Hiện nay, có nhiều loại thuốc sổ mũi cho trẻ khác nhau. Cha mẹ cần nắm rõ những lưu ý khi sử dụng thuốc để tránh gặp phải tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến sự phát triển của con sau này. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích nhé!

Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi khi giao mùa

Mũi có 2 chức năng chính là làm ấm không khí và lọc vi khuẩn trước khi đưa vào phổi. Hai chức năng này được thực hiện nhờ lông mũi và các chất nhầy trong khoang mũi.

Giao mùa, nắng mưa thất thường, thay đổi thời tiết tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gia tăng trong khi cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi đó sẽ dẫn đến các triệu chứng về đường hô hấp như viêm mũi, sổ mũi, hắt hơi và đặc biệt là chảy nước mũi.

Giao mùa là thời điểm trẻ rất dễ bị sổ mũi

Giao mùa là thời điểm trẻ rất dễ bị sổ mũi

Ngoài ra, một số yếu tố khiến trẻ có nguy cơ cao bị sổ mũi khi giao mùa như:

  • Hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện: Trẻ nhỏ có nguy cơ bị sổ mũi vì sức đề kháng chưa đủ để chống đỡ với hầu hết các loại virus có trong môi trường.
  • Tiếp xúc với những trẻ khác: Trẻ nhỏ rất dễ lây nhiễm chéo với nhau do chưa ý thức được việc giữ vệ sinh tay chân hoặc che miệng khi ho và hắt hơi.
  • Theo thời tiết: Cả trẻ em và người lớn đều dễ bị sổ mũi và các vấn đề hô hấp khác từ mùa thu đến cuối mùa xuân.

>>> Xem thêm: Trẻ bị sổ mũi kéo dài không khỏi - Phải làm sao?

Lưu ý khi dùng thuốc sổ mũi cho trẻ em

Loại thuốc trị sổ mũi và liều lượng sử dụng cho trẻ rất quan trọng. Bởi nếu trẻ uống nhầm thuốc hoặc quá liều thì sẽ gây tác dụng ngược ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, khi sử dụng thuốc sổ mũi trẻ em, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Đối với các loại thuốc kháng histamin

Thông thường, khi bé sổ mũi, ho thì sẽ được cho sử dụng thuốc kháng histamin dạng siro hoặc thuốc nước để giúp chống dị ứng và làm dịu, giảm ho hiệu quả.

Ngoài những tác dụng đạt được thì loại thuốc sổ mũi trẻ em có chứa hoạt chất kháng histamin sẽ tồn tại một số tác dụng phụ như gây buồn ngủ. Cha mẹ không được lạm dụng điều này để giúp trẻ ngủ lâu và ngoan hơn vì rất có hại cho sức khỏe của trẻ. Các loại thuốc kháng histamin được khuyến cáo là không cho trẻ sử dụng dài ngày và không dùng trong trường hợp trẻ bị ho có đờm, mắc các bệnh lý hen suyễn, viêm đường hô hấp dưới.

Thuốc kháng histamin trị sổ mũi ở trẻ có thể gây buồn ngủ

Thuốc kháng histamin trị sổ mũi ở trẻ có thể gây buồn ngủ

Đối với thuốc kháng sinh

Một số trường hợp đặc biệt, khi trẻ bị sổ mũi, ho sẽ phải dùng kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, chỉ trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là do trẻ bị viêm nhiễm nặng do tác nhân vi khuẩn thì mới dùng kháng sinh kết hợp, chứ không nên dùng chỉ một loại kháng sinh để điều trị cho hầu hết trường hợp, cảnh giác đề kháng kháng sinh.

Đối với những kháng sinh có thể gây độc tính thì bác sĩ sẽ điều chỉnh đơn tùy theo độ tuổi của trẻ. Trẻ em sẽ không được dùng một số loại kháng sinh như: Cloramphenicol, Tetracyclin, Quinolon, Fluoroquinolon....

Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau

Thành phần hạ sốt, giảm đau có trong các loại thuốc trị ho, sổ mũi, cảm cúm, cảm lạnh thường được sử dụng là paracetamol. Ở liều bình thường, paracetamol có khả năng dung nạp tốt và ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều paracetamol thì có thể gây độc cho gan và các tác dụng phụ như nôn, đau bụng... Chính vì thế, cha mẹ cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc này điều trị bệnh cho trẻ, tuyệt đối tuân thủ đúng liều dùng và thời gian dùng thuốc.

Thuốc chống sung huyết, nghẹt mũi

Các loại thuốc có tác dụng gây co mạch có thể dẫn đến làm giảm lưu lượng máu và làm giảm sung huyết mũi. Tuy nhiên, khi dùng thuốc quá liều hoặc cho trẻ em sử dụng thì có thể khiến co mạch toàn thân và tím tái, vã mồ hôi, tăng huyết áp, chóng mặt,... Cha mẹ cần đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc này điều trị cho trẻ nhỏ, người bệnh mạch vành, suy thận, người bị hen, đái tháo đường hoặc cường giáp...

Việc dùng thuốc sổ mũi trẻ em nếu đúng cách và tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ thì sẽ giúp bệnh nhanh khỏi, không gây tác dụng phụ. Đối với trẻ em, chỉ khi xác định chính xác nguyên nhân gây sổ mũi, ho thì mới đưa ra được phác đồ điều trị chính xác. Do đó, cha mẹ không được tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ mà phải đưa bé đi khám bởi bác sĩ có chuyên môn trước khi quyết định điều trị.

Các loại thuốc giảm ho

Hai loại thuốc giảm ho được sử dụng nhiều hiện nay là codein và dextromethorphan. Trường hợp bị ho bình thường thì không cần sử dụng thuốc, các thuốc giảm ho chỉ nên sử dụng khi bị ho khan, ho dai dẳng gây mệt, nôn ói, mất ngủ. Trẻ nhỏ nếu sử dụng hai loại thuốc trị ho, sổ mũi này có thể gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng, gây suy hô hấp, chính vì thế cha mẹ tuyệt đối cẩn trọng, tránh lam dụng thuốc này cho trẻ nhỏ.

Nếu trẻ bị ho mức độ nhẹ thì chưa cần sử dụng thuốc

Nếu trẻ bị ho mức độ nhẹ thì chưa cần sử dụng thuốc

Cách phòng tránh sổ mũi cho trẻ khi giao mùa

Khi giao mùa rất dễ làm suy giảm sức đề kháng ở trẻ, do vậy cha mẹ cần có những biện pháp giúp trẻ phòng tránh sổ mũi như sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và giàu vitamin C giúp tăng cường đề kháng cho trẻ.
  • Không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa mà có thể chia nhỏ các bữa ăn để giúp trẻ hấp thụ và chuyển hóa thức ăn tốt nhất;
  • Không cho trẻ ăn thức ăn lạ.
  • Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ để giúp mũi trẻ thông thoáng, dễ thở, các mầm bệnh sẽ được đào thải ra ngoài.
  • Giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ trong những ngày lạnh, đặc biệt là vùng đầu, cổ, ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân,...

Sử dụng lợi khuẩn hô hấp giúp cải thiện sổ mũi, giảm nguy cơ bệnh tái phát cho trẻ khi giao mùa

Chuyên gia cho rằng, khả năng miễn dịch hệ hô hấp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện tình trạng sổ mũi khi giao mùa ở trẻ và giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát. Do đó, giải pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng đó là bổ sung lợi khuẩn hô hấp cho trẻ. 

Khi được cung cấp vào cơ thể, lợi khuẩn sẽ di chuyển đến khu vực bị tổn thương trên niêm mạc mũi họng, tạo một màng nhầy biofilm bảo vệ vùng tổn thương, ức chế mầm bệnh. Từ đó, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, ho, đau rát họng, viêm, sưng tấy, phù nề. Bên cạnh đó, lợi khuẩn sẽ sản sinh kháng thể IgA, giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể trẻ.

Với những ưu điểm đó của lợi khuẩn, các nhà khoa học đã bào chế ra dung dịch nhỏ và xịt mũi họng chứa tới 15-20 tỷ lợi khuẩn. Sản phẩm giúp tăng sức đề kháng niêm mạc mũi, miệng, họng, hầu, thanh quản; giúp giảm nhẹ triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, khò khè, đau họng, ho đặc biệt ở trẻ em.

Sử dụng lợi khuẩn hô hấp giúp cải thiện sổ mũi và hạn chế nguy cơ tái phát khi giao mùa

Sử dụng lợi khuẩn hô hấp giúp cải thiện sổ mũi và hạn chế nguy cơ tái phát khi giao mùa

Đặc biệt sản phẩm ứng dụng công nghệ bao vi nang tiên tiến đảm bảo hơn 90% lợi khuẩn vẫn sống sót khi đến đúng niêm mạc hô hấp. 

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích để cha mẹ hiểu hơn về các loại thuốc sổ mũi cho trẻ. Đặc biệt, giải pháp sử dụng lợi khuẩn đường hô hấp giúp giảm viêm ho, mẹ khỏi lo con ốm là một trong những lựa chọn tối ưu cha mẹ nên thực hiện sớm!

 

Bình luận