Bạn đã bao giờ tự hỏi, tại sao mình đã đánh răng thường xuyên và dùng cả nước súc miệng hàng ngày nhưng vẫn bị chảy máu chân răng, hôi miệng. Đây không phải là một vấn đề bình thường mà là tình trạng đáng báo động đến sức khỏe của bạn, dẫn đến bệnh nướu răng hoặc nha chu.

Sự nguy hiểm của cháy máu chân răng

Trong bệnh viêm nướu, có thể xuất hiện tình trạng sưng, không đau nhưng dễ chảy máu khi răng va chạm (dù rất nhẹ).

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến mất răng sớm, bởi bệnh không gây ra nhiều đau đớn nên người mắc thường chủ quan. Chảy máu chân răng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hàng triệu người phải chịu cảnh răng bị hỏng mỗi năm, gây ra những thay đổi nghiêm trọng cho hàm răng và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Dưới đây là những bệnh về răng khi bạn bị chảy máu chân răng:

-         Viêm nướu

Nguyên nhân chính của viêm nướu là vệ sinh răng miệng kém, làm hình thành mảng bám và cao răng. Mảng bám và cao răng sẽ kích thích lợi và răng. Theo thời gian, nướu bị sưng và dễ chảy máu.

-         Bệnh nha chu

Đây là giai đoạn nặng của viêm nướu, thường xảy ra ở tuổi trung niên. Bệnh tiến triển âm thầm với dấu hiệu đáng chú ý nhất là chảy máu chân răng.

-         Áp xe răng

Áp xe nha khoa do nhiễm trùng ở bên trong răng, thường xuất hiện như là kết quả của các khoang răng không được điều trị hoặc gãy răng, khiến vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong. Khi bị đau liên tục, chảy máu chân răng, kèm sốt và sưng mặt thì tình trạng áp xe đã trở nên trầm trọng.

-         Mất răng

Lợi bị sưng lên thường là do bệnh nướu, viêm nướu, đặc biệt là viêm nha chu. Khi bị viêm nặng, nướu sẽ có xu hướng tách ra khỏi răng, không ôm chân răng. Kèm theo đó là chứng loãng xương, có thể dẫn đến mất răng.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khoẻ không phải ở răng. Dưới đây là một số bệnh liên quan đến chảy máu chân răng mà bạn cần lưu ý:

-         Bệnh tiểu đường

-         Bệnh bạch cầu

-         Một loại ung thư trong máu hoặc tủy xương được đặc trưng bởi thiếu máu đông máu.

-         Suy dinh dưỡng

-         Tăng huyết áp

-         Thiếu vitamin C

-         Thiếu vitamin K (Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong sự đông máu, vì vậy thiếu vitamin K có thể dẫn đến chảy máu chân răng bất thường).

Làm thế nào để cải thiện chảy máu chân răng

Bạn nên khám sức khoẻ răng miệng định kỳ (6 tháng/lần) để được bác sĩ kiểm tra và vệ sinh răng miệng cũng như chẩn đoán, điều trị các bệnh khác kịp thời.

Bên cạnh đó, bạn cần súc miệng bằng dung dịch muối sinh lý, bổ sung vitamin C để làm cho nướu khỏe hơn.

Để vệ sinh răng miệng, bạn nên đánh răng sau bữa ăn (trong vòng 1 giờ) bằng một chiếc bàn chải mềm.

Theo lời khuyên của bác sĩ, người mắc bệnh viêm lợi nên ăn các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như: Bưởi, ổi, dâu tây, cà chua… Đây là những trái cây được chứng minh rất tốt cho người bị chảy máu chân răng.

Hút thuốc lá lâu năm cũng dẫn đến lợi có nhiều chất xơ và nang, không được nuôi dưỡng đúng mức. Vì vậy, nếu bị chảy máu chân răng, bạn hãy ngừng hút thuốc lá ngay lập tức.

Tình trạng lo lắng, căng thẳng liên tục làm giảm khả năng phòng ngừa bệnh răng lợi. Stress gây viêm ở các mạch máu, làm vỡ mô mềm trong miệng, ức chế khả năng hồi phục của nó. Do vậy, bạn cần giảm căng thẳng, stress nếu không muốn mắc các bệnh về răng lợi.

Dược sĩ Thanh Tùng

Box-NTDT (1).webp

Bình luận