Bệnh lý tràn dịch khớp gối thường gặp ở người bệnh ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Bệnh lý không chỉ gây đau đớn cơ khớp mà còn cản trở đi lại vận động trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bệnh lý tràn dịch khớp để lâu có gây nguy hiểm hay không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Tràn dịch khớp gối là gì?

Khớp gối là một trong những khớp lớn của cơ thể, chịu trách nhiệm chính cho toàn bộ chuyển động của phần chi dưới. Dịch khớp đóng vai trò là chất nhầy bôi trơn, giảm ma sát giữa các đầu sụn, từ đó giúp cho khớp vận động linh hoạt, trơn tru hơn. Tuy nhiên khi lượng dịch này tiết ra quá nhiều do viêm hoặc do nhiễm trùng sẽ dẫn đến tình trạng tràn dịch và tụ dịch ở bên trong khớp. Điều này khiến khớp gối bị sưng lên, tấy đỏ và khó di chuyển, khi ấn vào khớp gối sẽ có cảm giác mềm do tụ dịch bên trong. 

Dịch nhầy bôi trơn trong khoang khớp tiết ra quá nhiều gây nên tình trạng tràn dịch

Dịch nhầy bôi trơn trong khoang khớp tiết ra quá nhiều gây nên tình trạng tràn dịch

Tràn dịch khớp gối không chỉ cản trở khả năng vận động của người bệnh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống cơ xương khớp của người bệnh. Mức độ nguy hiểm của bệnh tràn dịch khớp gối sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh lý tại thời điểm được chẩn đoán. Do tràn dịch khớp khiến người bệnh bị hạn chế đi lại, lâu ngày các bó cơ không được vận động sẽ bị teo nhỏ. Thêm vào đó tràn dịch khớp khiến vi khuẩn lây lan ra xung quanh khiến sụn đệm bị ăn mòn, tổn thương đến dây chằng và xương dưới sụn. Nhiều trường hợp thậm chí còn có khả năng bị nhiễm trùng máu. 

Nếu người bệnh tràn dịch khớp còn trẻ sẽ có nguy cơ bị thoái hóa khớp sớm, thoái hóa khớp không được điều trị kịp thời sẽ cần phẫu thuật thay khớp. 

Tràn dịch khớp không được điều trị sớm sẽ gây ra thoái hóa khớp sớm

Tràn dịch khớp không được điều trị sớm sẽ gây ra thoái hóa khớp sớm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tràn dịch khớp gối, một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến là:

  • Vận động khớp quá mức: Những người thường xuyên hoạt động mạnh, chơi thể thao các môn đối kháng như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, người hay phải làm việc nặng nhọc có nguy cơ cao bị tràn dịch khớp. Khớp gối phải chịu áp lực trong thời gian gây ra tình trạng quá tải và tràn dịch khớp. Bên cạnh đó chơi thể thao cũng dễ gặp phải các chấn thương ở khớp như đứt dây chằng, rách sụn chêm, gãy xương…cũng gây tràn dịch khớp gối. 
  • Thừa cân, béo phì: Cân nặng tăng lên đột ngột cũng khiến cho khớp phải chịu áp lực, bao hoạt dịch tiết ra lượng dịch nhiều hơn bình thường để bôi trơn và giảm ma sát khi vận động. 
  • Khớp bị nhiễm khuẩn: Tình trạng khớp bị nhiễm khuẩn sau phẫu thuật, viêm trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng tràn dịch khớp. 

Điều trị tràn dịch khớp thế nào?

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, nguyên nhân gây tràn dịch khớp mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị khác nhau. Dưới đây là một số cách điều trị tràn dịch khớp phổ biến. 

Sử dụng thuốc tây y

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm để cải thiện nhanh tình trạng sưng đỏ, đau nhức cho người bệnh. Tuy nhiên các loại thuốc tây y này cần sử dụng thận trọng dưới sự giám sát của bác sĩ, người bệnh không tự ý sử dụng và tự ý tăng liều vì có thể gây viêm loét dạ dày, ảnh hưởng đến thận, gan, cơ quan tạo máu. Trong trường hợp người bệnh bị tràn dịch khớp do nhiễm trùng bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số loại thuốc kháng sinh. 

Chọc hút dịch khớp

Việc lượng dịch tồn đọng lâu ngày trong khớp sẽ khiến người bệnh bị ảnh hưởng đến việc đi lại, gây hạn chế vận động và đau đớn khó chịu. Bác sĩ có thể đưa ống dẫn vào khớp để rút bớt dịch khớp ra ngoài kết hợp cùng tiêm corticoid để điều trị kháng viêm. Tuy nhiên cách thức này không được khuyến khích sử dụng bởi không thể giúp điều trị bệnh tràn dịch khớp một cách toàn diện, nguy cơ người bệnh bị tái phát tràn dịch rất cao. Nguyên nhân là bởi tràn dịch khớp có thể gây ra do bệnh lý viêm khớp hoặc nhiễm trùng khớp, nếu viêm không được kiểm soát thì tràn dịch vẫn sẽ tái phát, người bệnh sẽ cần đi chọc hút lại. Việc chọc hút dịch nhiều lần sẽ gây ra nguy cơ bị xơ cứng, nhiễm trùng khớp. 

Chọc hút dịch khớp thường xuyên có nguy cơ bị xơ cứng khớp, nhiễm trùng khớp

Chọc hút dịch khớp thường xuyên có nguy cơ bị xơ cứng khớp, nhiễm trùng khớp

Sử dụng viên uống hỗ trợ từ cây Hy thiêm

Theo y học cổ truyền hy thiêm là loại thảo dược có vị đắng, mùi hôi, có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, bổ can thận, giải trừ phong thấp (bệnh viêm khớp dạng thấp ngày nay) rất tốt. Còn theo y học hiện đại hy thiêm rất giàu darutin - Một dẫn chất của axit salicylic có tác dụng giảm đau, giảm sưng đỏ khớp, kháng viêm khớp tương đương với thuốc tây y piroxicam. Chính vì vậy sử dụng sản phẩm hỗ trợ chứa cây hy thiêm sẽ giúp giảm đau, giảm sưng đỏ khớp, chống viêm khớp, từ đó ngăn tình trạng tràn dịch khớp hiệu quả. Bên cạnh đó hy thiêm khi được kết hợp cùng sói rừng, nhũ hương, bạch thược sẽ cho tác dụng giảm đau mạnh mẽ, cải thiện khả năng đi lại cho người bệnh nhanh chóng hơn. Trong điều trị bệnh lý tràn dịch khớp người bệnh cũng cần lưu ý bổ sung thêm dưỡng chất nuôi dưỡng và phục hồi sụn khớp, xương, sửa chữa những tổn thương gây ra do viêm, từ đó sẽ có thể điều trị bệnh toàn diện và hiệu quả lâu dài. Đặc biệt các loại thảo dược này khi được chiết xuất bằng công nghệ lượng tử sẽ giúp làm sạch, sàng lọc bụi bẩn và chiết xuất ra hàm lượng dưỡng chất cao nhất mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến đứt dây chằng, hãy để lại bình luận xuống phía dưới để được chuyên gia tư vấn chi tiết.

Dược sĩ Bình Nguyên

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Hoang-Thap-Linh

Bình luận