Trẻ em: Thuốc không sử dụng cho đối tượng trẻ em vì chưa có số liệu hiệu quả cũng như khả năng dung nạp thuốc.

Xử lý khi quá liều thuốc

Khi sử dụng Coveram quá liều thì bạn có thể gặp phải các triệu chứng từ vừa đến nghiêm trọng như các tác dụng phụ của thuốc. Triệu chứng thường gặp nhất khi ngộ độc thuốc là hạ huyết áp quá mức khiến bạn cảm thấy uể oải, choáng váng. 

Khi gặp phải triệu chứng này thì bạn nên nằm ngửa và kê chân lên cao. Ở những trường hợp nghiêm trọng, nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh để lại những tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe.

Xử lý khi quên liều hoặc muốn dừng thuốc

Cách tốt nhất để đạt được hiệu quả điều trị là bạn nên uống thuốc mỗi ngày đều đặn. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn quên uống thuốc thì hãy uống ngay khi bạn nhớ ra. Nếu thời điểm bạn nhớ ra mình đã quên uống thuốc gần với thời điểm uống liều tiếp theo thì bạn hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng thuốc như bình thường. Tuyệt đối không được uống gấp đôi liều để bù cho liều thuốc đã quên.

Trong trường hợp bạn muốn ngừng điều trị, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Thông thường khi dùng Perindopril arginine + Amlodipine besilate sẽ cần kiên trì kéo dài cả đời.

su-dung-thuoc-coveram-dung-voi-huong-dan-tu-bac-si.webp

Sử dụng thuốc Coveram đúng với hướng dẫn từ bác sĩ

Tác dụng phụ của Coveram có thể gặp

Cũng như những loại thuốc khác, đáp ứng của cơ thể mỗi người với từng thuốc là khác nhau. Một số người bệnh cũng có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc Coveram. Nếu bạn gặp phải bất kỳ những biểu hiện nào dưới đây thì hãy liên hệ với nhân viên y tế ngay để được hỗ trợ kịp thời.

Triệu chứng thường gặp

  • Trên thần kinh: Buồn ngủ đặc biệt là ở giai đoạn đầu khi dùng thuốc, choáng váng, chóng mặt, đau đầu.
  • Đối với các chi: Cảm giác tê bì, chuột rút, phù.
  • Đối với thị giác, thính giác: rối loạn thị giác, ù tai.
  • Trên hệ hô hấp: Ho, thở nông.
  • Trên hệ tim mạch: Biểu hiện đánh trống ngực.
  • Trên hệ tiêu hóa: Đau bụng, khó tiêu, vị giác rối loạn, tiêu chảy, táo bón.
  • Các phản ứng do dị ứng như ngứa, phát ban, mệt mỏi.

Triệu chứng ít gặp

  • Trên hệ thần kinh: Lo âu, tính khí thay đổi, trầm cảm, buồn ngủ, ngất, run, mất cảm giác đau.
  • Trên hệ hô hấp: Gây viêm mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, co thắt phế quản.
  • Trên hệ tiết niệu: Rối loạn tiểu tiện, đi tiểu nhiều lần, số lần đi tiểu vào ban đêm tăng lên, gặp vấn đề vệ thận.
  • Đối với chức năng bài tiết: Thói quen đại tiện thay đổi, tăng tiết mồ hôi.
  • Một số triệu chứng khác: Vú sưng to ở đàn ông, liệt dương, rụng tóc, da mất màu, da có mảng đỏ, đau lưng, đau khớp, đau cơ.

Triệu chứng hiếm gặp

Người bệnh có thể bị lú lẫn, rối loạn tim mạch, rối loạn thần kinh hay tăng đường máu. Tuy những tác dụng phụ này hiếm gặp nhưng đã có báo cáo xảy ra trên người sử dụng thuốc. Vì vậy, khi sử dụng Coveram bạn cần theo dõi các đáp ứng của cơ thể để xử trí những bất thường kịp thời.

thuoc-coveram-co-the-khien-nguoi-dung-gap-phai-mot-so-tac-dung-phu.webp

Thuốc Coveram có thể khiến người dùng gặp phải một số tác dụng phụ

Những lưu ý khác cần biết trước khi dùng Coveram

Ngoài sử dụng đúng theo liều lượng, hướng dẫn từ bác sĩ/dược sĩ, bạn cần lưu ý thêm về một số vấn đề khác. Chúng bao gồm đối tượng chống chỉ định, tương tác của thuốc.

Đối tượng cần thận trọng khi sử dụng Coveram

Báo ngay cho bác sĩ nếu bạn thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định của Coveram. Bao gồm:

  • Đang/có tiền sử bị dị ứng với Perindopril, Amlodipine hoặc bất kỳ thành phần nào Coveram.
  • Bạn từng có phản ứng dị ứng với các chất ức chế ACE hoặc thuốc chẹn canxi khác.
  • Bạn đang mang thai, đang có kế hoạch mang thai, đang cho con bú.
  • Đang sử dụng các phương pháp điều trị ngoài cơ thể (máu được xử lý bên ngoài) ví dụ như chạy thận.
  • Bạn bị hẹp động mạch thận, hẹp động mạch chủ.
  • Đang/có tiền sử bị sốc tim. Hoặc bị suy tim trong 28 ngày sau đau tim.
  • Trẻ em.

Ngoài ra, một số đối tượng cũng sẽ cần thận trọng khi sử dụng thuốc Coveram. Nếu cần sử dụng phải xem xét về yếu tố nguy cơ/lợi ích, điều chỉnh liều lượng và theo dõi chặt chẽ. Bao gồm:

  • Đang điều trị các chứng mẫn cảm, dị ứng.
  • Gần đây bị tiêu chảy, nôn mửa.
  • Đang ăn các chế độ kiêng muối, không dung nạp được lactose.
  • Đang gặp các vấn đề như bệnh thận, bệnh gan, tiểu đường, tim, tăng huyết áp nghiêm trọng, lupus ban đỏ, xơ cứng bì.

khong-su-dung-coveram-cho-nguoi-bi-di-ung-voi-thuoc.webp

Không sử dụng Coveram cho người bị dị ứng với thuốc

Tương tác của thuốc Coveram cần lưu ý

Như những loại thuốc khác, Coveram có thể bị thay đổi tác dụng, gia tăng nguy cơ bị tác dụng phụ khi dùng với các thuốc - thực phẩm khác. Báo ngay với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc - thực phẩm nào bạn đang sử dụng. Đặc biệt là những loại sau đây:

Tương tác với các thuốc khác

  • Lithi (dùng trong chữa trầm cảm, cơn hưng cảm): Nồng độ Lithi trong máu sẽ tăng có hồi phục dẫn tới độc tính của thuốc sẽ tăng. 
  • Estramustine (nằm trong nhóm điều trị ung thư): Sự kết hợp hai loại thuốc sẽ làm tăng nguy gặp các biến cố phù mạch thần kinh.
  • Thuốc lợi tiểu trong nhóm giữ kali (spironolactone, triamterene), các muối chứa kali, chất bổ sung kali: Ở bệnh nhân sử dụng perindopril thì có thể làm nồng độ kali trong máu tăng hơn so với mức bình thường. 
  • Ngoài ra, các loại thuốc khác cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của Coveram khi sử dụng đồng thời. Đó là các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), các corticoid, nhóm thuốc lợi tiểu khác, kháng sinh,...

Tương tác với đồ ăn và nước uống

Khi đang sử dụng Coveram bạn không nên uống nước bưởi ép hay ăn bưởi. Do các thực phẩm này có khả năng làm tăng nồng độ Amlodipin ở dạng có hoạt tính trong máu. Sự tăng nồng độ này làm cho tác dụng phụ có thể gặp phải của thuốc cũng tăng theo. Ngoài ra việc hạn chế rượu, bia, cà phê và thuốc lá trong quá trình dùng thuốc cũng rất cần thiết.

Bên cạnh sử dụng thuốc đều đặn, người bệnh có thể kết hợp sử dụng các thảo dược thiên nhiên hỗ trợ hạ áp. Sử dụng kết hợp các thảo dược sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc ngăn ngừa tác dụng phụ của thuốc hiệu quả. 

Các thảo dược có tác dụng tốt trên huyết áp có thể kể đến như cao lá dâu tằm, cao cần tây, cao tỏi. Trong đó, nổi bật nhất là cao cần tây với tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp và phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp hiệu quả. Một nghiên cứu tại Indonesia vào năm 2019 cho thấy, ngoài tác dụng hạ huyết áp thì cao cần tây còn có khả năng làm giảm lipid máu rất tốt. Nhờ vậy, cao cần tây tác động vào chính những nguyên nhân gây chứng cao huyết áp. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, nhận thấy 92,8% người bệnh cảm thấy hài lòng khi dùng sản phẩm có chiết xuất từ cao cần tây.

can-tay-dem-lai-nhieu-loi-ich-trong-viec-cai-thien-huyet-ap.webp

Cần tây đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện huyết áp

>>> XEM THÊM: Người huyết áp cao có uống được lá vối không?

Thuốc Coveram được sử dụng để điều trị bệnh tăng huyết áp. Sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng sẽ giúp cho hiệu quả điều trị cao hơn. Do vậy, khi được chỉ định dùng thuốc bạn cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể kiểm soát huyết áp tốt nhất. Nếu còn băn khoăn về bất cứ điều gì, bạn có thể gọi đến hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được giải đáp những thắc mắc về chứng cao huyết áp nhé!

Link tham khảo:

https://www.mims.com/philippines/drug/info/coveram?type=full 

https://www.drugs.com/international/coveram.html

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26101753/

Dược sĩ Mai Phương

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-dinh-ap-vuong.webp

Bình luận