Viêm lợi có gây hôi miệng không và cách trị sao cho hiệu quả?
Câu hỏi: Chào chuyên gia, khoảng 1 tháng nay, tôi rất thường xuyên bị viêm lợi, có những nốt, sưng nóng đỏ đau. Khó chịu hơn nữa là hơi thở cứ có mùi hôi. Mà tình trạng viêm lợi hôi miệng này cứ tái đi tái lại thường xuyên. Mong chuyên gia cho tôi hỏi viêm lợi có gây hôi miệng không và tư vấn giúp cách trị viêm lợi hôi miệng hiệu quả với ạ? (Nguyễn Hạnh - Hà Nội)
Trả lời: Chào chị Hạnh, với câu hỏi của chị, chúng tôi xin cung cấp thông tin như sau:
Viêm lợi là một trong những bệnh lý tại khoang miệng rất phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ ai. Trong đó, viêm lợi dẫn tới hôi miệng cũng là tình trạng thường gặp và dễ bị tái phát. Sở dĩ như vậy, bởi vì lợi là một tổ chức mềm, tiếp xúc thường trực với các mảng bám trên răng cũng như các vi khuẩn, nấm, virus tại khoang miệng nên dễ dàng bị viêm nhiễm. Khi lợi đã bị viêm, lượng tác nhân gây bệnh sẽ tích tụ tại chân răng và kẽ răng, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trong khoang miệng phát triển, bài tiết độc tố. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng hôi miệng. Bên cạnh đó, mùi hôi trong miệng có thể xuất hiện khi các ổ mủ ở lợi hình thành, sau một thời gian ổ mủ xuất hiện ở giữa chân răng và nướu răng.
Để trị viêm lợi hôi miệng được triệt để, lời khuyên là chị nên kết hợp nhiều biện pháp như dùng thuốc đúng, chăm sóc răng miệng, chế độ dinh dưỡng phù hợp. Chị cũng có thể áp dụng thêm một số mẹo dân gian để trị viêm lợi từ các thảo dược như sử dụng bài thuốc từ đinh hương, duối, neem,...
Nhưng theo chúng tôi, để cải thiện tình trạng viêm lợi nhanh chóng, vừa tác động vào triệu chứng cũng như căn nguyên gây viêm lợi (vi khuẩn, virus, sức đề kháng niêm mạc miệng yếu,...) chị nên ưu tiên sử dụng gel làm sạch miệng và kháng khuẩn có thành phần chính từ thiên nhiên.
Tốt nhất là nên lựa chọn loại gel có thành phần chính từ nano bạc kết hợp với các thảo dược như đinh dương, chitosan, kẽm, duối, neem,... tăng khả năng sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm tốt hơn, giúp khử mùi hôi, làm thơm miệng. Đồng thời, các thành phần kể trên còn có tác dụng chống viêm, giảm đau, tăng sức đề kháng niêm mạc miệng giúp bệnh mau lành, ngăn chặn các bệnh ở khoang miệng như nhiệt miệng, viêm lợi, viêm loét miệng.
Nếu có câu hỏi chị hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất.
Chúc chị nhanh khỏe!
Chuyên gia Răng Miệng
Bình luận