Trẻ đi ngoài không thành khuôn thường bắt nguồn từ chế độ ăn uống kém khoa học, dùng thuộc kháng sinh hoặc mắc bệnh lý. Việc khắc phục sớm sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác. Cùng tìm hiểu cụ thể qua nội dung sau! 

Dấu hiệu nhận biết trẻ đi ngoài không thành khuôn

Đi ngoài không thành khuôn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ đang mắc phải các vấn đề về tiêu hoá. Khi đó, trẻ sẽ có những biểu hiện điển hình sau đây: 

  • Phân nát hoặc đi ngoài không thành khuôn. 
  • Phân lúc rắn, lúc sền sệt. 
  • Trẻ không đi ngoài nhiều ngày, nhưng khi đi đại tiện không hết, táo bón
  • Trẻ đi ngoài phân sống, có mùi tanh, chua hoặc nổi bọt. 
  • Trẻ cứ ăn vào là đi đại tiện, phân lẫn hạt lợn cợn, thậm chí có cả đồ ăn chưa được tiêu hoá hết. 
  • Trẻ đi ngoài có phân giống màu của hoa cải (vàng ngả xanh). 

Đi ngoài không thành khuôn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ đang mắc các vấn đề về tiêu hoá

Đi ngoài không thành khuôn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ đang mắc các vấn đề về tiêu hoá

Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài không thành khuôn

Tình trạng trẻ đi ngoài không thành khuôn có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như chế độ ăn uống, dùng thuốc kháng sinh, mắc bệnh tiêu hoá,… Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng đi ngoài không thành khuôn của trẻ: 

Do chế độ ăn uống thường ngày

Nguyên nhân đi ngoài không thành khuôn ở trẻ nhỏ có thể bắt nguồn từ chính chế độ ăn uống thường ngày. Khi khẩu phần ăn của bé thiếu hụt những chất dinh dưỡng quan trọng hoặc dư thừa các chất (như chất đạm hoặc chất béo), dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ em, dẫn đến hiện tượng đi phân sống, đi cầu không hết hoặc đi không thành khuôn. 

Bên cạnh đó, khi bé thường xuyên ăn quá no hoặc để quá đói có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động của dạ dày. Lúc đó, dạ dày của trẻ sẽ có bóp mạnh và làm việc quá sức, gây tổn thường thành dạ dày và dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hoá. 

Cho trẻ uống thuốc kháng sinh liên tục

Một nguyên nhân khác khiến trẻ đi ngoài không thành khuôn là sử dụng thuốc kháng sinh liên tục để điều trị bệnh, chẳng hạn như cúm hoặc viêm đường hô hấp. Khi cho trẻ uống thuốc kháng sinh lâu dài có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, trong đó bao gồm cả tình trạng đi ngoài phân sống, không thành khuôn. 

Thuốc kháng sinh khi đi vào cơ thể sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn, trong đó có cả lợi khuẩn đường ruột. Điều này có thể làm phá vỡ sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột, khiến trẻ giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, dẫn đến hiện tượng ăn vào là đi đại tiện. 

Trẻ uống nhiều thuốc kháng sinh có thể gặp phải hiện tượng đi ngoài không thành khuôn

Trẻ uống nhiều thuốc kháng sinh có thể gặp phải hiện tượng đi ngoài không thành khuôn

Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ

Môi trường sống không sạch sẽ được xem là một trong những yếu tố khiến trẻ gặp hiện tượng đi ngoài không thành khuôn. Thực tế, xung quanh ta đều tồn tại rất nhiều các loại vi rút, vi khuẩn, nấm mốc và ký sinh trùng. Nếu không vệ sinh các bề mặt sạch sẽ, trẻ có thể vô tình tiếp xúc với những tác nhân này. Một khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tiết ra độc tố trong dạ dày, gây rối loạn tiêu hoá và các triệu chứng như đi phân sống, đi cầu không hết hoặc phân nhầy lẫn máu. 

Do trẻ mắc bệnh lý đường tiêu hóa

Trong nhiều trường hợp, hiện tượng đi ngoài không thành khuôn có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đang mắc phải bệnh lý nhất định, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích hoặc viêm đại tràng. Cụ thể: 

  • Hội chứng ruột kích thích: Là một bệnh lý chức năng, mặc dù không gây ra tổn thương nghiêm trọng trong cơ thể trẻ, nhưng có thể dẫn đến các vấn đề khó chịu về tiêu hoá. Trẻ mắc hội chứng ruột kích thích thường có các triệu chứng điển hình như: Đau bụng, số lần đi ngoài thay đổi bất thường, tính chất phân thay đổi (phân nát, không thành khuôn, nhầy hoặc lẫn máu). Ngoài ra, nhiều trẻ còn gặp hiện tượng đầy hơi, chướng bụng hoặc cứ ăn vào là đi đại tiện. 
  • Viêm đại tràng: Là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già, thường gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hoá tái phát nhiều lần ở trẻ nhỏ. Khi bị viêm đại tràng, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của trẻ sẽ giảm thiểu đáng kể, kèm theo đó là một số triệu chứng như: Đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, phân không thành khuôn, sụt cân, mệt mỏi, chán ăn hoặc suy dinh dưỡng. 

Viêm đại tràng khiến trẻ bị đau bụng, đi ngoài không thành khuôn và mệt mỏi 

Viêm đại tràng khiến trẻ bị đau bụng, đi ngoài không thành khuôn và mệt mỏi 

Mẹ cần làm gì khi trẻ đi ngoài không thành khuôn?

Vậy khi trẻ có dấu hiệu đi ngoài không thành khuôn, cha mẹ cần xử trí như thế nào để giúp con khỏi bệnh? Theo chuyên gia, tình trạng rối loạn tiêu hoá này ở trẻ cần được khắc phục sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những cách khắc phục hiệu quả hiện tượng đi ngoài không thành khuôn ở trẻ, bao gồm: 

Cho trẻ đi khám bác sĩ 

Trong trường hợp trẻ đi ngoài phân không thành khuôn liên tục từ 4 – 5 lần/ngày, kèm dấu hiệu mệt mỏi, nôn ói hoặc sốt, bạn cần đưa bé đến khám bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán cụ thể bệnh mà trẻ đang mắc phải. Dựa vào kết quả chẩn đoán, phương pháp điều trị phù hợp cho bé sẽ được lựa chọn, giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng này. 

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ

Như đã đề cập, một chế độ ăn uống kém khoa học là tiền đề dẫn đến các vấn đề tiêu hoá ở trẻ. Do đó, cha mẹ cần bắt tay ngay vào việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng để sớm đẩy lùi được tình trạng đi ngoài không thành khuôn ở trẻ. Dưới đây là các biện pháp giúp bé ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng hơn: 

  • Cho bé ăn các thức ăn dễ tiêu và mềm, chẳng hạn như rau củ, trái cây và cháo thịt. 
  • Bổ sung lợi khuẩn đường ruột bằng cách cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày. 
  • Cho trẻ uống nhiều nước, bao gồm cả nước ép trái cây để ngăn ngừa tình trạng mất nước do đi ngoài nhiều lần. 
  • Nấu chín thức ăn, tránh cho trẻ ăn đồ tái để ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại đường ruột. 
  • Tránh cho trẻ ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ hoặc khô cứng. 
  • Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm tanh sống như mực, tôm, cua,…
  • Không cho trẻ uống nước có ga hoặc bánh kẹo ngọt khi bé đang bị đi ngoài không thành khuôn. 

Tốt nhất, cha mẹ nên tham khảo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng về những lựa chọn ăn uống cho trẻ. Bạn nên áp dụng các cách trên cho đến khi triệu chứng đi ngoài không thành khuôn ở trẻ biến mất hoàn toàn và đường ruột trở lại hoạt động bình thường. 

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh giúp đẩy lùi tình trạng bé đi ngoài không thành khuôn

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh giúp đẩy lùi tình trạng bé đi ngoài không thành khuôn

Bổ sung lợi khuẩn Bacillus subtilis giúp tăng cường hệ tiêu hoá của trẻ

Để khắc phục nhanh chóng tình trạng đi ngoài không thành khuôn ở trẻ, bạn cũng có thể bổ sung cho bé sản phẩm chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis. Đây là loại trực khuẩn có đầu vuông, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1835 bởi Christian Erenberg. 

Nhiều bằng chứng nghiên cứu khoa học đã cho thấy Bacillus subtilis rất an toàn và không gây tác dụng phụ khi được bổ sung bằng đường uống. Thực tế, loại trực khuẩn này có khả năng tổng hợp tới hơn 12 loại kháng sinh sinh học, chẳng hạn như Baxilomicin (A,B,C,R), Bacitracin, Subtilisin,… giúp ức chế sự sinh trưởng và phát triển của một số hại khuẩn đường ruột. Nhờ vào các loại kháng sinh này mà Bacillus subtilis có thể cạnh tranh tốt với những vi khuẩn khác, từ đó giúp tái tạo lại sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. 

Không những vậy, việc bổ sung sản phẩm có chứa Bacillus subtilis cho trẻ cũng giúp tăng cường hệ tiêu hoá và đẩy lùi triệu chứng đi ngoài không thành khuôn. Loại lợi khuẩn này có xu hướng phát triển rất nhanh trong môi trường đường ruột, giúp tạo nên lớp màng bảo vệ đại tràng và niêm mạc ruột khỏi các chất độc tiết ra từ vi khuẩn. Hơn nữa, Bacillus subtilis cũng thúc đẩy cơ thể sản sinh ra nhiều enzyme tiêu hoá (cellulase, protease và amylase), giúp chuyển đổi chất xơ thành đường dễ tiêu hoá. 

Bổ sung sản phẩm chứa Bacillus subtilis, giúp trẻ hết đi ngoài không thành khuôn và tiêu hoá tốt hơn

Bổ sung sản phẩm chứa Bacillus subtilis, giúp trẻ hết đi ngoài không thành khuôn và tiêu hoá tốt hơn

Đặc biệt, mẹ cũng nên lựa chọn sản phẩm bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ, chẳng hạn như vitamin nhóm B, L-lysine, magnesium, taurine, zinc và calci. Những chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hoá ở trẻ. 

Hiện tượng đi ngoài không thành khuôn có thể gây ra nhiều triệu chứng tiêu hoá khó chịu cho trẻ, thậm chí dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác nếu không được khắc phục sớm. Để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này cũng như sản phẩm hỗ trợ chứa Bacillus subtilis, bạn vui lòng để lại thông tin dưới đây để được tư vấn cụ thể. 

 

Links:

https://caringforkids.cps.ca/handouts/healthy-living/healthy_bowel_habits 

https://kidshealth.org/en/kids/ibs.html 

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=ulcerative-colitis-in-children-90-P02020

Dược sĩ Lam Hồng

Bình luận