Viêm xoang ở trẻ em là bệnh lý hô hấp cần được phát hiện và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của bé. Trẻ thường bị viêm xoang sau khi nhiễm trùng hô hấp vượt trên mức cấp tính và bệnh trở nặng, kéo dài triệu chứng. Cùng tìm hiểu cụ thể về bệnh lý này trong bài viết dưới đây! 

Viêm xoang ở trẻ em là tình trạng như thế nào?

Xoang là các hốc rỗng nằm bên trong khối xương sọ - mặt. Niêm mạc lót xoang là một lớp mô mềm. Lớp niêm mạc này chứa đầy không khí và sạch sẽ. Khi các xoang này bị bít tắc do dịch tiết thì vi khuẩn có thể phát triển dẫn đến viêm xoang.

Viêm xoang trẻ em là bệnh phổ biến xảy ra ở các quốc gia nhiệt đới gió mùa, đây là điều kiện thích hợp để tác nhân gây bệnh phát triển, nhất và vào các thời điểm giao mùa. 

Viêm xoang ở trẻ thường gặp khi thời tiết giao mùa

Viêm xoang ở trẻ thường gặp khi thời tiết giao mùa

Các dấu hiệu để nhận biết trẻ bị viêm xoang: Trẻ bị ngạt tắc mũi phải thở qua miệng; chảy dịch mũi xanh, vàng; hơi thở hôi; sốt, đau đầu, ho; chảy dịch mũi sau; mất ngửi; trẻ quấy khóc; đau quanh vị trí của xoang. 

Phân loại viêm xoang ở trẻ em

Viêm mũi xoang ở trẻ em gồm 3 dạng chính tùy theo thời gian bệnh, cụ thể:

  • Viêm xoang cấp tính: Bệnh kéo dài không quá 4 tuần, các triệu chứng bệnh giảm dần rồi khỏi hẳn. Thường xảy ra với xoang trán, xoang sàng, xoang bướm và viêm đa xoang.
  • Viêm xoang bán cấp: Các triệu chứng bệnh kéo dài từ 4-8 tuần.
  • Viêm xoang mạn tính: Bệnh kéo dài trên 12 tuần, có thể tái đi tái lại nhiều lần trong một năm.

Bệnh viêm xoang thường gặp ở người lớn hơn trẻ em, trong đó phần lớn là trẻ em dưới 6 tuổi. Mặt khác, những trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, sống trong môi trường ô nhiễm,… sẽ dễ mắc bệnh hơn. 

>>> Xem thêm: Trẻ bị sổ mũi kéo dài không khỏi - Phải làm sao?

Trẻ bị viêm xoang - Nguyên nhân do đâu?

Viêm xoang là bệnh lý nhiễm trùng các xoang do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Một số vi khuẩn gây viêm xoang trẻ em là vi khuẩn gây viêm đường hô hấp như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Pseudomonas aeruginosa, E.coli, Klebsiella… Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ di chuyển từ các cơ quan trong hệ hô hấp lên các xoang và gây tình trạng nhiễm trùng.

Viêm xoang ở trẻ em có thể do vi khuẩn, virus hoặc nấm

Viêm xoang ở trẻ em có thể do vi khuẩn, virus hoặc nấm

Viêm mũi xoang trẻ em có liên hệ mật thiết với các bệnh viêm đường hô hấp. Do đó, các bệnh nhân viêm xoang có thể gặp tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trước đó như:

  • Viêm đường hô hấp trên: Các triệu chứng gồm ho, sốt nhẹ, ngạt mũi, chảy nước mũi… Trẻ bệnh bị lại nhiều lần trong năm.
  • VIêm mũi dị ứng: Một số biểu hiện ở trẻ như chảy nước mũi, khò khè, ran ở phổi.
  • Hen phế quản: Trẻ khó thở từng cơn, khó khăn khi thở ra do khí quản bị co thắt.

Nếu bé mắc các bệnh trên nhưng không được hỗ trợ điều trị đúng cách, kịp thời, bệnh kéo dài lâu khỏi sẽ khiến niêm mạc mũi bị phù nề, chặn đường thông với lỗ xoang làm dịch trong xoang ứ đọng, vi khuẩn tích tụ gây nhiễm trùng trở thành viêm mũi xoang.

Điều trị viêm xoang ở trẻ nhỏ như thế nào?

Phương thức điều trị viêm xoang ở trẻ nhỏ sẽ tùy theo nguyên nhân, mức độ và thời gian mắc bệnh. Đối với viêm xoang cấp thời gian điều trị khoảng 7-14 ngày; trong trường hợp viêm xoang mạn tính có thể kéo dài 4-6 tuần. 

Tùy mức độ bệnh viêm xoang ở trẻ mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp

Tùy mức độ bệnh viêm xoang ở trẻ mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp

Bên cạnh việc điều trị tích cực cần phải giải quyết các vấn đề khác có thể làm cho tình trạng viêm mũi xoang nặng hơn hoặc gây thường xuyên tái phát như trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng, bất thường cấu trúc giải phẫu vùng mũi,…

Ở trẻ em, viêm mũi xoang được điều trị chủ yếu bằng cách dùng thuốc đặc trị như kháng sinh, kháng viêm, kháng dị ứng và sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi thường xuyên giúp cho việc dẫn lưu chất nhầy trở nên dễ dàng hơn. Vấn đề phẫu thuật chỉ đặt ra trong trường hợp bệnh không cải thiện hay thường xuyên tái phát dù đã điều trị đúng và đủ thời gian. Tùy theo trường hợp mà bác sĩ sẽ quyết định nạo VA, mở rộng lỗ thông xoang, loại bỏ những bất thường giải phẫu trong hốc mũi, cắt bỏ polyp,…

Sử dụng lợi khuẩn hô hấp giúp cải thiện triệu chứng viêm xoang, giảm nguy cơ bệnh tái phát

Chuyên gia cho rằng, khả năng miễn dịch hệ hô hấp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện tình trạng viêm xoang ở trẻ và giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát. Do đó, giải pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng đó là bổ sung lợi khuẩn hô hấp cho trẻ. Kế thừa nền tảng sử dụng lợi khuẩn cho con người từ hàng trăm năm trước, giúp người Cô-dắc “kéo dài sự sống”, các nhà khoa học đã nghiên cứu lợi khuẩn Bacillus Subtilis và Bacillus Clausii để sản xuất thành công sản phẩm xịt/nhỏ mũi họng lợi khuẩn. 

Dung dịch nhỏ xịt mũi họng bổ sung lợi khuẩn hô hấp cải thiện tình trạng viêm xoang cho trẻ

Dung dịch nhỏ xịt mũi họng bổ sung lợi khuẩn hô hấp cải thiện tình trạng viêm xoang cho trẻ

Khi được cung cấp vào cơ thể, lợi khuẩn sẽ di chuyển đến khu vực bị tổn thương trên niêm mạc đường hô hấp, tạo một màng nhầy biofilm bảo vệ vùng tổn thương, ức chế mầm bệnh. Từ đó, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, ho, đau rát họng, viêm, sưng tấy, phù nề. Bên cạnh đó, lợi khuẩn sẽ sản sinh kháng thể IgA, giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể trẻ.

Với những ưu điểm đó của lợi khuẩn, các nhà khoa học đã bào chế ra dung dịch nhỏ và xịt mũi họng chứa tới 15-20 tỷ lợi khuẩn. Sản phẩm giúp tăng sức đề kháng niêm mạc mũi, miệng, họng, hầu, thanh quản; giúp giảm nhẹ triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, khò khè, đau họng, ho đặc biệt ở trẻ em.

Đặc biệt sản phẩm ứng dụng công nghệ bao vi nang tiên tiến đảm bảo hơn 90% lợi khuẩn vẫn sống sót khi đến đúng niêm mạc hô hấp. 

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích để cha mẹ chủ động cải thiện và phòng ngừa tình trạng viêm xoang tái phát cho trẻ. Đặc biệt, giải pháp sử dụng lợi khuẩn đường hô hấp giúp giảm viêm ho, mẹ khỏi lo con ốm là một trong những lựa chọn tối ưu cha mẹ nên thực hiện sớm!

 

Bình luận