Ù tai là bệnh gì và hướng dẫn phương pháp xử lý khi bị ù tai
Bị ù tai là bệnh gì?
Ù tai là tình trạng người bệnh cảm nhận được âm thanh, tiếng ồn ở trong tai. Tình trạng này có thể diễn ra ở một hoặc cả hai tai. Theo thống kê, có khoảng 15 - 20% người trưởng thành bị hiện tượng này, đặc biệt là người lớn tuổi.
Ù tai là tình trạng người bệnh nhận thấy có âm thanh lạ ở bên trong tai
Với một số trường hợp, triệu chứng này chỉ xảy ra ở thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu kéo dài triệu chứng này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc của người mắc.
Có khá nhiều cách để phân loại ù tai như theo vị trí (ù tai trái, ù tai phải)... Tuy nhiên, dựa theo triệu chứng có thể chia thành 2 loại là ù tai chủ quan và ù tai khách quan.
Nguyên nhân gây ù tai là gì?
Chứng ù tai có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dựa theo mức độ nghiêm trọng, các nguyên nhân được chia thành các nhóm sau:
Nguyên nhân ù tai ít nguy hiểm
Các nguyên nhân này thường đến từ những vấn đề ít nghiêm trọng, gây chứng ù tai tạm thời, người bệnh có thể tự khỏi sau một vài ngày nghỉ ngơi. Các nguyên nhân ít nguy hiểm thường được biết đến gồm:
Do căng thẳng, mệt mỏi: Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài sẽ khiến thần kinh bị ảnh hưởng, làm não nhận diện nhầm các tiếng kêu không có thực là âm thanh. Ù tai do căng thẳng thường có thể tự khỏi nếu người bệnh ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Do sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài: Sử dụng một số loại thuốc có thể làm tổn thương tế bào lông và dây thần kinh thính giác, gây hiện tượng ù tai. Hiện tượng ù tai do sử dụng thuốc không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi khi bạn ngừng sử dụng thuốc.
Do thay đổi áp suất: Đây là tình trạng người bệnh bị ù tai do màng nhĩ phải chịu áp lực lớn khi áp suất ở môi trường thay đổi đột ngột. Hiện tượng này thường xảy ra khi bạn đi máy bay, lặn biển sâu…
Thay đổi áp suất khi đi máy bay dễ gây ù tai
Nguyên nhân ù tai từ bệnh lý nghiêm trọng
Với những nguyên nhân ít nghiêm trọng như trên, bạn không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây ù tai đến từ các bệnh lý trong cơ thể thì bạn cần phải cẩn trọng để điều trị càng sớm càng tốt. Các bệnh lý gồm:
Bệnh Meniere: Các chuyên gia cho biết, ù tai có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh Meniere. Đây là một chứng rối loạn tai trong do áp suất dịch tai trong bất thường gây ra. Bệnh thường gây triệu chứng ù tai kèm chóng mặt, nhức đầu.
Rối loạn chức năng vòi nhĩ (ống Eustachian): Vòi nhĩ là bộ phận nối tai và họng. Khi chức năng vòi nhĩ bị rối loạn sẽ khiến tai luôn có cảm giác căng, tức kèm theo triệu chứng ù tai.
Xơ cứng tai: Xơ cứng tai là một trong những bệnh về tai khá phổ biến. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến thính giác và gây ù tai.
Rối loạn khớp thái dương hàm: Khi khớp thái dương hàm - nơi xương hàm dưới tiếp xúc với hộp sọ có vấn đề, có thể làm ảnh hưởng tới cơ quan thính giác và gây ra triệu chứng ù tai.
U thần kinh thính giác: Một khối u lành tính phát triển trên dây thần kinh thính giác có thể dẫn đến ù tai, làm ảnh hưởng tới khả năng nghe.
Viêm nhiễm ở tai: Viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm tai trong là những bệnh lý về tai phổ biến. Viêm tai không được điều trị sớm dễ làm tổn thương tới cơ quan thính giác, gây ù tai, điếc tai, suy giảm thính lực.
Rối loạn tuần hoàn máu: Tuần hoàn máu đóng vai trò quan trọng với mỗi bộ phận của cơ thể, trong đó có cơ quan thính giác. Khi tuần hoàn máu kém, sẽ khiến thần kinh thính giác bị suy giảm chức năng và gây hiện tượng ù tai, nghe kém.
Chức năng thận suy giảm: Chức năng thận kém là một trong những nguyên nhân gây ù tai phổ biến nhưng ít được quan tâm. Theo đông y, “thận khai khiếu ra tai”. Điều này có nghĩa, chức năng thận có mối quan hệ mật thiết với thính giác. Thận khỏe tai sẽ nghe tốt, nếu thận yếu sẽ dễ gây ù tai, giảm thính lực.
Chức năng thận suy giảm dễ gây ù tai
Những đối tượng dễ bị ù tai
Các chuyên gia cho biết, ai cũng có khả năng bị ù tai nhưng những đối tượng dễ gặp phải tình trạng này nhất là:
Người cao tuổi: Tuổi tác khiến cơ quan thính giác bị lão hóa theo thời gian và không làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Người cao tuổi bị ù tai thường khó điều trị hơn các đối tượng khác.
Người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Tiếng ồn là nguyên nhân khiến tế bào lông trong ốc tai bị tổn thương. Do đó, người thường xuyên phải tiếp xúc với âm thanh lớn thường có nguy cơ bị ù tai cao hơn. Tiếng ồn lớn dễ làm hiện tượng này kéo dài và khiến tổn thương thính lực vĩnh viễn.
Người có thói quen nghe nhạc lớn: Cũng giống như khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn, việc bạn thường xuyên nghe nhạc lớn hoặc đeo tai nghe cũng khiến cơ quan thính giác bị tổn thương và gây ù tai, giảm thính lực.
Người bán hàng qua điện thoại: Nếu đang làm công việc bán hàng qua điện thoại, bạn cũng cần cẩn trọng bởi việc phải nghe điện thoại quá lâu cũng là yếu tố khiến bạn bị ù tai, nghe kém.
Triệu chứng nhận biết ù tai
Chứng ù tai có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng đang gặp phải, người bệnh sẽ nhận thấy có những triệu chứng khác nhau:
Ù tai chủ quan
Ù tai chủ quan là tình trạng nơron vùng vỏ não thính giác hoạt động bất thường. Đó có thể là do ốc tai, dây thần kinh thính giác, thân não, vỏ thính giác bị gián đoạn hoặc thay đổi theo một cách nào đó. Sự gián đoạn này làm âm thanh không được truyền tải đến não một cách đầy đủ và gây ra hiện tượng ù tai.
Khi bị ù tai chủ quan, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng như: Tiếng ve kêu trong tai, lỗ tai kêu vo ve, tiếng nổ lụp bụp… Với loại này, sẽ chỉ mình bạn nhận thấy tiếng kêu trong tai, còn người ngoài không thể nghe được.
Ù tai khách quan
Ù tai khách quan là tình trạng âm thanh trong tai được tạo ra từ những bộ phận lân cận, cụ thể là mạch máu ở gần tai. Khi bị ù tai khách quan, người bệnh sẽ nhận thấy có các triệu chứng như có tiếng mạch đập trong tai. Chứng ù tai khách quan có thể được phát hiện bởi bác sĩ, thậm chí người bên cạnh bạn cũng có thể nghe được.
Chứng ù tai dù là khách quan hay chủ quan thì đều cần được thăm khám sớm để bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân và có hướng điều trị sớm, tránh làm tổn thương thính lực nghiêm trọng.
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu triệu chứng ù tai làm bạn khó chịu
Các cách trị ù tai hiện nay như thế nào?
Dựa vào nguyên nhân gây ù tai mà sẽ có những cách điều khác nhau. Với các trường hợp nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, đối với các trường hợp nặng và do bệnh lý, bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị được chỉ định từ bác sĩ. Cụ thể như sau:
Phương pháp điều trị từ nguyên nhân cơ bản
Đây là phương pháp được sử dụng để điều trị chủ yếu cho người bị ù tai do những nguyên nhân không phải bệnh lý. Các phương pháp điều trị này khá đa dạng, ví dụ như:
- Lấy ráy tai loại bỏ sự tắc nghẽn.
- Sử dụng trợ thính: Điều trị cho những người bị ù tai do mất thính lực, tuổi tác.
- Thay đổi thuốc: Điều này xảy ra đối với những người bị ù tai do tác dụng phụ của thuốc gây ra.
- Thay đổi dinh dưỡng, điều chỉnh lối sống, thường xuyên tập thể dục để giảm bớt căng thẳng, từ đó sẽ giúp hạn chế chứng ù tai.
Phương pháp điều trị cách âm
Đối với những chứng ù tai nặng hơn, bác sĩ có thể cho bạn thực hiện các phương pháp điều trị cách âm. Phương pháp này sẽ sử dụng các thiết bị điện tử ngăn tiếng ồn, từ đó giảm ù tai. Ví dụ như:
- Sử dụng mặt nạ: Được đeo phía trong tai tương tự với các loại máy trợ thính để tạo tiếng ồn trắng ở mức độ thấp, ngăn chặn triệu chứng ù tai.
- Máy tạo tiếng ồn trắng: Máy sẽ tạo ra âm thanh tĩnh để giúp giảm ù tai cho người bệnh.
Phương pháp điều trị tư vấn
Đây là phương pháp giúp người bị ù tai có thể chung sống hòa bình với triệu chứng này. Những phương pháp này sẽ giúp người bệnh có thể suy nghĩ, cảm nhận khác về chứng ù tai và không còn khó chịu với nó.
Hiện nay, có 2 liệu pháp tư vấn gồm:
- TRT (Tái tạo chứng ù tai): Được thực hiện với thiết bị và một chuyên gia. Bạn sẽ đeo thiết bị để che giấu đi chứng ù tai, nhận được sự tư vấn từ bác sĩ để có thể bớt khó chịu.
- CBT (Nhận thức hành vi): Liên quan chủ yếu đến tư vấn về tâm thần kinh và chứng ù tai để người bệnh không khó chịu về triệu chứng này.
Phương pháp điều trị bằng thuốc
Khi triệu chứng ù tai gây khó chịu, ảnh hưởng tới giấc ngủ, khả năng nghe và cuộc sống thì việc sử dụng thuốc trị là cần thiết. Một số loại thuốc bạn có thể dùng gồm:
Sử dụng thuốc Tây y
Để giảm triệu chứng ù tai, người bệnh thường được sử dụng một số loại thuốc như:
- Thuốc tăng cường tuần hoàn máu tới tai trong và hệ thần kinh trung ương.
- Thuốc an thần để giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi. Thuốc chỉ được dùng với người bị ù tai nặng, luôn cảm thấy lo lắng, tâm lý bất ổn.
- Thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau trong trường hợp mắc các bệnh viêm tai.
Sử dụng thuốc chữa ù tai
Sử dụng thuốc Đông y
Bên cạnh thuốc tây y thì từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng các thảo dược thiên nhiên để chữa ù tai cho hiệu quả rất tốt. Các thảo dược thường được đông y sử dụng là: Cây cối xay, vảy ốc, cốt toái bổ, đan sâm, câu kỷ tử, thục địa. Đặc biệt, nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy, cây cối xay có tác dụng chống viêm, giảm đau tương đương diclofenac nên giúp cải thiện ù tai, nghe kém do mắc các bệnh viêm nhiễm ở tai hiệu quả.
Các thảo dược này vừa có tác dụng bổ thận, vừa giúp tăng tuần hoàn máu, cung cấp oxy và dưỡng chất tới tai trong, nhờ đó giúp cải thiện ù tai hiệu quả cả theo quan điểm của đông y và tây y.
Một số mẹo chữa ù tai hiệu quả nhanh
Để nhanh chóng có cảm giác dễ chịu hơn, bạn có thể chữa ù tai bằng các mẹo như sau:
- Ngáp đúng cách: Ngáp cũng là một trong những cách bạn có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.
- Gõ trống tai: Bạn úp 2 lòng bàn tay vào 2 bên tai và ấn thành nhịp một nặng một nhẹ. Sau đó, bạn dùng 2 ngón trỏ và ngón giữa gõ vào phía sau tai. Cách làm này sẽ giúp bạn nhanh chóng có cảm giác dễ chịu hơn.
- Sử dụng tiếng ồn trắng: Tiếng ồn trắng là những âm thanh như: Tiếng kêu đều đều của quạt, tiếng mưa rơi,... cũng giúp bạn nhanh chóng quên đi tiếng ù ù trong tai và cảm giác dễ chịu hơn.
- Nhai kẹo cao su: Nhai kẹo cao su là phương pháp được nhiều người áp dụng và nhận thấy hiệu quả khá tích cực.
Cách phòng ngừa ù tai hiệu quả
Ù tai là tình trạng hoàn toàn có thể ngăn chặn được. Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa ù tai hiệu quả:
- Tránh ngồi gần nguồn phát âm thanh, đặc biệt là âm thanh cường độ cao hơn 85 decibel như: Loa, thiết bị tạo tiếng kêu lớn trong công trường xây dựng, nhà máy…
- Sử dụng nút bịt tai khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn tại nơi làm việc.
- Thỉnh thoảng, hãy để đôi tai nghỉ ngơi sau thời gian tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Bạn có thể làm một điều không liên quan đến tiếng ồn lớn như đi bộ hay đạp xe trong công viên.
- Bổ sung thêm vitamin A, E và C cũng giúp bảo vệ các tế bào lông ở tai trong bị hại, góp phần phòng tránh ù tai hiệu quả. Bạn có thể sử dụng viên uống bổ sung hoặc thêm các thực phẩm giàu vitamin này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
- Hạn chế rượu, caffeine và nicotine. Không sử dụng các thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá mặn, quá cay...
- Không sử dụng tăm bông hoặc que nhọn để lấy ráy tai. Nếu cảm thấy trong tai có nhiều ráy, bạn hãy đến cơ sở y tế để được chuyên gia lấy ráy tai đúng cách, đảm bảo không làm tổn thương thính lực.
- Hạn chế tối đa việc để nước lọt vào tai khi tắm bởi điều này dễ gây nhiễm trùng và gây ù tai.
- Hạn chế sử dụng tai nghe quá lâu hoặc nghe nhạc với âm lượng lớn. Bạn chỉ nên nghe nhạc ở mức 60% âm lượng với thời gian tối đa là 60 phút liên tục.
Hạn chế sử dụng tai nghe giúp phòng ngừa ù tai
Ù tai không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều vấn đề cho sức khỏe, ảnh hưởng tới cuộc sống. Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy triệu chứng này, bạn cần tìm cho mình cách điều trị phù hợp càng sớm càng tốt. Nếu còn băn khoăn, bạn hãy liên hệ ngay tới tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ tốt nhất.
Nguồn:
Bình luận