Thông tin về thuốc Nifedipin (Adalat)

Nifedipin là thuốc điều trị tăng huyết áp, kiểm soát chứng đau thắt ngực, hiện tượng Raynaud. Thuốc gây hạ huyết áp bằng cách làm thư giãn các mạch máu, giảm áp suất và giúp ngăn ngừa co thắt động mạch vành. 

Bạn có thể tìm thấy Nifedipin ở một số biệt dược của như: Adalat, Afeditab CR, Nifediac, Nifedical, Procardia,... Hiện nay trên thị trường Nifedipin được bào chế dùng đường uống và có dạng giải phóng nhanh, giải phóng kéo dài. Một số dạng bào chế và hàm lượng phổ biến tại các nhà thuốc bao gồm:

  • Viên nén giải phóng kéo dài 30mg, 60mg và 90mg.
  • Viên nang 10mg và 20mg.

Tác dụng của Nifedipin là gì?

Nifedipin thuộc nhóm thuốc chẹn kênh canxi, giúp giảm huyết áp bằng cách thư giãn các mạch máu trên khắp cơ thể của bạn. Do đó làm giảm áp lực trên mạch máu và tim của bạn không phải làm việc nhiều để bơm máu. Với cơ chế đó, thuốc được sử dụng cho các trường hợp sau:

  • Nifedipin được chỉ định điều trị lâu dài, giúp phòng ngừa tăng huyết áp.
  • Điều trị cơn đau thắt ngực tiến triển và ổn định.
  • Chuyển dạ sớm: Được sử dụng thường xuyên như một chất tan mỡ - Tác nhân làm chậm quá trình chuyển dạ sinh non, giảm nhẹ cơn đau do sinh non gây ra.
  • Điều trị hội chứng Raynaud - Tình trạng có thắt động mạch nhỏ gây giảm lưu thông máu khi trời lạnh, thường bị ở vị trí ngón tay, ngón chân.
  • Một số trường hợp được chỉ định trong điều trị sỏi thận, giúp các cơn đau quặn thận.

thuoc-adalat-chua-nifedipin-dieu-tri-tang-huyet-ap-con-dau-that-nguc.webp

Thuốc Adalat chứa Nifedipin điều trị tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực

Hướng dẫn sử dụng Nifedipin an toàn

Bạn cần sử dụng Nifedipin theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ. Những thông tin liên quan đến cách dùng, liều dùng dưới đây chỉ mang tính chất khuyến cáo tham khảo thêm. Cụ thể:

Liều dùng, cách dùng của Nifedipin

Nifedipin không bị ảnh hưởng bởi thức ăn do đó bạn có thể uống cùng hoặc sau bữa ăn. Nếu có vấn đề về đường tiêu hóa hay dạ dày, bạn có thể dùng thuốc cùng với thức ăn để giảm kích ứng. Khi uống cần nuốt toàn bộ viên, không được phép nhai, nghiền hay làm vỡ thuốc. Thuốc Nifedipin hiện không chỉ định cho người bệnh dưới 18 tuổi.

Liều dùng được bác sĩ đưa ra căn cứ vào bệnh lý đang mắc, tuổi tác và phản ứng với thuốc như thế nào. Dưới đây là liều tham khảo cho người bệnh sử dụng Nifedipin.

Liều dùng điều trị cho là người lớn độ tuổi trên 18 tuổi:

  • Huyết áp cao: Liều khởi đầu là 30mg hoặc 60mg uống mỗi ngày một lần. Nếu đáp ứng điều trị thì cân nhắc tăng liều sau mỗi tuần cho đến khi đạt liều tối đa là 90-120mg mỗi ngày.
  • Đau thắt ngực: Khuyến cáo liều khởi đầu là 30mg hoặc 60mg uống mỗi ngày một lần. Liều Nifedipin có thể tăng sau khi sử dụng từ 7 đến 14 ngày cho đến khi đạt liều tối đa là 180mg.
  • Đau thắt ngực ổn định: Giống với liều điều trị cao huyết áp.

Liều dùng cho người trên 65 tuổi: Người lớn tuổi có chức năng thận đã suy yếu do đó thời gian lưu thuốc trong cơ thể thường lâu, dễ dẫn đến quá liều. Do vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến về việc giảm liều và kiểm tra chức năng thận trước kê đơn.

Cách xử trí khi bỏ quên liều hoặc quá liều

Xử trí khi bạn bỏ lỡ liều: Hãy uống ngay khi nhớ ra, bỏ qua liều đã quên nếu gần đến liều tiếp theo. Không nhân đôi liều thuốc.

Xử trí khi quá liều: Ngay khi bạn có các triệu chứng khác lạ cần lập tức liên hệ để nhận sự hỗ trợ của y tế càng nhanh càng tốt. Quá liều Nifedipin có thể gặp các phản ứng như chóng mặt nghiêm trọng, nhịp tim không đều hoặc thậm chí ngất xỉu.

Ngừng thuốc: Bạn nên tiếp tục sử dụng thuốc ngay cả khi huyết áp của bạn đã ổn định. Nếu muốn ngừng thuốc cần thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn đúng cách.

khong-tu-y-gap-doi-lieu-nifedipin-vi-co-the-gay-tut-huyet-ap-dan-den-ngat-xiu.webp

Không tự ý gấp đôi liều Nifedipin vì có thể gây tụt huyết áp dẫn đến ngất xỉu

Đối tượng cần lưu ý khi dùng Nifedipin

Nifedipin là thuốc điều trị có phạm vi hẹp do đó cần lưu ý khi sử dụng. Nếu bạn thuộc một trong những đối tượng không sử dụng được Nifedipin sau đây, hãy thông báo ngay cho bác sĩ:

  • Tuyệt đối không dùng khi bạn có tiền sử dị ứng với Nifedipin.
  • Thuốc Nifedipin bị chống chỉ định với: Người bị nhược cơ, huyết áp thấp, hẹp ruột, rối loạn chuyển hóa porphyrin, táo bón mạn tính không rõ nguyên nhân, xơ gan.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin nếu bạn mắc các bệnh lý sau: Suy tim sung huyết, bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính, bệnh thận.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng các thuốc khác như kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị bệnh tim hay hạ huyết áp khác, thuốc điều trị HIV.
  • Nifedipin có thể đi qua sữa mẹ và gây hại cho em bé đang bú mẹ, nên cần thận trọng trên phụ nữ đang cho con bú.
  • Đối với người bệnh đang trong thời kỳ mang thai, thuốc được khuyến cáo chỉ sử dụng khi thật cần thiết. Do chưa có đầy đủ chứng minh được thuốc an toàn tuyệt đối cho các mẹ bầu.
  • Không nên dùng Nifedipin cho người bệnh bị hạ huyết áp (huyết áp <90 mmHg) hoặc sốc tim. Do tác dụng giãn mạch ngoại vi và co mạch, dùng thêm Nifedipin khiến giảm cung lượng tim và huyết áp. 
  • Nifedipin và các thuốc chẹn kênh canxi chuyển hóa nhiều qua gan do đó trên người bệnh suy gan thời gian tích lũy thuốc bị kéo dài. Tăng nguy cơ quá liều, vì vậy cần có sự điều chỉnh liều trên các đối tượng mắc bệnh lý gan.
  • Để điều trị lâu dài bệnh tăng huyết áp, chỉ nên sử dụng các công thức giải phóng kéo dài của Nifedipin.
  • Sử dụng dạng giải phóng tức thời ở những người bệnh vừa mới bị nhồi máu cơ tim đã không cho thấy bất kỳ lợi ích nào.
  • Độ thanh thải của Nifedipin không phụ thuộc vào chức năng thận, tuy nhiên đối với người bệnh nhiễm độc thận sẽ làm tăng tác dụng và có thể dẫn đến quá liều Nifedipin.

cung-cap-benh-ly-ban-dang-mac-cho-bac-si-truoc-khi-dung-nifedipin.webp

Cung cấp bệnh lý bạn đang mắc cho bác sĩ trước khi dùng Nifedipin

Tác dụng phụ của Nifedipin có thể gặp

Sử dụng thuốc Nifedipin cũng có thể mang lại một số nguy cơ bị các tác dụng phụ giống những loại thuốc tây y khác. Dù nó không diễn ra với tất cả mọi người, nhưng cần theo dõi để xử lý kịp thời khi có phản ứng bất thường.

Tác dụng phụ thường gặp 

Khi dùng Nifedipin người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ phổ biến sau. Những tác dụng phụ này thường hết sau vài ngày. Tuy nhiên nếu chúng làm bạn khó chịu, hãy báo ngay cho bác sĩ. Cụ thể như:

  • Chóng mặt nhẹ, mặt đỏ bừng.
  • Suy nhược, cảm giác mệt mỏi, thay đổi tâm trạng.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Táo bón nhẹ.
  • Đau họng, nghẹt mũi.
  • Đau khớp, đau cơ, bị chuột rút.

Tác dụng phụ nghiêm trọng

Bên cạnh đó, dùng Nifedipin có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng và nguy hiểm hơn. Nếu bạn gặp những tác dụng phụ này, cần dừng thuốc ngay và gọi cho bác sĩ/trung tâm y tế để được hỗ trợ. Cụ thể như:

  • Táo bón, đau bụng hay là đau dạ dày.
  • Phù sưng ở cánh tay, bàn tay, cẳng chân, bàn chân hoặc mắt cá chân.
  • Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như: Phát ban, khó nuốt, sưng ở mặt, môi hoặc lưỡi.
  • Huyết áp bị giảm quá nhanh, khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt và có thể dẫn đến ngất xỉu.
  • Tổn thương gan với các triệu chứng bao gồm: Vàng da, vàng mắt.
  • Nifedipin có thể làm trầm trọng thêm cơn đau thắt ngực của bạn.
  • Nhịp tim đập nhanh và mạnh hơn.
  • Phản ứng da nghiêm trọng: Sốt, đau họng, nổi phát ban màu đỏ/tím, phồng rộp, bong tróc da, bỏng mắt.

Ngoài còn một vài tác dụng phụ hiếm gặp hơn như: Thiếu máu, sỏi thận, gút, sưng hạch bạch huyết,... Vì vậy khi bạn thấy có bất thường sau khi uống Nifedipin cần báo ngay với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

tac-dung-phu-hiem-gap-cua-nifedipin-la-soi-than-gut-sung-hach.webp

Tác dụng phụ hiếm gặp của Nifedipin là sỏi thận, gút, sưng hạch

Tương tác của Nifedipin với các thuốc khác

Các tương tác thuốc có thể làm thay đổi nồng độ Nifedipin, gia tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ hay giảm hiệu quả điều trị. Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác, bao gồm cả vitamin, thảo dược, hãy thông báo cho bác sĩ.

Bảng thống kê dưới đây là một số tương tác thuốc thường gặp và cần tránh để đảm bảo tác dụng điều trị bệnh bị ảnh hưởng ít nhất.

Bảng 1: Tương tác thuốc của Nifedipin

Thuốc

Sự tương tác

Hướng xử lý (Tham khảo)

Aspirin

Làm huyết áp tăng cao

Kiểm tra huyết áp thường xuyên

Lipitor (Atorvastatin)

Tăng nồng độ của atorvastatin trong máu. Dẫn đến tăng tác dụng phụ như tổn thương gan hay tiêu cơ vân liên quan đến phân hủy mô cơ xương.

Nếu dùng chung cần có sự điều chỉnh liều và theo dõi của bác sĩ.

Metoprolol

Làm giảm huyết áp và nhịp tim, gây ra các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, choáng váng.

Khi được chỉ định dùng chung cần điều chỉnh liều và được bác sĩ theo dõi thường xuyên.

Thuốc kháng sinh: Clarithromycin, Erythromycin,...

Dùng chung làm giảm nồng độ Nifedipin, tác dụng điều trị giảm.

Không nên dùng cùng nhau. Nếu dùng cùng cần theo dõi hiệu quả của Nifedipin, uống ở khoảng thời gian xa nhau.

Thuốc chống nấm: Fluconazole, Itraconazole, Ketoconazole

Dùng đồng thời làm tăng dạng tự do của Nifedipin, từ đó làm tăng tác dụng phụ của Nifedipin.

Không nên dùng chung, tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

Thuốc kháng vi-rút: Atazanavir, Indinavir…

Dùng đồng thời tăng tác dụng phụ của Nifedipin.

Hạn chế dùng chung. Theo dõi các dấu hiệu của tác dụng phụ do Nifedipin gây ra.

Acetaminophen

Nifedipine có thể làm tăng các hoạt động gây độc cho gan của Acetaminophen.

Khi dùng đồng thời cần theo dõi nồng độ và cân nhắc điều chỉnh liều Acetaminophen.

Aceclofenac

Tăng nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của tình trạng kali máu cao.

Không nên dùng đồng thời. Cần theo dõi nồng độ kali máu thường xuyên.

 

cac-tuong-tac-thuoc-co-the-xay-ra-khi-dung-dong-thoi-nhieu-thuoc.webp

Các tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng đồng thời nhiều thuốc

Lời khuyên của dược sĩ khi sử dụng Nifedipin

Một số lời khuyên được chia sẻ bởi các dược sĩ sẽ rất hữu ích cho bạn khi sử dụng thuốc Nifedipin bao gồm:

  • Nifedipin dùng đồng thời với vitamin tổng hợp, khoáng chất có thể làm giảm tác dụng của Nifedipin.
  • Tránh uống rượu khi đang điều trị với thuốc Nifedipin.
  • Lưu ý tránh dùng cùng các sản phẩm liên quan đến bưởi như nước ép bưởi, ăn bưởi. Vì làm tăng đáng kể nồng độ của Nifedipin tự do trong máu dẫn đến quá liều hay ngộ độc Nifedipin.
  • Lưu ý nếu người bệnh ngừng thuốc đột ngột khi đang điều trị bệnh lý tăng huyết áp thì sẽ làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Còn nếu người bệnh đang điều trị chứng đau thắt ngực thì sẽ khiến cơn đau trầm trọng hơn.
  • Lưu ý khi bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp. Luôn cất thuốc Nifedipin tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.

Ngoài ra, theo khuyến cáo của tổ chức y tế Thế giới (WHO), trong điều trị tăng huyết áp cần kết hợp ít nhất hai thuốc để đạt được mục tiêu điều trị. Tăng số lượng thuốc đồng nghĩa với tác dụng phụ cũng tăng lên. Hơn nữa bệnh huyết áp đòi hỏi điều trị trong thời gian dài, thậm chí có những người bệnh phải sống chung với huyết áp cao cả đời.

Do đó giải pháp được đưa ra bởi các dược sĩ/bác sĩ là sử dụng kết hợp thảo dược. Một số thảo dược được dùng nhiều trong đông y như cao lá dâu tằm, cao cần tây, cao tỏi có tác dụng tốt trong điều hòa khí huyết, giãn mạch, bổ thần kinh, giúp hạ huyết áp.

Ngoài ra, nghiên cứu tại Iran vào năm 2013 cho thấy, cần tây vừa giúp ổn định huyết áp, vừa giúp hỗ trợ làm giảm mỡ máu. Mặc dù vậy, cần tây không gây độc khi sử dụng liều lên đến 5000mg/kg cân nặng. Theo khảo sát trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam, người bệnh cảm thấy hài lòng với sản phẩm chiết xuất từ cao cần tây lên tới 92,8%. Do vậy, lời khuyên đưa ra là sử dụng đồng thời các thảo dược với Nifedipin để tăng hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.

su-dung-them-cao-can-tay-hang-ngay-co-the-ho-tro-on-dinh-huyet-ap.webp

Sử dụng thêm cao cần tây hàng ngày có thể hỗ trợ ổn định huyết áp

Nifedipin được dùng cho người bệnh bị tăng huyết áp. Trong đó tăng huyết áp phổ biến trên các người bệnh đã cao tuổi và thường tiến triển thành mạn tính. Do đó để ổn định huyết áp lâu dài người bệnh cần thường xuyên dùng Nifedipin.

>>> XEM THÊM: Các bài tập thể dục cho người cao huyết áp.

Mong rằng những thông tin trên sẽ đều hữu ích cho bạn và nếu sau khi đọc bài viết, bạn còn thắc mắc gì về thuốc Nifedipin hoặc bệnh huyết áp cao, hãy vui lòng liên hệ 024. 38461530 - 028. 62647169 để được nhận thêm tư vấn tốt nhất.

Link tham khảo:

https://www.drugs.com/nifedipine.html

https://www.nhs.uk/medicines/nifedipine/ 

https://www.healthline.com/health/drugs/nifedipine-oral-tablet

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23735001/

Dược sĩ Mai Phương

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-dinh-ap-vuong.webp

Bình luận