Đau tai là gì?

Đau tai là tình trạng tai đau âm ỉ, đau buốt hoặc bỏng rát. Cơn đau có thể đến rồi đi hoặc kéo dài liên tục. Đau tai có thể xảy ra ở một hoặc cả hai tai nhưng phần lớn chỉ gặp ở một bên tai. 

Đau tai thường xảy ra ở trẻ em do nhóm đối tượng này có hệ miễn dịch yếu, chưa thể chống lại vi khuẩn và virus. Tuy nhiên tình trạng đau tai cũng xuất hiện ở người lớn vì nhiều lý do khác nhau. Đau tai gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh nhưng thường không gây nguy hiểm tới tính mạng.

dau-tai-co-the-xay-ra-o-ca-tre-em-va-nguoi-lon

Đau tai có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn

Triệu chứng đau tai thường gặp

Triệu chứng đau tai ở người lớn và trẻ em có sự khác nhau. Cụ thể như sau:

Với người lớn

  • Đau tai
  • Thính giác bị ảnh hưởng
  • Chảy dịch tai

Ở trẻ em thường xuất hiện thêm các triệu chứng bổ sung như:

  • Khó nghe, không phản ứng với một số âm thanh
  • Sốt từ 38 độ trở lên
  • Khóc hoặc dễ cáu kỉnh, bồn chồn
  • Cảm giác đầy tai.
  • Xoa, kéo tai liên tục
  • Bỏ ăn
  • Khó giữ thăng bằng cơ thể
  • Khó ngủ
  • Đau đầu

Các nguyên nhân gây tình trạng đau tai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau tai như chấn thương, kích ứng, nhiễm trùng,... Bạn có thể tham khảo các nguyên nhân gây đau tai dưới đây. Tuy nhiên nên thăm khám và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về phương pháp điều trị. 

Nguyên nhân chính

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất đây nên tình trạng đau tai:

Nhiễm trùng tai

Đau tai do viêm tai thường đi kèm với các dịch lỏng hoặc mủ chảy ra từ trong tai. Các loại nhiễm trùng tai thường gặp hiện nay là viêm tai ngoài và viêm tai giữa.

Viêm tai ngoài là tình trạng ống tai bị nhiễm trùng, sưng, viêm gây cảm giác đầy tai, ngứa ngáy và đau tai cho người bệnh. Một số triệu chứng khác thường gặp là chảy dịch màu vàng hoặc trong suốt và suy giảm thính lực. 

Viêm tai giữa là tình trạng các chất lỏng tích tụ trong khoang tai giữa gây nhiễm trùng. Ngoài những cơn đau trong tai, bạn có thể gặp thêm các triệu chứng như nghẹt mũi, ho trước cơn đau, chảy mủ trong tai. 

Thủng màng nhĩ

Thủng màng nhĩ là tình trạng màng nhĩ xuất hiện các lỗ thủng, vết rách do chấn thương, thay đổi áp suất hoặc các tiếng ồn lớn. Ngoài đau buốt tai, bạn có thể gặp thêm các triệu chứng như mất thính lực, ù tai, chảy dịch tai.

Tắc nghẽn ráy tai

Trong trường hợp ráy tai được tạo ra quá nhiều hoặc được đẩy vào quá sâu trong ống tai có thể gây đau tai. Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm thấy đầy tai, nghẹt tai hoặc mất thính giác, ù tai.

tac-nghen-ray-tai-la-mot-nguyen-nhan-co-the-dan-toi-tinh-trang-dau-tai

Tắc nghẽn ráy tai là một nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng đau tai

Vấn đề về da tai

Các vấn đề về da tai cũng có thể dẫn tới tình trạng đau tai. Một số bệnh da tai thường gặp như:

  • Viêm da tai gây ngứa, bong tróc và sưng da ống tai.
  • Viêm mô tế bào tai dẫn đến tai bị đỏ, nóng và đau.
  • Bệnh Zona tai gây đau tai dữ dội, đau bỏng rát và nhức tai, cơn đau có thể lan ra vùng thái dương và gáy.

Áp suất không khí

Trong điều kiện bình thường, áp lực ở màng nhĩ của cả hai bên tai luôn cần bằng với nhau. Tuy nhiên khi có sự thay đổi áp suất không khi nhanh chóng (lên máy bay hoặc trong thang máy), sự cân bằng này có thể bị phá vỡ. Điều này dẫn tới đau tai và có thể suy giảm thính lực. Tình trạng này có thể là thoáng qua nhưng cũng có thể là bệnh mãn tính ở một số người.

Các khối u

Các khối u lành tính phát triển trong tai có thể gây nên tình trạng đau tai ở một số người. Một số khối u lành tính thường phát triển ở khu vực tai như:

  • Cholesteatoma: Là khối u lành tính phát triển ở khu vực tai giữa.
  • U dây thần kinh số 8: Là khối u ở tai phát triển trên dây thần kinh tiền đình.

Nguyên nhân thứ cấp

Một số vấn đề xảy ra bên ngoài tai cũng có thể dẫn tới tình trạng đau tai như:

  • Viêm xoang.
  • Dị vật trong tai.
  • Các vấn đề về nha khoa như nứt răng, sâu răng, áp xe răng,..
  • Nhiễm trùng cổ họng, viêm amidan, viêm họng,..
  • Các vấn đề về hàm như rối loạn khớp thái dương hàm, viêm khớp hàm,..
  • Viêm động mạch tế bào khổng lồ, viêm cơ ức đòn chũm ở cổ.

Chẩn đoán và điều trị đau tai như thế nào?

Chẩn đoán y tế sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng đau tai của người bệnh. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị chính xác và hiệu quả nhất.

Chẩn đoán đau tai

Các phương pháp thường được dùng để xác định nguyên nhân và tình trạng đau tai của người bệnh là:

Khai thác tiền sử bệnh 

Trước hết, các bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về tình trạng đau tai mà bạn đang gặp phải. Đây là cơ sở ban đầu giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây đau tai. Các vấn đề thường được đưa ra là: 

  • Hãy mô tả cơn đau của bạn.
  • Cơn đau kéo dài liên tục hay đau theo từng cơn?
  • Bạn có gặp các triệu chứng nào đi kèm hay không, ví dụ như mất tính giác, chảy dịch tai, ù tai, chóng mặt,..?
  • Bạn có bị ốm hay gặp chấn thương khu vực tai - mặt trong thời gian gần đây không?

khai-thac-tien-su-benh-la-buoc-dau-tien-trong-chan-doan-dau-tai

Khai thác tiền sử bệnh là bước đầu tiên trong chẩn đoán đau tai

Kiểm tra thể chất

Kiểm tra thể chất giúp bác sĩ khoanh vùng chính xác nguyên nhân gây đau tai là gì. Các khu vực thường được kiểm tra là:

  • Khu vực tai gồm tai ngoài, ống tai và màng nhĩ bằng kính soi tai để phát hiện các tổn thương có thể xảy ra dẫn tới đau tai.
  • Khu vực mũi, miệng, xoang bằng ống nội soi để xác định liệu có tồn tại các bệnh về họng hay không.
  • Khu vực khớp hàm, răng hàm để xem có các dấu hiệu nghiến răng thường xuyên không, có tồn tại các bệnh khớp hàm gây đau tai không.
  • Khám cổ để kiểm tra xem các hạch bạch huyết có sưng lên không. Đây là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng tai có thể gây đau tai.

Chẩn đoán qua hình ảnh

Trong nhiều trường hợp các chẩn đoán qua hình ảnh cũng được thực hiện để xác định nguyên nhân gây đau tai. Một số xét nghiệm được thực hiện như:

  • Chụp X quang để đánh giá về các vấn đề răng miệng hoặc rối loạn khớp thái dương hàm.
  • Chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI các khu vực sọ não, vòm họng trong trường hợp nghi ngờ người bệnh mắc viêm xương chũm hoặc các khối u gây tình trạng đau tai.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu thường được sử dụng trong các trường hợp người bệnh đau tai do tình trạng nhiễm trùng các khu vực. Các chỉ số như số lượng bạch cầu, tốc độ máu lắng, protein phản ứng C,.. sẽ giúp bác sĩ xác định điểm viêm và tình trạng viêm.

Phương pháp điều trị đau tai được áp dụng hiện nay

Mục đích chung của các phương pháp điều trị đau tai là làm giảm triệu chứng đau tai cũng như khắc phục các nguyên nhân gốc rễ gây đau tai. Dựa theo đó có một số phương pháp điều trị như sau:

Điều trị tại nhà

Các liệu pháp điều trị tại nhà dưới đây đã được một số người thực hiện để giảm tình trạng đau tai. Bạn có thể thử nghiệm chúng nhưng cần kịp thời thăm khám bác sĩ để có phương án điều trị chính xác và hiệu quả nhất. Cụ thể là:

  • Sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen hoặc aspirin (không dành cho trẻ dưới 16 tuổi).
  • Sử dụng các loại thuốc nhỏ tai không kê đơn.
  • Chườm ấm tai bị đau .
  • Ngồi thẳng lưng, nhai kẹo cao su để giảm áp lực khu vực tai.
  • Tránh làm ướt tai.

ban-co-the-su-dung-cac-loai-thuoc-nho-tai-khong-ke-don-de-giam-dau-tai

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ tai không kê đơn để giảm đau tai

Điều trị theo chỉ dẫn bác sĩ

Bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị sau tùy theo nguyên nhân và tình trạng đau tai của bạn:

Sử dụng thuốc

  • Thuốc nhỏ tai: Được chỉ định trong trường hợp người bệnh đau tai tai do ráy tai tích tụ hoặc nhiễm trùng tai. Các loại thuốc thường được dùng kết hợp là thuốc kháng sinh, steroid, dung dịch axit hóa để giảm viêm nhiễm, giảm đau.
  • Thuốc kháng sinh uống/tiêm: Thuốc kháng sinh được chỉ định trong trường hợp người bệnh đau tai do các nguyên nhân nghiêm trọng như viêm xoang, viêm tai ngoài ác tính, viêm cơ ức đòn chũm,...
  • Thuốc giảm đau: Được sử dụng để làm giảm các cơn đau tai. Một số loại thuốc giảm đau được sử dụng là Tylenol không kê đơn (acetaminophen) hoặc thuốc chống viêm không steroid (Advil hoặc Motrin).

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được chỉ định trong trường hợp người bệnh đau tai do các bệnh nghiêm trọng như: nhiễm trùng tai giữa mãn tính, các khối u, viêm xương chũm nghiêm trọng,... Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ nguyên nhân gốc rễ gây tình trạng đau tai.

Lời khuyên của chuyên gia 

Bên cạnh việc tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ, bạn có thể sử dụng thêm các thực phẩm hỗ trợ điều trị đau tai. Điển hình là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ cây cối xay.

Từ nhiều đời nay, cây cối xay đã được sử dụng để điều trị các bệnh lý ở tai cho hiệu quả tích cực. Nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, cây cối xay có tác dụng chống viêm, giảm đau tương đương thuốc diclofenac. Đây là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm tai, ngứa tai, đau tai.

Ngoài ra, sản phẩm còn chứa nhiều thành phần khác như: Đan sâm, câu kỷ tử, thục địa…. Sản phẩm giúp hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện các vấn đề về thính lực khác như: Ù tai, điếc tai, nghe kém, suy giảm thính lực một cách an toàn, hiệu quả.

Phòng ngừa đau tai tái phát

Các cơn đau tai tái phát hoàn toàn có thể được phòng ngừa bằng các phương pháp sau:

Ngăn ngừa tích tụ ráy tai

  • Hạn chế sử dụng tăm bông hoặc dùng tay ngoáy tai.
  • Nếu bạn dễ bị tích tụ ráy tai cần sử dụng các chất làm mềm ráy tai theo chỉ định của bác sĩ.
  • Làm sạch tai tại các cơ sở y tế mỗi 6 - 12 tháng/lần.

Ngăn ngừa viêm nhiễm tai

  • Lau tai, sấy khô tai sau khi đi tắm, đi bơi.
  • Tránh để các dị vật vào tai hay đeo tai nghe quá nhiều.
  • Có thể sử dụng các nút tai đặc biệt khi bơi.

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về những nguyên nhân có thể gây đau tai cũng như các cách điều trị phù hợp theo tình trạng bệnh. Đau tai không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng thường gây khó chịu, bực bội và mất tập trung cho người bệnh. 

Trong trường hợp bạn gặp bất cứ dấu hiệu đau tai nào hãy thăm khám sức khỏe kịp thời để có phương án điều trị phù hợp và nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến triệu chứng đau tai, hãy liên hệ ngay tới hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ.

Tham khảo:

https://www.webmd.com/cold-and-flu/ear-infection/ear-pain-home-treatment

https://www.webmd.com/cold-and-flu/ear-infection/why-does-ear-hurt

https://www.nhs.uk/conditions/earache/

Dược sĩ Mai Anh

Kim-thinh-box-sp-dpaa.jpg

Bình luận