Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Đây là một bệnh lý phổi mãn tính, tiến triển, gây hạn chế dòng khí thở do đường thở bị viêm và hẹp gây ra triệu chứng ho, khó thở, thở khò khè, đờm nhiều, tức ngực, mệt. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có cách phòng ngừa hiệu quả trong bài viết sau. 

3 Nguyên chính gây viêm phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Có nhiều nguyên nhân gây COPD. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh có vai trò rất quan trọng, giúp: 

  • Điều trị hiệu quả: Bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng nguyên nhân.
  • Ngăn ngừa biến chứng: Bằng cách loại bỏ hoặc giảm thiểu tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ.
  • Tư vấn cho người bệnh: Hướng dẫn người bệnh cách bảo vệ sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Hình ảnh phổi trong bệnh lý viêm phổi tắc nghẽn mạn tính.webp

Hình ảnh phổi trong bệnh lý viêm phổi tắc nghẽn mạn tính

Dựa vào đó, các chuyên gia đã thống kê có các nguyên nhân gây bệnh như sau:

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu và được biết đến rộng rãi nhất gây ra bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Mối liên hệ giữa hai yếu tố này đã được các nhà khoa học chứng minh qua nhiều nghiên cứu.
Cơ chế tác động của thuốc lá lên phổi và gây nên viêm phổi tắc nghẽn mạn tính được các chuyên gia phân tích như sau: 

  • Gây kích thích đường thở: Các chất độc hại trong khói thuốc lá như nicotin, tar và các kim loại nặng gây kích ứng đường thở, làm tăng tiết chất nhầy và co thắt cơ trơn đường thở.
  • Gây viêm nhiễm mãn tính: Việc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc làm cho phổi luôn trong trạng thái viêm nhiễm, dẫn đến tổn thương các tế bào lót đường thở và làm giảm khả năng làm sạch của lông mao.
  • Phá hủy phế nang: Khói thuốc làm phá hủy các phế nang, giảm diện tích bề mặt trao đổi khí, khiến cho việc hô hấp trở nên khó khăn.
  • Giảm khả năng miễn dịch: Khói thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch của phổi, khiến cho người hút thuốc dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn.

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính.webp

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính

Người có thói quen hút thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cao gấp nhiều lần người không hút thuốc. Nếu bạn đã mắc bệnh mà vẫn tiếp tục tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ làm cho bệnh tiến triển nhanh hơn và các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Ảnh hưởng của thuốc lá đến các giai đoạn của COPD như sau:

  • Giai đoạn sớm: Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc COPD ở giai đoạn sớm.
  • Giai đoạn trung bình: Hút thuốc làm cho bệnh tiến triển nhanh hơn, các triệu chứng nặng hơn và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Giai đoạn muộn: Hút thuốc làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp cấp tính, phải nhập viện điều trị.

Vì thế, việc ngừng hút thuốc là biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa và điều trị bệnh.

Tiếp xúc với các chất kích thích đường thở

Việc tiếp xúc lâu dài với các chất kích thích đường thở đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Các chất độc hại trong khói thuốc và các chất ô nhiễm khác sẽ làm phá hủy các phế nang - nơi diễn ra quá trình trao đổi khí. Điều này dẫn đến giảm diện tích bề mặt trao đổi khí, gây khó thở đồng thời gây làm suy yếu hệ miễn dịch của phổi, khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn.

Các chất gây kích thích đường thở mà bạn cần lưu ý:

  • Các hạt bụi mịn, khí thải từ các phương tiện giao thông, nhà máy... gây viêm nhiễm và tổn thương đường thở.
  • Hóa chất: Người làm việc trong các ngành công nghiệp hóa chất, dệt nhuộm... thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại, làm tăng nguy cơ mắc COPD.
  • Bụi nghề nghiệp: Người làm việc trong môi trường có nhiều bụi như mỏ, xây dựng... cũng dễ mắc bệnh.

Khói bụi ô nhiễm dễ gây các bệnh liên quan đến phổi.webp

Khói bụi ô nhiễm dễ gây các bệnh liên quan đến phổi

Di truyền - Thiếu hụt alpha-1 antitrypsin

Thiếu hụt alpha-1 antitrypsin (AAT) là một bệnh di truyền hiếm gặp, gây ra bởi sự thiếu hụt một loại protein quan trọng có chức năng bảo vệ phổi. Alpha-1 antitrypsin là một loại protein có vai trò trung hòa các enzyme phá hủy mô phổi, đặc biệt là elastase. Elastase là một enzyme có chức năng phá vỡ các sợi đàn hồi trong phổi, giúp cho phổi co giãn được.
Khi thiếu alpha-1 antitrypsin, elastase sẽ không bị kìm hãm, dẫn đến phá hủy các mô phổi, làm giảm khả năng đàn hồi của phổi và gây ra khí phế thũng. Khi thiếu protein này, phổi trở nên dễ bị tổn thương hơn, các mô phổi bị phá hủy làm cho đường thở bị hẹp lại, gây khó thở, dẫn đến việc phát triển bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. 

Cách cải thiện và phòng ngừa bệnh

Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, với sự chăm sóc y tế đúng cách và thay đổi lối sống, người bệnh có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Các biện pháp cải thiện và phòng ngừa COPD:

  • Ngừng hút thuốc: Đây là biện pháp quan trọng nhất để ngăn ngừa và làm chậm tiến triển của COPD. Ngay cả khi đã mắc bệnh, việc bỏ thuốc lá vẫn mang lại nhiều lợi ích.
  • Tránh tiếp xúc với các chất kích thích: Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, bụi, hóa chất, khí thải ô nhiễm...
  • Tiêm phòng: Tiêm phòng cúm và phế cầu khuẩn hàng năm để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Vật lý trị liệu hô hấp: Các bài tập hô hấp giúp tăng cường cơ hô hấp, làm loãng đờm và dễ khạc ra.
  • Dinh dưỡng: Ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.
  • Vận động: Tập thể dục đều đặn, phù hợp với thể trạng để cải thiện chức năng phổi.
  • Sử dụng thuốc điều trị: Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các đợt cấp.
  • Cấy phổi: Trong trường hợp bệnh quá nặng, cấy phổi có thể là một lựa chọn.

AnyConv.com__copdthumnail3-1024x576.webp

Hãy cải thiện sớm bệnh để bảo vệ lá phổi của bạn

*Giải pháp thảo dược hỗ trợ cải thiện viêm phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Bên cạnh những biện pháp kể trên, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm phổi tắc nghẽn mạn tính thì người bệnh có thể tham khảo sử dụng những sản phẩm từ thảo dược. Điển hình là sản phẩm thảo dược có chứa thành phần chính là Fibrolysin. Đây là hỗn hợp của muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane có tác dụng ngăn chặn quá trình xơ hóa, thay đổi cấu trúc đường thở do viêm, nhiễm trùng đường hô hấp kéo dài, tác động được vào căn nguyên nhân chính của bệnh viêm phế quản co thắt. Ngoài ra, sản phẩm này còn được bổ sung thêm các tinh chất từ dược liệu: Xạ đen, xạ can, bán biên liên, nhũ hương và đặc biệt nhất là Tạo giác - được danh y Tuệ Tĩnh sử dụng để chữa ho dữ dội, khó thở, đờm nhiều do căn bệnh viêm đường hô hấp gây ra. Sản phẩm giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh như ho khan, ho có đờm, khó thở... một cách hiệu quả. Đặc biệt nhờ có công nghệ bào chế lượng tử giúp các thành phần trong sản phẩm này an toàn lành tính chiết xuất được hàm lượng hoạt chất cao cho người bệnh sử dụng.

Su-dung-san-pham-thao-duoc-chua-Fibrolysin-giup-phong-ngua-can-benh-viem-phe-quan-co-that-hieu-qua.webp

Sản phẩm thảo dược chứa Fibrolysin - Đường thở thông thoáng hết viêm, ho đờm dai dẳng đỡ liền chớ lo

Trên đây là toàn bộ những thông tin về căn bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính COPD thắt giúp người bệnh sớm nhận biết và có phương pháp xử trí kịp thời. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận để được chuyên gia giải đáp chi tiết.

Dược sĩ Quỳnh Chi

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-bao-phe-vuong

Bình luận