Viêm phổi và viêm phế quản là hai bệnh lý đường hô hấp phổ biến nhưng nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa hai căn bệnh. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa viêm phổi và viêm phế quản không chỉ giúp phát hiện kịp thời mà còn tìm ra phương pháp điều trị chuẩn, ngừa bệnh tiến triển nguy hiểm.

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm lớp niêm mạc của ống phế quản, các ống dẫn khí chính trong phổi. Bệnh thường xuất hiện sau khi bị cảm lạnh, cảm cúm do virus. Viêm phế quản được chia làm hai loại: viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính.

Viêm phế quản là tình trạng viêm ở các ống phế quản trong phổi

Viêm phổi là gì?

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng gây viêm ở các túi khí trong phổi. Các túi khí này có thể chứa đầy mủ hoặc chất dịch, dẫn đến ho, khó thở, đau ngực và các triệu chứng nghiêm trọng khác. 

Viêm phổi là tình trạng viêm ở các túi phế nang trong phổi

Phân biệt viêm phổi và viêm phế quản

Mặc dù đều có các triệu chứng khá tương đồng nhưng viêm phổi và viêm phế quản là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau. Để phân biệt chúng, bạn có thể dựa vào các yếu tố dưới đây:

Nguyên nhân gây bệnh

Với viêm phổi, vi khuẩn là tác nhân hàng đầu gây bệnh, đứng thứ hai là các loại virus, nấm. Thông thường, viêm phổi do vi khuẩn và nấm sẽ nghiêm trọng so với virus. Viêm phổi gây bởi nấm chủ yếu chỉ xảy ra ở người có hệ miễn dịch suy yếu, mắc các bệnh mạn tính.   

Trong khi đó, virus lại là nguyên nhân của hầu hết các ca viêm phế quản. Điển hình như viêm phế quản cấp tính thường xảy ra do các virus gây cảm lạnh, virus cúm. 

Triệu chứng bệnh

Tuy có các biểu hiện khá giống nhau như ho, khó thở, tức ngực… nhưng so với viêm phế quản, triệu chứng của viêm phổi thường nghiêm trọng hơn, gồm:

  • Ho nhiều, ho dai dẳng, có thể có đờm xanh hoặc vàng
  • Đau ngực khi ho, hít thở sâu
  • Thở nhanh, hụt hơi
  • Sốt cao, ớn lạnh
  • Buồn nôn, nôn mửa 
  • Tiêu chảy.

Người bệnh viêm phổi có thể bị sốt và ớn lạnh từng cơn

Với viêm phế quản, ngoài các cơn ho điển hình, vào những ngày đầu người bệnh sẽ có các triệu chứng tương tự cảm lạnh như: 

  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Sốt nhẹ
  • Đau họng
  • Nhức đầu, mệt mỏi
  • Thở khò khè do diện tích đường thở bị thu hẹp.

Mức độ nguy hiểm

Viêm phổi thường kéo dài từ vài tuần tới vài tháng, mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh và thể trạng của người bệnh. Nếu không được chẩn đoán và ngăn chặn kịp thời, viêm phổi có thể biến chứng thành áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, suy hô hấp… dễ dàng cướp đi sinh mạng người bệnh. Với trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn yếu, viêm phổi là một trong những “thủ phạm” hàng đầu gây ra cái chết của gần 800.000 trẻ em trên toàn thế giới. Tương tự, viêm phổi cũng là nguyên nhân chính gây hàng triệu ca tử vong mỗi năm ở đối tượng người cao tuổi, đối tượng mắc nhiều bệnh nền, chức năng phổi và hệ miễn dịch suy yếu. 

Ngược lại, viêm phế quản thường nhẹ hơn và có thể tự khỏi sau 7 đến 10 ngày khi được điều trị và chăm sóc tại nhà đúng cách. Tuy nhiên, một số trường hợp không điều trị kịp thời, bệnh vẫn có thể tiến triển thành viêm phổi, viêm phế quản mạn tính, suy hô hấp đe dọa tính mạng. 

Viêm phổi và viêm phế quản cần được điều trị kịp thời để tránh diễn biến nặng

Phương pháp điều trị

Sau khi được chẩn đoán xác định viêm phổi hay viêm phế quản, tùy nguyên nhân gây bệnh và tình trạng từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp thích hợp, gồm: 

  • Tự chăm sóc tại nhà, nghỉ ngơi đầy đủ, cấp đủ nước với trường hợp viêm phổi, viêm phế quản nhẹ
  • Dùng thuốc trị triệu chứng: thuốc giảm ho, long đờm, thuốc giảm đau, chống viêm
  • Dùng kháng sinh: Chỉ trong trường hợp viêm phổi do vi khuẩn
  • Dùng thuốc kháng virus, thuốc chống nấm khi căn nguyên gây bệnh do virus hoặc nấm.

Giải pháp thảo dược hỗ trợ cải thiện viêm phổi, viêm phế quản hiệu quả

Ngoài việc dùng thuốc và tự chăm sóc tại nhà, để có thể nâng cao sức đề kháng của phổi, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm phổi, viêm phế quản tái phát hiệu quả, người bệnh nên kết hợp viên uống thành phần chính Fibrolysin. Đây là phức hợp của muối kẽm gluconate và methylsulphonylmethane được nghiên cứu chứng minh khả năng chống xơ hóa, chống tái cấu trúc đường thở do viêm, nhiễm trùng đường hô hấp, tác động vào căn nguyên gây viêm phổi, viêm phế quản. 

Fibrolysin là hoạt chất có nhiều công dụng với người bệnh viêm phổi, viêm phế quản

Ngoài ra, sản phẩm còn được kết hợp với các thảo dược quý như cao tạo giác, chiết xuất nhũ hương, cao bán liên liên, cao xạ đen, cao xạ can… hỗ trợ giảm triệu chứng hiệu quả. Đặc biệt, thành phần cao tạo giác chính là vị thuốc cổ truyền được danh Y Tuệ Tĩnh lựa chọn để trị chứng ho dữ dội, khó thở, đờm nhiều khi bị viêm đường hô hấp. Nhờ kết hợp hài hòa giữa các hoạt chất, thảo dược quý và được bào chế bằng công nghệ Lượng tử tiên tiến, sản phẩm cho hiệu quả tối ưu, đồng thời đảm bảo tính an toàn. Sản phẩm dùng được trong thời gian dài mà không gây tác dụng phụ, không gây tương tác khi sử dụng cùng các sản phẩm khác.

Viêm phổi và viêm phế quản đều là những bệnh lý hô hấp nguy hiểm, nhưng việc phân biệt rõ ràng giữa hai bệnh này sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị và chăm sóc sức khỏe đúng cách. Ngoài tuân thủ chỉ định của bác sĩ, đừng quên kết hợp sản phẩm hỗ trợ thành phần chính Fibrolysin để bảo vệ và tăng cường sức khỏe phổi tối ưu. Để được tư vấn cụ thể về cách điều trị viêm phổi hay viêm phế quản, bạn đọc hãy bình luận xuống phía dưới nhé!

Bình luận