Tổng hợp các cách kiểm soát và hạ huyết áp hiệu quả ngay tại nhà
7 cách hạ huyết áp nhanh có thể áp dụng ngay tại nhà
Để giúp huyết áp luôn ổn định, không tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng, người bệnh cần kịp thời thực hiện những biện pháp hạ huyết áp nhanh chóng khi huyết áp tăng cao. Cụ thể, có thể áp dụng 10 cách hạ huyết áp nhanh chóng sau đây.
Dùng thuốc giúp hạ huyết áp
Sử dụng các loại thuốc hạ áp là cách nhanh nhất để giúp kiểm soát huyết áp. Tùy vào nguyên nhân gây tăng huyết áp, người bệnh có thể sử dụng những loại thuốc hạ huyết áp phù hợp.
Phổ biến trong các thuốc giúp hạ huyết áp gồm nhóm thuốc lợi tiểu, chẹn beta giao cảm, chẹn thụ thể,… Cụ thể như sau:
Thuốc lợi tiểu: Giúp thận loại bỏ nước và muối (natri) dư thừa. Đồng nghĩa với việc làm giảm lưu lượng máu đi qua hệ thống mạch nên làm hạ huyết áp. Một số thuốc bệnh nhân thường được chỉ định như: Chlorthalidone, furosemide, aldactone,…
Thuốc chẹn beta giao cảm: Giúp tim đập với tốc độ và lực thấp hơn. Tim sẽ bơm ít máu hơn qua các mạch máu với ở nhịp đập, do đó huyết áp giảm. Có nhiều loại thuốc trong phân loại này, bao gồm: Toprol-XL, Inderal, Lopressor…
Thuốc chẹn ức chế men chuyển angiotensin (ACE): Ức chế quá trình chuyển hóa angiotensin I thành angiotensin II. Vì vậy ACE giúp các mạch máu được mở rộng và máu lưu thông tốt hơn, từ đó giúp hạ huyết áp. Một số thuốc thường gặp như: Lotensin, Capoten, Vasotec, Monopril, Prinivil,…
Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II: Trực tiếp ức chế hoạt động của angiotensin II. Lúc này mạch máu không bị co nữa nên huyết áp sẽ giảm. Có thể bắt gặp một số thuốc như: Atacand, Teveten, Avapro, Diovan,…
Thuốc chẹn kênh canxi: Ví dụ như Lotrel, Plendil, Cardizem, Dynacirc,… Nhóm này sẽ chặn các dòng canxi, ngăn không cho chúng đi vào các tế bào của mạch máu, làm giãn mạch và hạ huyết áp. Tuy nhiên, thuốc gây giãn mạch nhanh và mạnh, khiến huyết áp có tình trạng giảm nhanh gây ra phản xạ tăng nhịp tim. Vì vậy sẽ không có lợi cho bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim.
Thuốc chẹn alpha-1: Ngăn chặn các loại hormone như norepinephrine và epinephrine gắn vào thụ thể khiến tim đập nhanh hơn, mạnh hơn và mạch bị co. Các loại thuốc này bao gồm: Cardura, Minipress, Hytrin.
Thuốc giãn mạch: Làm giãn các cơ ở thành mạch máu, đặc biệt là những động mạch nhỏ. Điều này giúp làm mở rộng các mạch máu và giúp máu chảy qua chúng dễ dàng hơn. Vì vậy sẽ giúp hạ huyết áp.
Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc để giúp hạ huyết áp nhanh
Ngâm chân vào nước nóng khi bị tăng huyết áp
Nước nóng sẽ tác động vào quá trình lưu thông máu từ não đến chân được hiệu quả và đều đặn hơn. Từ đó sẽ giúp cải thiện được huyết áp.
Bạn cần chuẩn bị một chậu nước nóng ở nhiệt độ 40 - 50 độ C. Ngâm chân khoảng 10 - 15 phút trong tư thế ngồi thoải mái. Không nên ngâm quá lâu có thể sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề khác liên quan đến da chân.
Thực hiện bấm huyệt phong trì
Huyệt phong trì nằm ở vị trí sau tai, giữa điểm lõm đáy sọ và cổ (xem hình ảnh). Đây là huyệt có liên quan đến huyết áp. Vì vậy, trong trường hợp bị huyết áp tăng cao, bạn có thể thực hiện bấm huyệt phong trì để giúp hạ huyết áp nhanh hơn.
Cách thực hiện: Sử dụng 2 đầu ngón tay, ấn và xoa nhẹ nhàng vào 2 huyệt. Thực hiện trong 1- 2 phút hoặc đến khi tình trạng tăng huyết áp được thuyên giảm.
Bấm huyệt phong trì giúp hạ huyết áp
Uống nước tăng thể tích máu
Sử dụng ngay từ 1 - 2 ly nước khi bị tăng huyết áp đột ngột có thể giúp khôi phục và điều chỉnh lại huyết áp tốt hơn. Nước có thể giúp làm tăng thể tích máu trong cơ thể và điều hòa lại huyết áp cho bạn.
Thực hiện biện pháp massage cho tai, cổ
Bạn có thể thực hiện massage tại 3 vị trí ở tai, cổ để giúp hạ huyết áp, lưu thông máu tốt hơn. Cụ thể:
- Vị trí 1: Bắt đầu từ điểm phía sau sụn tai.
- Vị trí 2: Điểm thẳng hàng với vị trí 1 ở giữa cổ.
- Vị trí 3: Tại dái tai kéo tay ra trước khoảng 0,5cm.
Để thực hiện massage hạ huyết áp, bạn bắt đầu từ vị trí 1 sau đó di chuyển xuống vị trí 2. Thực hiện mỗi bên tai khoảng 10 lần. Sau đó bắt đầu thực hiện massage xoay nhẹ nhàng tại vị trí 3, mỗi bên khoảng 10 lần đến khi huyết áp ổn định trở lại.
Vị trí massage cổ và tai giúp hạ huyết áp
Thực hiện một số động tác Yoga
Trong trường hợp người bệnh không có sẵn những loại thuốc trên, có thể sử dụng một số động tác yoga giúp hạ huyết áp nhanh. Ví dụ như:
- Tư thế Savasana: Tìm một mặt phẳng, nằm thoải mái, nhắm mắt lại và thả lỏng cơ thể. Cố gắng thư giãn trong khoảng 10 - 15 phút để giúp cơ thể lấy lại cân bằng, ổn định được hệ thần kinh và giúp làm giảm nhịp tim, giảm huyết áp hiệu quả.
- Tư thế Bridge Pose: Nằm ngửa trên sàn, co hai chân lại. Tỳ hai tay xuống thảm, hít sâu và nâng thân trên lên cao bằng lực ở hông và mông. Giữ tư thế từ 45 đến 60 giây. Sau đó từ từ hạ về tư thế ban đầu. Tư thế này sẽ giúp nâng tim bạn cao hơn đầu để hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn, cân bằng được huyết áp.
Sử dụng một số loại thảo dược giúp hạ huyết áp
Ngoài những cách trên, để giúp hạ huyết áp và phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp tốt hơn, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm các loại thảo dược thiên nhiên. Hầu hết, các loại thuốc hạ huyết áp hiện nay chỉ tác động vào các nguyên nhân gây tăng huyết áp, khi sử dụng nhiều dễ khiến cho người bệnh bị nhờn thuốc.
Do đó, người bệnh cần kết hợp thêm các loại thảo dược khác như cần tây, hoàng bá, tỏi, dâu tằm,... Những loại thảo dược này khi phối hợp cùng các thuốc điều trị có thể giúp hạ huyết áp nhanh. Ngoài ra, thảo dược còn có thể giúp ổn định, kiểm soát và điều hòa được tình trạng huyết áp cao lâu dài. Bên cạnh đó, một nghiên cứu vào năm 2013 tại Iran cho thấy rằng, cao cần tây có khả năng hạ chỉ số huyết áp từ 23 - 38mmHg. Tác dụng này kéo dài ngay cả khi không còn sử dụng nữa do sự đào thải của hoạt chất trong cao cần tây ra khỏi cơ thể rất chậm. Tuy vậy, cao cần tây lại không gây độc mặc dù sử dụng ở liều rất cao. Kết quả của khảo sát trên Tạp chí Kinh Tế Việt Nam cho thấy, tỷ lệ người bệnh hài lòng với sản phẩm chứa cao cần tây lên đến 92,8%.
Cần tây, tỏi, hoàng bá,... là những loại thảo dược giúp hạ huyết áp tốt
>>> XEM THÊM: Người huyết áp cao có uống được lá vối không?
Biện pháp kiểm soát huyết áp lâu dài
Ngoài các cách giúp hạ huyết áp nhanh chóng, để phòng ngừa tình trạng huyết áp tăng cao trở lại, người bệnh cần thực hiện thêm các biện pháp cụ thể như sau:
Tăng cường hoạt động thể lực
Trong một nghiên cứu năm 2013, những người lớn có tham gia tập thể dục nhịp điệu đã hạ huyết áp trung bình 3,9% tâm thu và 4,5% tâm trương. Kết quả cho thấy hiệu quả của phương pháp này có thể là tương đương với việc dùng một số loại thuốc hạ huyết áp.
Việc duy trì tăng nhịp tim, nhịp thở theo thời gian giúp tim của bạn khỏe hơn và làm tăng khả năng bơm máu. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm áp lực lên động mạch gây hạ huyết áp. Bạn nên thường xuyên tập thể lực từ trung bình đến mạnh. Mỗi buổi kéo dài ở khoảng 40 phút và từ ba đến bốn lần mỗi tuần. Nếu bạn gặp khó khăn thì hoàn toàn có thể chia thành nhiều lần mỗi ngày, mỗi lần tập từ 10-15 phút.
Bên cạnh đó, các bộ môn thể thao không tốn quá nhiều sức cũng là lời khuyên bổ ích dành cho bạn. Bạn có thể tăng dần mức độ hoạt động của các hoạt động đơn giản như:
- Sử dụng cầu thang bộ.
- Lựa chọn đi bộ nếu có thể.
- Thực hiện các công việc nhẹ.
- Đạp xe.
- Các hoạt động thể lực vừa phải giúp đem lại lợi ích hạ huyết áp, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
Kiểm soát cân nặng phù hợp với chỉ số BMI
Cân nặng tăng đồng nghĩa với huyết áp của bạn có khả năng bị tăng cao hơn. Ngoài ra, cân nặng vượt mức tiêu chuẩn hoặc thừa cân, béo phì có thể khiến bạn bị ngưng thở khi ngủ, đây cũng là yếu tố khiến bạn bị tăng huyết áp. Do đó, người bệnh cần kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp.
Ngoài ra, vòng eo trong quá trình kiểm soát huyết áp cũng khá quan trọng. Nếu vòng eo quá khổ có thể khiến bạn có nguy cơ bị huyết áp cao hơn. Khuyến cáo nam giới nên hạn chế vòng eo dưới 102cm và nữ giới dưới 89cm.
Kiểm soát cân nặng tốt giúp bạn kiểm soát được huyết áp tốt
Ăn nhiều kali hơn và ít natri có hiệu quả tốt hạ huyết áp
Natri sẽ khiến lượng chất lỏng bị giữ trong cơ thể, tăng thể tích máu và áp lực trong mạch máu của bạn. Vì vậy, giảm lượng muối trong khẩu phần ăn nói chung là một biện pháp hiệu quả để hạ huyết áp. Với những người khỏe mạnh, lượng natri cần được giới hạn ở mức 2,3g hoặc ít hơn. Còn nếu bạn bị cao huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh thận mạn tính, bạn không nên ăn quá 1,5g natri mỗi ngày.
Kali là một khoáng chất quan trọng để có sức khỏe tốt. Nó cũng giúp giảm bớt ảnh hưởng của natri trong cơ thể bạn và làm giảm áp lực trên mạch máu. Ăn đủ kali có thể giúp kiểm soát huyết áp của bạn. Tuy nhiên, chế độ ăn giàu kali lại không tốt cho những người bị bệnh thận. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn khi thực hiện việc tăng kali trong chế độ ăn.
Một số thực phẩm có hàm lượng kali cao bao gồm:
- Bơ.
- Khoai lang.
- Rau xanh, chẳng hạn như rau bina.
- Chuối, cam.
- Mơ khô.
- Cá hồi.
Bổ sung thực phẩm chứa kali trong chế độ ăn giúp cải thiện cao huyết áp
Thực hiện chế độ ăn lành mạnh cho người huyết áp cao
Người bị cao huyết áp nên áp dụng các chế độ ăn uống phù hợp với bệnh lý của mình. Một trong những chế độ ăn uống được khuyến cáo là DASH. Đây là chế độ ăn tập trung chủ yếu vào các loại hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, rau, các loại sữa ít béo khác.
Người bệnh khi áp dụng chế độ DASH sẽ được yêu cầu giảm bớt các loại đồ ăn có chứa đường, natri, thịt đỏ,... Bổ sung thêm các nhóm protein lành mạnh, cung cấp thêm nhiều vitamin C, D hơn cho cơ thể.
>>> XEM THÊM: 5 loại sữa dành cho người cao huyết áp.
Hạn chế rượu, các chất kích thích
Rượu cũng như các chất kích thích có thể làm tăng huyết áp của bạn. Cụ thể, cứ mỗi 10g rượu được tiêu thụ sẽ khiến huyết áp của bạn tăng thêm 1mmHg và làm giảm tác dụng của thuốc hạ huyết áp.
Hay mỗi điếu thuốc bạn hút sẽ làm tăng huyết áp chỉ vài phút sau đó. Ngoài ra, đối với những người đang mắc huyết áp cao, hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Như vậy, rượu và các chất kích thích khi lạm dụng sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nên bạn hãy hạn chế sử dụng.
>>> XEM THÊM: Người cao huyết áp uống được nước dừa không?
Quản lý và giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống
Căng thẳng quá độ hoặc thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng sẽ là yếu tố góp phần gây tăng huyết áp. Vì vậy, bạn cần thực hiện các biện pháp để giúp quản lý căng thẳng tốt hơn.
- Tránh các tác nhân gây ra yếu tố căng thẳng: Ví dụ như kế hoạch công việc quá cao so với khả năng đạt được, thực hiện thêm các biện pháp thư giãn tinh thần ngay tại nhà như thiền, yoga,...
- Quản lý giấc ngủ: Lúc ngủ huyết áp của cơ thể có xu hướng hạ vì vậy khi gặp các vấn đề về giấc ngủ sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới huyết áp. Đây cũng là lý do nhóm người ở tuổi trung niên thường xuyên thiếu ngủ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp.
Các tổ chức y tế cũng đã khuyến cáo rằng, bạn cần ngủ đủ từ 7 đến 8 giờ đồng hồ một ngày. Việc này không chỉ giúp hạ huyết áp mà còn cho cả sức khỏe tổng thể của bạn nữa.
Ngủ sâu và đủ giấc giúp giảm nguy cơ bị tăng huyết áp
Trên đây là tổng hợp các cách giúp hạ huyết áp và kiểm soát đơn giản ngay tại nhà. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng huyết áp cao của mình, hạn chế được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu còn bất kỳ vấn đề thắc mắc nào liên quan đến các tình trạng tăng/giảm huyết áp, vui lòng liên hệ đến hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ.
Link tham khảo:
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/hypertension
https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension/lower-it-fast#cut-back-on-sugar
https://health.clevelandclinic.org/6-natural-ways-to-lower-blood-pressure/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23735001/
Bình luận