Tìm hiểu về ZinC (kẽm) và lưu ý cần biết trong quá trình sử dụng
ZinC là gì? ZinC có tác dụng như thế nào?
ZinC là một khoáng chất thiết yếu có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Do con người không thể tổng hợp và dự trữ kẽm, nguyên tố này cần được hấp thụ thường xuyên qua con đường ăn uống hoặc sử dụng các thực phẩm cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, việc thừa kẽm cũng làm cho cơ thể xuất hiện những triệu chứng như đau đầu, buồn nôn hay đau bụng tiêu chảy,...
>>> XEM THÊM: Bệnh tiêu chảy không nên chủ quan và cách điều trị nhanh nhất
Vậy, vai trò và tác dụng của ZinC là gì?
Kẽm là khoáng chất vi lượng nhiều thứ 2 sau sắt ở trong cơ thể bạn và nó có mặt ở trong tất cả các tế bào. Do đó, ZinC là thành phần cần thiết cho các hoạt động của enzym trong trao đổi chất, thần kinh, tiêu hóa cùng nhiều hoạt động khác của cơ thể.
Ngoài ra, khoáng chất này còn tham gia vào sự phát triển của tế bào miễn dịch, tăng sức khỏe làn da, sản xuất protein và tổng hợp DNA. Tóm lại ZinC - Kẽm là một nguyên tố đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Nhờ vào vai trò quan trọng đó, ZinC có nhiều tác dụng khác nhau, ví dụ như:
- Bệnh tiêu chảy: Đối với tiêu chảy kéo dài do thiếu ZinC hoặc suy dinh dưỡng, kẽm giúp rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Bệnh cảm lạnh thông thường: Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng, sử dụng các viên ngậm có chứa ZinC trong miệng sẽ giúp rút ngắn đáng kể thời gian bệnh ở người lớn. Tuy nhiên do có mùi vị khó chịu và gây buồn nôn khiến cho tính hữu ích của ZinC bị hạn chế nhiều.
- Sinh non: Uống kẽm trong thời kỳ mang thai có thể làm giảm nguy cơ sinh non. Tuy nhiên, kẽm không có tác dụng đáng kể trong giảm nguy cơ thai chết lưu, sẩy thai hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh.
- Tăng tốc độ lành vết thương: ZinC được sử dụng như một loại thuốc điều trị bỏng, một số vết loét và vết thương ngoài da khác. ZinC đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp collagen, tăng cường miễn dịch và giảm phản ứng viêm với các vết thương trên cơ thể.
- Kẽm làm giảm mất cân bằng oxi hóa và giảm khả năng hoạt động của một số protein gây viêm trong cơ thể. Mất cân bằng oxi hóa là yếu tố góp phần gây ra các bệnh mãn tính nghiêm trọng như bệnh tim, ung thư và sa sút trí tuệ.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh do lão hóa: Kẽm làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác như viêm phổi, thoái hóa điểm vàng (AMD). Chứng minh lâm sàng cho thấy bổ sung vừa đủ kẽm mỗi ngày làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng ở người lớn tuổi gần 66%.
Kẽm giúp rút ngắn đáng kể thời gian cảm cúm ở người lớn
Hướng dẫn uống ZinC đúng cách
ZinC đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, khi thiếu hụt ZinC, bạn cần phải bổ sung các nguồn ZinC từ bên ngoài. Nhưng việc sử dụng ZinC cần đặc biệt lưu ý bởi có thể gây ra nguy hiểm nếu không sử dụng đúng cách.
Cách sử dụng và liều dùng zinC
Lưu ý rằng, những thông tin về cách dùng, liều dùng sau đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần làm theo đúng hướng dẫn bổ sung ZinC từ bác sĩ, dược sĩ chỉ định.
Cách dùng: Nên uống kẽm trước bữa ăn từ 15 đến 20 phút hoặc sau bữa ăn khoảng 30 phút, thời gian sử dụng kẽm tối đa từ 2-3 tháng sau đó ngưng. Trong trường hợp đang sử dụng chung sắt và kẽm thì nên uống sắt trước 30 phút do sắt cản trở hấp thụ kẽm của cơ thể.
Liều dùng ZinC khuyến nghị dựa theo độ tuổi và giới tính của từng người. Bạn có thể tham khảo bảng liều dùng sau:
Bảng liều dùng của ZinC
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, lượng ZinC khuyến cáo nên sử dụng mỗi ngày là từ 11-12 mg. Bổ sung kẽm vào chế độ ăn hằng ngày hoặc sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa kẽm.
Xử lý khi quên/quá liều ZinC
Sử dụng ZinC quá liều có thể gây ra ngộ độc và tác động vào dạ dày. Khi ngộ độc cấp tính, muối kẽm sẽ gây ăn mòn do tạo thành kẽm clorid dưới tác dụng của acid dạ dày. Cách nhanh nhất để xử trí quá liều là uống sữa, muối kiềm cacbonat hoặc than hoạt tính. Tuyệt đối không nôn hoặc rửa dạ dày.
Khi uống kẽm lâu dài với liều lượng lớn có thể gây ra tình trạng thiếu đồng, những người có hàm lượng đồng thấp trong người có thể gặp các vấn đề về thần kinh, chẳng hạn như tê và yếu ở tay, chân. Làm giảm hàm lượng kẽm có trong máu bằng cách sử dụng hợp chất tạo phức như natri calci edetat.
Nếu quên liều, bạn cần uống ngay sau khi nhớ ra, nếu thời gian uống ZinC sát với liều kế tiếp thì có thể bỏ qua liều đã quên. Không uống gấp đôi liều một lần để bù lại.
Trên hết, trong bất kỳ trường hợp quên/quá liều ZinC nào, bạn cần lưu ý về các phản ứng xảy ra. Nếu có bất kỳ phản ứng nào bất thường, hãy liên hệ ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ.
Uống kẽm trong thời gian dài gây tê yếu ở tay và chân
Một số lưu ý khi sử dụng ZinC
Trong quá trình sử dụng ZinC, ngoài sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, bạn cần lưu ý thêm các vấn đề khác. Những vấn đề này bao gồm đối tượng chống chỉ định, tác dụng phụ của ZinC.
Chống chỉ định và tác dụng phụ của ZinC
Cần cảnh giác về đối tượng chống chỉ định và những tác dụng phụ mà ZinC mang lại khi sử dụng. Cụ thể như sau.
Đối tượng chống chỉ định
Một số đối tượng chống chỉ định, không nên sử dụng ZinC bởi có thể đem lại nhiều hậu quả trong quá trình sử dụng. Nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau đây, hãy thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ trước khi muốn sử dụng kẽm:
- Những người mắc bệnh đường tiêu hóa như bệnh Crohn.
- Những người ăn chay trường.
- Phụ nữ trong giai đoạn mang thai và cho con bú.
- Trẻ em đang trong thời gian bú mẹ.
- Người bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
- Những người mắc bệnh suy dinh dưỡng, bao gồm cả những người thiếu dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng.
- Những người mắc bệnh thận mãn tính. Những người lạm dụng rượu bia, chất kích thích.
- Chống chỉ định với những người mẫn cảm, dị ứng với kẽm hay những người dùng kẽm quá liều.
Các tác dụng phụ của ZinC
Việc bổ sung kẽm cho cơ thể nhìn chung là an toàn. Tuy nhiên, việc sử dụng kẽm không đúng cách hoặc không cẩn thận cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Ví dụ như:
- Khó tiêu hoặc bị tiêu chảy.
- Buồn nôn, đau đầu hoặc thậm chí nôn mửa.
- Sử dụng kẽm lâu dài có thể gây ra tình trạng cơ thể bị thiếu hụt đồng. Điều này có thể gây ra những vấn đề liên quan đến thần kinh, tê yếu tay chân.
Lưu ý khi dùng ZinC với loại thuốc khác
Kẽm không phải là một chất có tương tác mạnh với các thuốc khác. Tuy nhiên, một số tương tác khi sử dụng kẽm chung với các thuốc khác gồm có:
Thuốc kháng sinh: Khi sử dụng kẽm qua đường uống trong khi đang sử dụng các kháng sinh nhóm quinolon hoặc tetracycline sẽ làm giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn của chúng.
Cách khắc phục: Bạn nên uống kháng sinh trước ít nhất 2 giờ hoặc 4-6 giờ sau khi uống kẽm để tránh tương tác này xảy ra.
Penicillamine: Uống kẽm với thuốc trị viêm khớp dạng thấp penicillamine (Cuprimine, depend) có thể làm giảm khả năng tác dụng lên các triệu chứng viêm khớp của thuốc.
Cách khắc phục: Uống kẽm ít nhất 2 giờ trước và sau khi dùng thuốc.
Thuốc lợi tiểu thiazid: Các thuốc huyết áp này sẽ làm hao hụt lượng kẽm bổ sung do bị đào thải qua đường nước tiểu.
Cần có khoảng cách thời gian hợp lý khi uống kẽm với các thuốc khác
Lời khuyên từ chuyên gia về ZinC
Một chế độ ăn phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng cũng như lựa chọn loại thực phẩm có chất lượng tốt sẽ giảm thiểu tối đa các biến chứng xảy ra do thừa/ thiếu kẽm gây ra. Những thực phẩm giàu kẽm được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng:
- Thịt đỏ: Là một nguyên liệu tự nhiên chứa rất nhiều ZinC, một số loại thịt đỏ có thể kể đến như: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,...
- Một số loại hải sản: Hàu (một con hàu chứa trung bình 5,3mg kẽm), cua, ngao, hến, tôm, trai,...
- Các loại rau củ: Đậu cove, đậu đũa, đậu đen, đậu nành (100g đậu nành chứa trung bình 9mg kẽm) và một số loại rau chứa nhiều kẽm như nấm, cải xoăn, đậu Hà Lan, măng tây hay củ cải.
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt: 100g ngũ cốc cung cấp cho bạn trung bình 52g kẽm. Bên cạnh đó, các loại hạt và ngũ cốc còn có tác dụng tuyệt vời trong việc bổ sung chất xơ, chất béo tốt và các vitamin.
- Socola đen: Trung bình 100g socola đen sẽ chứa khoảng 3,3mg kẽm (khoảng 30% nhu cầu cơ thể).
- Các sản phẩm từ sữa như sữa chua hay phomai: Sữa và các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa, đặc biệt là phô mai có chứa lượng kẽm lớn và có khả năng hấp thụ vào cơ thể tốt. Thông thường, 100g phomai sẽ chứa lượng kẽm cho 28% nhu cầu hằng ngày và sữa là 9%.
Bổ sung thực phẩm chức năng có chứa kẽm
Các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa kẽm với hàm lượng phù hợp với từng đối tượng sử dụng và được chia thành các hợp chất khác nhau như kẽm gluconate, kẽm sulfate, kẽm acetate.
Bạn có thể sử dụng cho trẻ các sản phẩm có chứa kẽm gluconate kết hợp với các dược liệu tự nhiên. Một số sản phẩm có chứa kẽm thông dụng hiện nay như: Bebugold, UBB ZinC, Deep Blue Healthy hay Fazincol,...
Thực phẩm có chất lượng tốt cung cấp nguồn kẽm dồi dào cho cơ thể
Tóm lại, ZinC hay kẽm là một hợp chất quan trọng đối với sức khỏe, ngoài chức năng phòng ngừa bệnh và nâng cao hệ miễn dịch. Kẽm còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cả thể chất và trí tuệ cho trẻ. Sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ tự nhiên sẽ giúp bạn và gia đình tránh được các biến chứng nguy hiểm do thiếu kẽm gây ra.
Trên đây là những thông tin tham khảo liên quan đến ZinC - kẽm. Nếu bạn còn bất kỳ vấn đề thắc mắc nào liên quan đến hoạt chất này, vui lòng lưu lại thông tin để được hỗ trợ sớm nhất.
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements-zinc/art-20366112
https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-982/zinc
https://www.medicalnewstoday.com/articles/263176
Bình luận