Propranolol điều trị huyết áp cao và 4 lưu ý khi sử dụng
Thuốc Propranolol là thuốc gì?
Propranolol là thuốc kê đơn thuộc nhóm thuốc chẹn beta không chọn lọc và nhóm thuốc chống loạn nhịp tim. Vì vậy nó có ảnh hưởng trực tiếp tới tim cũng như lượng máu tuần hoàn trong cơ thể.
Propranolol được công ty Domesco sản xuất với tên thương hiệu là Dorocardyl. Ngoài ra thuốc cũng được nhiều doanh nghiệp khác kinh doanh dưới các tên biệt dược như: Hemangeol, Inderal LA, Inderal XL, InnoPran XL, Inderal,... Tuy nhiên bài viết này sẽ tập trung vào Propranolol với biệt dược Dorocardyl.
Dạng bào chế chính của thuốc là viên nén Propranolol 40mg và được đóng gói theo quy cách hộp 100 viên và hộp gồm 10 vỉ x 10 viên. Thuốc được bán ở nhiều nhà thuốc với giá trung bình khoảng 200.000 - 300.000 đồng và có thể thay đổi theo từng thời điểm mua.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các dạng bào chế thông dụng hiện nay của propranolol là:
- Dung dịch tiêm tĩnh mạch: 1mg/ml.
- Viên nang tác dụng chậm: 120mg, 160mg, 60mg, 80mg.
- Hỗn dịch uống: 20mg/5ml, 40mg/5ml.
- Viên nén: 10mg, 20mg, 60mg, 80mg.
Propranolol dưới dạng biệt dược Dorocardyl trên thị trường hiện nay
Tác dụng ổn định huyết áp của Propranolol
Propranolol có tác dụng ổn định huyết áp, chống loạn nhịp tim nhờ các cơ chế hoạt động sau:
- Propranolol là thuốc chẹn beta có khả năng giảm cung lượng tim, ức chế thận giải phóng renin và ức chế các chất dẫn truyền thần kinh giao cảm. Nhờ đó hạn chế khả năng huyết áp tăng cao đột ngột.
- Propranolol làm giảm nhu cầu sử dụng oxygen của cơ tim bằng cách ức chế catecholamin tăng tần số nhịp tim, giảm huyết áp tâm thu, giảm mức độ và tốc độ co cơ tim. Nhờ đó giảm cơn đau thắt ngực ở người bệnh tim.
- Propranolol khi sử dụng nồng độ cao sẽ có tác dụng ổn định màng tế bào giúp điều trị chứng loạn nhịp tim.
- Propranolol tác động lên các thụ thể trên màng não giúp hạn chế các co thắt tiểu động mạch trên vỏ não, nhờ đó giảm và ngăn chứng đau nửa đầu.
Với 4 cơ chế hoạt động như vậy, Propranolol thường được chỉ định để điều trị cho những người đang gặp các vấn đề sau:
- Người mắc bệnh cao huyết áp.
- Người mắc các bệnh gây rối loạn nhịp tim như rung tâm nhĩ.
- Giảm tình trạng đau thắt ngực gây ra bởi các bệnh xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, run tim,...
- Người mắc chứng đau nửa đầu.
- Hỗ trợ phục hồi chức năng cho tim ở người vừa trải qua cơn đau tim.
- Hỗ trợ phòng ngừa các bệnh liên quan tới tuyến giáp và tuyến thượng thận, ngăn ngừa đột quỵ do nhồi máu cơ tim.
- Hỗ trợ ngăn ngừa chảy máu tái phát ở người mắc các bệnh về tĩnh mạch.
- Hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh cường giáp.
Propranolol dùng để điều trị cho người gặp tình trạng huyết áp cao
4 vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Propranolol
Sử dụng Propranolol không đúng cách có thể gây ra nhiều phản ứng nghiêm trọng. Vì vậy bạn cần nắm rõ 4 vấn đề dưới đây để an toàn khi sử dụng loại thuốc này.
Lưu ý 1 – Đối tượng chống chỉ định của Propranolol
Không sử dụng loại thuốc này nếu bạn thuộc các nhóm đối tượng sau:
- Người bị dị ứng với Propranolol hoặc mẫn cảm với các thành phần khác trong sản phẩm.
- Người bị bệnh hen suyễn, bệnh phổi.
- Người có tiền sử tim đập chậm dẫn tới ngất xỉu hay suy tim nặng phải cấp cứu.
- Người mắc các bệnh tim nghiêm trọng như suy nút xoang, block tim độ 2, độ 3.
- Người mắc bệnh nhược cơ.
- Người đang mắc chứng u tuyến thượng thận.
- Không dùng Propranolol cho trẻ nặng dưới 12 tuổi.
- Không dùng cho người thực hiện các công việc yêu cầu sự tỉnh táo như lái xe, sử dụng máy móc.
Một số đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc. Báo với bác sĩ nếu bạn thuộc danh sách dưới đây:
- Người có tiền sử bệnh tim, gan, thận.
- Người có tiền sử mắc bệnh rối loạn hô hấp như viêm phế quản, khí phế thũng.
- Người mắc bệnh tiểu đường hoặc các rối loạn tuần hoàn.
- Người bị rối loạn tuyến giáp.
- Người đang hút thuốc.
- Phụ nữ mang thai nên trao đổi với bác sĩ xem liệu có an toàn khi sử dụng thuốc Propranolol hay không.
- Người đang cho con bú nên sử dụng thận trọng vì thuốc có thể được tiết ra theo đường sữa gây ảnh hưởng tới trẻ.
Người bị hen suyễn nên thận trọng khi sử dụng Propranolol
>>> XEM THÊM: Những triệu chứng của cao huyết áp.
Lưu ý 2 – Hướng dẫn sử dụng Propranolol đúng cách
Propranolol là thuốc kê đơn nên bạn hãy dùng thuốc chính xác theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất và chỉ dùng để tham khảo thêm:
Cách dùng:
Với mỗi dạng thuốc Propranolol sẽ có cách dùng khác nhau. Cụ thể như sau:
- Với dạng viên nén: Bạn sử dụng theo đường uống với một cốc nước lọc. Ở dạng này, Propranolol được giải phóng vào cơ thể của bạn nhanh chóng. Vì vậy bạn cần sử dụng thuốc nhiều lần trong ngày theo liều lượng được kê đơn. Bạn có thể cắt hoặc nghiền viên thuốc mà không làm thay đổi tác dụng điều trị.
- Với dạng viên nang: Bạn uống cùng với một cốc nước lọc. Ở dạng này thuốc tan chậm nên bạn chỉ cần sử dụng thuốc một lần trong một ngày là đủ. Propranolol có thể gây chóng mặt, buồn ngủ. Vì vậy, liều đầu tiên nên dùng trước khi đi ngủ. Các liều tiếp theo nên dùng vào buổi sáng khi đã hết tình trạng chóng mặt.
Liều dùng: Liều dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như tuổi, thể trạng của từng người bệnh. Dưới đây là liều dùng cho một số tình trạng phổ biến ở người lớn.
Điều trị rung nhĩ: Liều phổ thông là 10-30mg. Sử dụng 3-4 lần/ngày trước bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Điều trị tăng huyết áp:
- Sử dụng liều khởi đầu khoảng 40mg, uống 2 lần/ngày. Sau đó bác sĩ sẽ tăng liều lên từ từ để phù hợp với huyết áp của người bệnh.
- Liều duy trì khoảng 120-240mg chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Tối đa có thể sử dụng 640mg/ngày trong một số trường hợp.
Điều trị đau, thắt ngực: Liều phổ thông là 80-320mg chia làm 2-4 lần uống mỗi ngày.
Điều trị đau tim:
- Sử dụng liều khởi đầu khoảng 40mg, uống 3 lần/ngày. Sau 1 tháng, bác sĩ sẽ tăng liều lượng lên 60-80mg/ngày, uống 3 lần/ngày.
- Liều duy trì khoảng 180-240mg chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
Điều trị hẹp eo động mạch chủ: Sử dụng 20-40mg, uống 3-4 lần/ngày trước bữa ăn và trước khi ngủ.
Điều trị đau nửa đầu:
- Sử dụng liều khởi đầu khoảng 80mg/ngày, chia làm nhiều lần trong ngày.
- Liều duy trì khoảng 160-240mg/ngày, chia làm nhiều lần trong ngày. Nếu điều trị 4-6 tuần không hiệu quả, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng sử dụng thuốc từ từ.
Điều trị chứng run: Sử dụng liều khởi đầu khoảng 40mg, uống 2 lần/ngày. Sau đó bác sĩ sẽ tăng liều lên 120mg mỗi ngày, tối đa sử dụng 240-320mg/ngày, uống 2 lần/ngày.
Điều trị u tuyến thượng thận: Sử dụng duy trì 60mg mỗi ngày, chia nhỏ làm nhiều lần. Sử dụng 3 ngày trước khi phẫu thuật.
Bạn cần sử dụng thuốc Propranolol đúng cách và đúng liều lượng theo chỉ định bác sĩ
Xử lý khi quên liều, quá liều và ngưng liều:
Trong trường hợp quên liều, quá liều hoặc muốn ngừng sử dụng thuốc, bạn cần chú ý các vấn đề sau:
- Quên liều: Hãy sử dụng thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu gần tới thời điểm sử dụng liều tiếp theo bạn chỉ nên sử dụng liều đó và bỏ qua liều đã quên. Không tăng gấp đôi liều dùng tránh gây các tác dụng phụ nghiêm trọng. Hạn chế quên liều bởi nó có thể khiến tình trạng bệnh của bạn không được cải thiện, thậm chí trở nên tồi tệ hơn.
- Quá liều: Quá liều có thể khiến bạn cảm thấy choáng váng, bồn chồn, run rẩy, khó thở, loạn nhịp tim. Lúc này bạn cần liên hệ tới cơ sở y tế gần nhất hoặc nhờ người khác đưa đi cấp cứu kịp thời.
- Ngưng liều: Tuyệt đối không ngừng sử dụng thuốc mà chưa được sự cho phép của bác sĩ. Ngừng thuốc đột ngột có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, các tác dụng phụ như thay đổi nhịp tim, loạn huyết áp, đau ngực, đau tim,... Trong trường hợp ngừng dùng thuốc, bác sĩ sẽ giảm liều lượng thuốc từ từ để tránh những ảnh hưởng này.
Lưu ý 3 – Tác dụng phụ của Propranolol có thể gặp
Propranolol có thể gây tác dụng phụ ở một số đối tượng sử dụng. Dưới đây là thống kê danh sách các tác dụng phụ sắp xếp theo mức độ nghiêm trọng bạn có thể gặp phải.
Tác dụng phụ ít nghiêm trọng:
- Nhịp tim chậm.
- Đau bụng, tiêu chảy, táo bón, co thắt dạ dày.
- Chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ.
- Khô mắt, rụng tóc.
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, đau họng.
Các tác dụng phụ này thường không quá nghiêm trọng và sẽ biến mất sau 1 thời gian bạn dùng thuốc. Tuy nhiên trường hợp chúng kéo dài hay trở nặng thì cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn điều chỉnh liều lượng thuốc.
Tác dụng phụ nghiêm trọng:
- Các phản ứng dị ứng với triệu chứng như phát ban da, ngứa da, nổi mẩn đỏ, sưng phù vùng mặt, môi, lưỡi,...
- Các vấn đề về hô hấp như co thắt phế quản.
- Khó ngủ, gặp ác mộng, ảo giác, lú lẫn, rối loạn thị giác, mất khả năng phối hợp,...
- Cảm giác lạnh ở bàn tay và bàn chân.
- Các vấn đề về tim với biểu hiện như sưng phù cơ thể, tăng cân không kiểm soát, khó thở.
- Gây hạ đường huyết với các triệu chứng nhức đầu, đói, chóng mặt, đổ mồ hôi,...
- Các vấn đề về máu như giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu,...
Bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu gặp bất kể triệu chứng nào trong danh sách trên. Nếu bạn gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng khác không được liệt kê, cần gọi cấp cứu để được điều trị kịp thời.
Bạn có thể cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi sau khi sử dụng Propranolol
Lưu ý 4 – Tương tác thuốc của Propranolol
Sử dụng chung Propranolol với các loại thuốc khác có thể tạo nên những tương tác khác nhau. Để tránh những tương tác không mong muốn. Bạn cần báo với bác sĩ tất cả loại thuốc, vitamin, sản phẩm hỗ trợ đang sử dụng.
Các loại thuốc có thể gây tương tác với Propranolol là:
- Thuốc điều trị loạn nhịp tim như amiodaron, bretylium, quinidine,... khi dùng chung với Propranolol có thể gây nhiều tác dụng phụ như nhịp tim thấp, huyết áp thấp hoặc tắc nghẽn tim.
- Thuốc huyết áp khác như clonidine khi chuyển sang Propranolol cần được giảm liều lượng clonidine và tăng liều Propranolol từ từ để tránh gây ra các tác dụng phụ như hạ huyết áp.
- Thuốc chẹn beta khác như acebutolol, atenolol, bisoprolol,... không nên sử dụng chung với Propranolol để tránh giảm nhịp tim quá nhiều.
- Thuốc ức chế men chuyển như lisinopril, enalapril,... dùng chung với Propranolol sẽ gây huyết áp thấp.
- Thuốc chẹn canxi như diltiazem dùng chung với Propranolol sẽ gây tác dụng phụ như nhịp tim thấp, suy tim, tắc nghẽn tim.
- Thuốc chẹn alpha như prazosin, terazosin, doxazosin,... khi kết hợp với Propranolol có thể gây huyết áp thấp, ngất xỉu.
- Thuốc mê như lidocain, bupivacaine, mepivacaine,... khi dùng với Propranolol có thể khiến thuốc mê đào thải khỏi cơ thể và giảm tác dụng.
- Thuốc tăng nhịp tim, tăng huyết áp như epinephrine, dobutamine, isoproterenol,... không dùng chung với Propranolol để tránh việc tự loại bỏ lẫn nhau.
- Thuốc hen suyễn như theophylline dùng chung với Propranolol sẽ làm tăng lượng thuốc hen suyễn và tăng tỉ lệ mắc các tác dụng phụ.
- Thuốc chống viêm không steroid như diclofenac, etodolac, fenoprofen, ibuprofen,... khi được dùng với Propranolol sẽ làm giảm tác dụng của Propranolol.
- Thuốc làm loãng máu như warfarin, propranolol,... dùng chung với Propranolol sẽ là tăng tác dụng của thuốc loãng máu và có thể làm cơ thể dễ chảy máu ở bất cứ vết thương nào.
- Thuốc điều trị loét dạ dày như cimetidine dùng với Propranolol sẽ làm thuốc này kém hiệu quả hơn.
- Thuốc kháng axit với nhôm hydroxit dùng chung với Propranolol sẽ làm giảm tác dụng của thuốc này.
Lưu ý từ chuyên gia trong sử dụng Propranolol
Để điều trị huyết áp cao, ngoài việc sử dụng thuốc Propranolol bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống và sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ. Cụ thể như sau:
Chế độ ăn lành mạnh: Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm giúp điều hòa huyết áp trong cơ thể như rau có lá màu xanh, quả mọng, khoai tây, cháo yến mạch, sữa không đường, chuối,... Đồng thời bạn nên hạn chế các thực phẩm làm tăng nguy cơ cao huyết áp như thực phẩm chứa nhiều cholesterol, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều đường, thực phẩm nhiều muối, đồ chế biến sẵn, các chất kích thích,...
>>> XEM THÊM: Các bài tập thể dục cho người cao huyết áp.
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ:
Bên cạnh việc xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, dùng thuốc tây dược, người bệnh có thể kết hợp sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để hạ huyết áp. Trong đó, các thảo dược được tin dùng đó là cao lá dâu tằm, cao cần tây, cao tỏi. Không chỉ có khả năng chống oxy hóa, các thảo dược này còn có vai trò hỗ trợ điều hòa huyết áp theo cơ chế 2 chiều.
Ngoài ra, cao cần tây còn được biết đến với công dụng hỗ trợ làm giảm mỡ máu, từ đó giúp làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, ngăn ngừa huyết áp tăng cao. Năm 2019, các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu về tác dụng của nước ép cần tây với người bệnh tăng huyết áp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cao lá cần tây vừa giúp ổn định huyết áp, vừa hỗ trợ làm giảm lượng mỡ trong máu. Do vậy, sử dụng những sản phẩm từ cần tây cho lợi ích rất tốt đối với sức khỏe tim mạch. Tỷ lệ người bệnh hài lòng khi sử dụng sản phẩm chiết xuất từ cao cần tây lên đến 92,8%, đây là kết quả khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam vào năm 2020 vừa qua.
Cần tây hỗ trợ làm giảm mỡ máu, kiểm soát huyết áp
Trên đây là những thông tin về cách sử dụng cũng như những lưu ý mà bạn nên biết khi dùng thuốc Propranolol điều trị huyết áp cao. Những thông tin trên chỉ mang tính tham khảo và bạn cần thực hiện theo dùng thuốc theo chỉ định cụ thể của bác sĩ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, bạn có thể gọi tới hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia.
Link tham khảo:
https://www.drugs.com/propranolol.html#dosage
https://www.webmd.com/drugs/2/drug-10404-9168/propranolol-oral/propranolol-oral/details
https://www.nhs.uk/medicines/propranolol/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26101753/
Bình luận