Sưng lợi có mủ uống thuốc gì? THAM KHẢO NGAY
“Sưng lợi có mủ uống thuốc gì?” là mối quan tâm của rất nhiều người, bởi đây là biện pháp mang lại hiệu quả khá nhanh và dễ thực hiện. Để có thông tin cụ thể về vấn đề này, mời bạn tham khảo ngay những thông tin sau đây!
Nguyên nhân nào dẫn đến sưng lợi có mủ?
Sưng lợi có mủ là một trong những báo hiệu của cơ thể khi sức khỏe răng miệng đang gặp vấn đề. Theo nghiên cứu, nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng này là do mô lợi không được nuôi dưỡng thường xuyên, dẫn đến kém săn chắc, dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây hại từ môi trường.
Triệu chứng sưng lợi có mủ
Ngoài ra, tình trạng sưng lợi có mủ còn có thể xảy ra do một số tác nhân sau đây:
- Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và nấm: Chẳng hạn như nếu bạn bị herpes, nó có thể dẫn đến tình trạng viêm nướu do herpetic cấp tính, gây ra sưng lợi, có thể xuất hiện túi mủ. Hoặc bệnh tưa lưỡi là kết quả của sự phát triển nấm men quá mức trong miệng và cũng có thể gây sưng lợi.
- Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch đảm nhận chức năng chống lại các vi khuẩn tấn công cơ thể. Do đó, khi hệ thống miễn dịch suy giảm sẽ làm cho khả năng bảo vệ cơ thể yếu đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn làm tổn thương khoang miệng dễ dàng, trong đó có vi khuẩn gây sưng lợi có mủ.
- Thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh,...
Ngoài ra, một số yếu tố khác như: Răng giả không khớp với miệng, dị ứng với kem đánh răng, tác dụng phụ của thuốc,... cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng này.
>> Xem thêm: Cách trị hôi miệng bằng lá ổi như thế nào?
Sưng lợi có mủ uống thuốc gì?
Với thắc mắc “sưng lợi có mủ uống thuốc gì?”, bạn sẽ được kê đơn theo phác đồ sau:
Thuốc dùng toàn thân
Đây là cách phổ biến giúp cải thiện tình trạng sưng lợi có mủ nhanh chóng, bạn có thể dùng với dạng uống hoặc tiêm, nhưng đường uống được ưu tiên áp dụng hơn. Khi điều trị, bạn cần lựa chọn các loại thuốc sau:
- Thuốc kháng sinh: Thường kết hợp 2 hoạt chất là spiramycin (kháng sinh nhóm macrolid) và metronidazol (kháng sinh kỵ khí) bởi có hiệu lực tốt với các vi khuẩn trong khoang miệng, đồng thời giúp tăng cường tác dụng khi điều trị. Bên cạnh đó, một số hoạt chất khác thuộc nhóm beta-lactam cũng được sử dụng tùy trường hợp.
- Thuốc giảm đau: Thường dùng paracetamol, hoặc aspirin, ibuprofen,... để giúp giảm cơn đau cấp do sưng lợi có mủ. Tuy nhiên, một số hoạt chất gây ảnh hưởng đến dạ dày nên bạn cần thận trọng khi sử dụng và hỏi ý kiến chuyên gia.
- Thuốc chống viêm, phù nề: Nhóm corticosteroid (dexamethason, dexamethason,…) hoặc chống viêm dạng men (alpha chymotrypsin, serratiopeptidase,...) giúp điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng, đỏ, đau khi bị sưng nướu răng.
- Thuốc bổ trợ như: Chế phẩm chứa vitamin C, rutin,... giúp tăng sức bền thành mạch, chống oxy hóa,... từ đó làm giảm phản ứng viêm của cơ thể, đồng thời tăng cường sức đề kháng, giúp tình trạng bệnh được khắc phục nhanh chóng hơn.
Thuốc trị sưng lợi có mủ (ảnh minh họa)
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, để quá trình điều trị đạt kết quả tốt, bạn nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học hơn, bằng cách:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Đánh răng thường xuyên, súc miệng bằng các dung dịch chuyên dụng để làm sạch khoang miệng tối đa, từ đó ngăn ngừa tác động của vi khuẩn gây hại trong miệng.
- Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây giàu vitamin và khoáng chất không chỉ giúp giữ dáng, đẹp da mà còn nâng cao hệ thống miễn dịch, cải thiện tốt tình trạng viêm sưng lợi, chảy máu chân răng, hơi thở có mùi,...
- Kiêng ăn các thực phẩm cay, nóng, đồ uống có gas, rượu bia,... không hút thuốc lá vì dễ gây kích ứng nướu lợi.
Bình luận