Viêm mũi là bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cha mẹ nên tìm hiểu kỹ lưỡng về bệnh để chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe cho con! 

Tìm hiểu về tình trạng viêm mũi ở trẻ nhỏ

Viêm mũi là tình trạng lớp niêm mạc trong mũi bị viêm và sưng tấy. Trẻ nhỏ có cơ thể rất nhạy cảm, khả năng miễn dịch còn yếu là đối tượng rất dễ mắc phải tình trạng này. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Trẻ em dễ bị viêm mũi do sức đề kháng kém

Trẻ em dễ bị viêm mũi do sức đề kháng kém

Bệnh viêm mũi ở trẻ thường chia làm 2 nhóm:

  • Viêm mũi dị ứng: Là tình trạng viêm mũi xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với các tác nhân gây kích thích trong môi trường.
  • Viêm mũi không do dị ứng (còn được gọi là viêm mũi vận mạch): Là tình trạng viêm mũi không phải do một dị ứng gây ra.

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng viêm mũi lại gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho trẻ nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Do đó, cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan mà cần chú ý đến các biểu hiện bất thường của trẻ để phát hiện bệnh sớm và kịp thời xử lý, ngăn ngừa bệnh trở nặng nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ một cách tốt nhất.

Trẻ bị viêm mũi - Nguyên nhân do đâu?

Một số nguyên nhân gây viêm mũi ở trẻ em có thể kể đến như:

- Tiếp xúc với tác nhân dị ứng: Trẻ tiếp xúc với một số tác nhân như bụi, lông động vật, phấn hoa, nấm mốc, con gián,… sẽ rất dễ bị kích ứng, khiến niêm mạc mũi bị viêm nhiễm và tổn thương.

- Tiếp xúc với yếu tố kích thích từ môi trường: Khói nhang, khói đốt, mùi nước hoa, khói thuốc lá, khói bụi công nghiệp, hóa chất,…

- Thời tiết: Thời tiết chuyển mùa hoặc thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến cơ thể trẻ không kịp thích ứng sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm mũi.

Thời tiết thay đổi là tác nhân khiến trẻ dễ bị viêm mũi

Thời tiết thay đổi là tác nhân khiến trẻ dễ bị viêm mũi

- Di truyền: Viêm mũi dị ứng ở trẻ em cũng có thể do yếu tố di truyền. Nếu cha mẹ mắc bệnh thì trẻ sẽ có nguy cơ bị viêm mũi dị ứng cao hơn so với trẻ khác.

- Bệnh đường hô hấp: Các bệnh viêm đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản,… có thể gây kích thích niêm mạc mũi dẫn đến bệnh viêm mũi.

Ngoài ra, tình trạng viêm mũi còn có thể xảy ra khi trẻ ăn, đặc biệt là thức ăn cay và nóng, hoặc do sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt ở những bé gái dậy thì.

Triệu chứng điển hình của viêm mũi trẻ em

Khi bị viêm mũi, niêm mạc bên trong mũi bị kích thích dẫn đến sưng viêm, tấy đỏ, tăng tiết dịch đường hô hấp. Do đó, trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng chảy nước mũi trong hoặc nước mũi nhầy, màu vàng hoặc xanh kèm theo ngạt mũi, ho,... Ngoài các triệu chứng ở mũi, viêm mũi cũng gây triệu chứng tương tự như bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp khác như:

  • Sốt là triệu chứng thường gặp, thường trẻ bị viêm mũi sẽ sốt nhẹ đến vừa, trường hợp bội nhiễm có thể sốt cao đến 39 - 40 độ C trong nhiều ngày.
  • Trẻ bị chảy nước mũi, tắc và ngứa mũi, hắt hơi thường xuyên.
  • Trẻ quấy khóc, cơ thể mệt mỏi, kém ăn, bứt rứt.
  • Trẻ nôn mửa, tiêu chảy,...

Trẻ bị viêm mũi thường đi kèm chảy nước mũi, ngứa rát mũi

Trẻ bị viêm mũi thường đi kèm chảy nước mũi, ngứa rát mũi

Triệu chứng của viêm mũi thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp khác, phổ biến là cảm cúm hay hen phế quản. Cha mẹ cần hiểu để phân biệt trẻ mắc bệnh gì, từ đó có thể chăm sóc và xử trí điều trị bệnh cho trẻ tốt hơn.

>>> Xem thêm: Trẻ bị sổ mũi kéo dài không khỏi - Phải làm sao?

Làm sao để phòng tránh bệnh viêm mũi ở trẻ nhỏ?

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị viêm mũi. Do đó cần có biện pháp phòng ngừa chủ động, bảo vệ trẻ tránh nguy cơ mắc bệnh như sau: 

- Chạy máy giữ độ ẩm trong không khí đạt chuẩn và thoáng mát để tạo môi trường trong lành cho trẻ. Nếu gia đình không có máy giữ độ ẩm, cha mẹ có thể áp dụng phương pháp: Trước khi ngủ, dùng khăn ấm lau 2 bên cánh mũi cho bé. Hơi ấm có thể tạm thời làm giảm tình trạng bị tắc mũi, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

- Không nên nuôi chó mèo trong nhà, hạn chế đến mức tối đa không để cho trẻ tiếp xúc với các loại vật nuôi.

- Vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, thảm, rèm, vải bọc ghế, bọc đệm. Nhà ở cần thoáng mát, sạch sẽ tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.

- Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày, nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, hạn chế tiếp xúc với khói bụi.

- Dùng nước muối sinh lý hoặc nước biển phun sương rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là lúc vừa từ ngoài đường về đến nhà.

Rửa mũi hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý để phòng ngừa viêm mũi

Rửa mũi hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý để phòng ngừa viêm mũi

- Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân.

- Cho trẻ uống nhiều nước để giúp cho hệ hô hấp làm việc tốt hơn.

- Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin cho trẻ, nếu cần có thể cho uống bổ sung vitamin C để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.

Sử dụng lợi khuẩn hô hấp giúp cải thiện triệu chứng viêm mũi, giảm nguy cơ bệnh tái phát

Chuyên gia cho rằng, khả năng miễn dịch hệ hô hấp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện tình trạng viêm mũi ở trẻ và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Do đó, giải pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng đó là bổ sung lợi khuẩn hô hấp cho trẻ. Kế thừa nền tảng sử dụng lợi khuẩn cho con người từ hàng trăm năm trước, giúp người Cô-dắc “kéo dài sự sống”, các nhà khoa học đã nghiên cứu lợi khuẩn Bacillus Subtilis và Bacillus Clausii để sản xuất thành công sản phẩm xịt/nhỏ mũi họng lợi khuẩn. 

Dung dịch nhỏ xịt mũi họng bổ sung lợi khuẩn hô hấp cải thiện tình trạng viêm mũi cho trẻ

Dung dịch nhỏ xịt mũi họng bổ sung lợi khuẩn hô hấp cải thiện tình trạng viêm mũi cho trẻ

Khi được cung cấp vào cơ thể, lợi khuẩn sẽ di chuyển đến khu vực bị tổn thương trên niêm mạc đường hô hấp, tạo một màng nhầy biofilm bảo vệ vùng tổn thương, ức chế mầm bệnh. Từ đó, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, ho, đau rát họng, viêm, sưng tấy, phù nề. Bên cạnh đó, lợi khuẩn sẽ sản sinh kháng thể IgA - loại kháng thể xuất hiện chủ yếu trong màng nhầy của đường hô hấp đóng vai trò như tuyến phòng thủ đầu tiên giúp chống nhiễm trùng, trung hòa độc tố vi khuẩn.

Với những ưu điểm đó của lợi khuẩn, các nhà khoa học đã bào chế ra dung dịch nhỏ và xịt mũi họng chứa tới 15-20 tỷ lợi khuẩn. Sản phẩm giúp tăng sức đề kháng niêm mạc mũi, miệng, họng, hầu, thanh quản; giúp giảm nhẹ triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, khò khè, đau họng, ho đặc biệt ở trẻ em.

Đặc biệt sản phẩm được chuẩn hóa theo công nghệ bao vi nang tiên tiến hiện đại, nên lợi khuẩn luôn được bao bọc và nuôi dưỡng đến khi đến đích phát huy tác dụng. 

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích để cha mẹ chủ động cải thiện và phòng ngừa tình trạng viêm mũi cho trẻ. Đặc biệt, giải pháp sử dụng lợi khuẩn đường hô hấp giúp giảm viêm ho, mẹ khỏi lo con ốm là một trong những lựa chọn tối ưu cha mẹ nên thực hiện sớm!

 

Bình luận