Viêm khớp gối là bệnh xương khớp phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người già.Viêm khớp gối không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần người mắc mà còn làm hạn chế khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày.

Viêm khớp gối là gì?

Viêm khớp gối là tình trạng lớp sụn khớp gối bị viêm và thoái hóa. Khi lớp sụn mòn đi, các xương dễ cọ sát vào nhau, ảnh hưởng đến quá trình vận động. Nếu người bệnh không có biện pháp điều trị phù hợp, tình trạng viêm khớp gối sẽ nặng hơn và gây nguy hiểm cho người bệnh.

Viêm khớp gối có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng phổ biến ở những người từ 45 tuổi trở lên. Bệnh có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của người bệnh như đi bộ, leo cầu thang…

 

Viêm khớp gối gây ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt của người bệnh

Viêm khớp gối gây ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt của người bệnh

Triệu chứng viêm khớp gối

Viêm khớp gối thường phát triển âm thầm nhưng cũng có thể xuất hiện đột ngột sau chấn thương hoặc khi vận động khớp gối quá mức. Tùy vào mức độ viêm và nguyên nhân gây viêm,  bệnh có thể gây ra một số triệu chứng như sau:

  • Đau nhức khớp gối: Viêm khớp gối gây ra những cơn đau nhức khó chịu, có thể khiến người bệnh vận động khó khăn. Đây là triệu chứng phổ biến, xảy ra hầu hết ở những người bị viêm khớp gối, cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy và nặng hơn khi vận động.
  • Cứng khớp gối: Sau một thời gian không vận động hoặc khi mới ngủ dậy, người bệnh thường bị cứng khớp, quá trình vận động, gập hoặc duỗi khó khăn.
  • Sưng khớp gối: Sưng đỏ quanh vùng đầu gối là tình trạng thường gặp ở người bị viêm khớp gối do sự tích tụ dịch khớp quá mức. Người bệnh có thể cảm nhận được sự ấm nóng, sưng phồng quanh đầu gối khi chạm vào.
  • Khớp gối kêu lục khục: Tiếng kêu xuất hiện khi cử động khớp gối bị tổn thương.
  • Yếu khớp: Viêm khớp gối làm giảm độ bền và khả năng chịu lực của khớp gối, khiến người bệnh khó khăn trong việc di chuyển.

Nếu nhận thấy những dấu hiệu của viêm khớp gối, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Viêm khớp gối gây sưng, cứng khớp gối

Viêm khớp gối gây sưng, cứng khớp gối

Nguyên nhân gây viêm khớp gối

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm khớp gối. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Tuổi tác: Theo các nghiên cứu, tình trạng viêm khớp gối tăng theo độ tuổi, tuổi càng cao thì càng dễ xuất hiện bệnh.

  • Giới tính: Phụ nữ thường có nguy cơ viêm khớp gối cao hơn nam giới. Nguyên nhân chưa được xác định.

  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm khớp gối. Khi sụn khớp bị bào mòn, đầu xương cọ sát vào nhau, gây ra sưng, đau và khó chịu.

  • Bệnh Gout: Sự tích tụ acid uric trong khớp gối cũng là nguyên nhân dẫn đến đau, viêm khớp gối.

  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể  Dư thừa cân nặng sẽ khiến khớp gối chịu nhiều áp lực. Tình trạng này diễn ra lâu ngày mà không được khắc phục có thể hình thành nên phản ứng viêm tại khớp.

  • Chấn thương khớp gối: Khi khớp gối bị tổn thương, các tế bào miễn dịch của cơ thể được kích hoạt để giúp phục hồi tổn thương. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phản ứng miễn dịch có thể trở nên quá mức và gây ra sự viêm nặng tại khớp gối. Ngoài ra, các mô và xương trong khớp bị đứt, vỡ do chấn thương cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm khớp gối.

  • Vận động quá sức: Đây là một trong những nguyên nhân gây ra viêm khớp gối. Khi vận động quá mức, áp lực và ma sát tại các khớp gối sẽ tăng lên, dẫn đến tổn thương và viêm tại các mô và xương xung quanh khớp gối.

  • Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn hoặc các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào khớp qua các vết thương trên da hoặc vi khuẩn từ vị trí khác, di chuyển theo máu tới khớp và gây viêm.

  • Một số nguyên nhân khác: Những người uống rượu bia, mắc bệnh tiểu đường, nồng độ cholesterol cao, thiếu vitamin D… cũng có nguy cơ cao bị viêm khớp gối.

Viêm khớp gối có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân

Viêm khớp gối có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân

Viêm khớp gối có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị kịp thời hoặc không được điều trị đúng cách, viêm khớp gối có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe, bao gồm:

  • Tàn phế: Viêm khớp gối nặng có thể làm giảm khả năng di chuyển của khớp gối, gây ra tàn phế hoặc giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

  • Gãy xương: Viêm khớp gối có thể làm giảm mật độ xương, làm giảm độ bền của mô liên kết, độ cứng của khớp gối, dẫn đến gãy xương.

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch do tăng sản xuất cytokine, gây viêm và sưng tại chỗ viêm khớp gối, cũng như tác động đến các mô khác trong cơ thể. Bên cạnh đó, viêm khớp gối có thể gây tổn thương đến mô mạch máu, gây ra chứng viêm mạch máu và làm tắc nghẽn các động mạch nhỏ. Điều này có thể làm giảm lưu lượng máu đến các bộ phận của cơ thể, gây ra các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch và đột quỵ.

Do đó, viêm khớp gối có thể là một bệnh nguy hiểm và cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh này, bạn nên tìm kiếm ý kiến ​​bác sĩ để được khám và điều trị.

Cải thiện viêm khớp gối bằng cách nào?

 

Điều trị viêm khớp gối phụ thuộc vào nguyên nhân của bệnh và mức độ nặng nhẹ của triệu chứng. Các phương pháp điều trị thường được sử dụng bao gồm:

Điều trị bằng thuốc tây y

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân và mức độ của viêm khớp gối của người bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Trong đó, một số loại thuốc thường được sử dụng cho người mắc viêm khớp gối là:

  • Thuốc kháng viêm: Các loại thuốc này giúp giảm viêm và đau trong khớp gối. Các loại thuốc kháng viêm thông dụng bao gồm ibuprofen, naproxen và diclofenac.

  • Corticosteroid: Đây là thuốc chống viêm mạnh thường sử dụng trong các trường hợp viêm khớp gối nặng. Loại thuốc này được sử dụng với dạng tiêm giúp giảm đau và viêm khớp.

Sử dụng thuốc tây y chỉ giúp giảm đau và viêm khớp chứ không phục hồi được hoàn toàn chức năng của khớp gối. Do đó, trong một số trường hợp, người bệnh có thể được chỉ định điều trị với phương pháp vật lý trị liệu để tăng phạm vi chuyển động, tính linh hoạt của khớp gối. Đối với một số trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị phẫu thuật (cắt xương, thay khớp, ghép sụn, loại bỏ bao khớp) để cải thiện tình trạng bệnh.

Viêm khớp gối có thể điều trị với thuốc giảm đau.jpg

Viêm khớp gối có thể điều trị với thuốc giảm đau

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Người mắc bệnh viêm khớp gối cần có chế độ sinh hoạt hợp lý qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn để cải thiện tình trạng bệnh. Cụ thể:

Chế độ ăn uống

Người bệnh nên bổ sung những thực phẩm cung cấp dưỡng chất cho khớp trong mỗi bữa ăn hàng ngày như các loại cá (cá thu, cá hồi,...), rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin và omega 3,... Việc bổ sung dưỡng chất cho khớp qua chế độ ăn uống giúp cải thiện triệu chứng và thúc đẩy quá trình hồi phục của bệnh viêm khớp gối.

Bên cạnh đó, người bệnh cần kiêng một số thực phẩm chứa nhiều đường và muối, đồ ăn nhanh, các loại thịt đỏ, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ hoặc đồ uống chứa cồn,... Bởi những loại thực phẩm này có thể làm cho quá trình cải thiện diễn ra chậm hơn và khiến bệnh viêm khớp gối nặng thêm.

Tập thể dục

Viêm khớp gối khiến người bệnh hạn chế trong vận động. Tuy nhiên, một số bài tập thể dục nhẹ nhàng như: Nâng chân khi đứng, bài tập kéo giãn cơ gân khoeo, bài tập bắt chéo chân khi ngồi,... có thể hỗ trợ và đẩy nhanh quá trình hồi phục của bệnh. 

Do đó, người bệnh nên dành khoảng 30 đến 40 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục cho khớp gối nhằm tăng độ linh hoạt cho khớp và giúp cải thiện viêm khớp gối nhanh hơn.

tap-the-duc-giup-cai-thien-tinh-trang-viem-khop-goi.jpg

Tập thể dục giúp cải thiện tình trạng viêm khớp gối

Bài thuốc dân gian

Chữa viêm khớp gối bằng bài thuốc dân gian được nhiều người vận dụng vì sự lành tính và dễ kiếm của những thảo dược thiên nhiên. Một số bài thuốc dân gian giúp chữa viêm khớp gối hiệu quả là:

  • Ngải cứu: Chứa một lượng lớn tinh dầu hoạt động như một chất gây tê tự nhiên giúp giảm nhức xương khớp. Do đó, bài thuốc ngải cứu với mật ong được áp dụng phổ biến trong điều trị viêm khớp gối. Bạn chỉ cần xay nhuyễn ngải cứu trộn với mật ong và chia dung dịch thành 2 phần uống trong ngày.
  • Lá lốt: Sử dụng lá lốt rất tốt trong việc chữa viêm khớp gối. Bạn có thể sử dụng uống nước lá lốt khi được sắc với nước hoặc chườm nóng bằng hỗn hợp lá lốt rang muối.
  • Mật ong và bột quế: Đắp hỗn hợp này lên vùng viêm khớp gối trong vòng 30 phút có thể giúp cải thiện triệu chứng đau nhức. Ngoài ra, bạn có thể uống nước mật ong và bột quế pha với tỷ lệ 2:1 rồi cho thêm nước ấm khuấy đều sẽ giúp làm giảm cơn đau viêm khớp.

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Bên cạnh các bài thuốc dân gian, thuốc tây y và chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh nên sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ màng vỏ trứng để cải thiện tình trạng viêm khớp gối. Màng vỏ trứng là nguồn dinh dưỡng dồi dào chứa collagen, glucosamine, chondroitin, acid hyaluronic,... giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, chống viêm khớp và giảm các triệu chứng của viêm khớp, viêm khớp gối như đau, cứng khớp.

Ngoài ra, sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ màng vỏ trứng còn chứa nhiều collagen tuýp 1. Collagen tuýp 1 giúp phục hồi và duy trì độ dẻo dai, chắc khỏe của gân, dây chằng khớp, giúp cải thiện tình trạng khô khớp gối, đau khớp gối, do thoái hóa, chấn thương khớp gối. Bổ sung collagen tuýp 1 sẽ giúp gân cơ, dây chằng, chắc khỏe, đàn hồi tốt, dẻo dai, ngăn ngừa thoái hoá khớp gối.

san-pham-co-thanh-phan-chinh-tu-mang-vo-trung-giup-cai-thien-viem-khop-goi.jpg

Sản phẩm có thành phần chính từ màng vỏ trứng giúp cải thiện viêm khớp gối

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp gối

Theo chuyên gia, để hỗ trợ điều trị viêm khớp đầu gối hiệu quả, ngoài các thuốc tây y thì thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng giúp ngăn ngừa và khắc phục những triệu chứng của bệnh. Sau đây là một số lưu ý giúp cải thiện tình trạng viêm khớp đầu gối:

Duy trì cân nặng ổn định

Trọng lượng cơ thể ở mức ổn định sẽ giảm áp lực lên đầu gối và có thể hạn chế nguy cơ viêm xương khớp.

Tập thể dục thường xuyên

Các bài tập thể dục làm tăng cơ tứ đầu (cơ đùi), sức mạnh bắp chân mà không bị viêm khớp gối bao gồm: Squats mini, ép chân và duỗi chân. Những bài tập chân này không những tốt cho xương khớp mà còn giúp nâng cao sức khoẻ.

Đi bộ thể dục nên được thực hiện mỗi ngày để giúp cải thiện tình trạng cứng khớp gối. Bên cạnh đó, bơi lội và thể dục nhịp điệu dưới nước cũng có thể giúp tăng cường khả năng hoạt động cơ bắp chân.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bạn duy trì được trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và giảm sức ép của cơ thể lên xương khớp. Hãy bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa ( rau xanh, quả mọng), vitamin C, D, canxi hoặc các thực phẩm có đặc tính chống viêm, giảm đau tự nhiên (cá béo, gừng, tỏi, nghệ…) vào thực đơn hàng ngày. Nên hạn chế sử dụng các thực phẩm tinh chế, nội tạng động vật, thịt đỏ, thức ăn nhanh, bánh kẹo ngọt hay những món chiên xào để tránh nguy cơ mắc bệnh xương khớp.

Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về viêm khớp gối và giúp bạn có phương pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Bạn nên sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ màng vỏ trứng mỗi ngày để cải thiện bệnh viêm khớp hiệu quả.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc gì về viêm khớp gối, xin vui lòng để lại thông tin dưới bài viết để được tư vấn.

Link tham khảo:

Dược sĩ Phương Mai

Bình luận