Tình trạng tim đập nhanh có nhiều cách chữa trị, phổ biến nhất là sử dụng thuốc. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp lại các thuốc được sử dụng trong điều trị nhịp tim nhanh, mời bạn đọc theo dõi. 

Thuốc chống loạn nhịp, giảm nhịp tim nhanh

Nhóm thuốc này có khả năng kéo dài thời gian trơ của tim và ngăn chặn tính tự động bất thường của nhịp tim.Việc này làm nhịp tim chậm lại và ổn định hơn. Các loại thuốc giảm nhịp tim nhanh hiệu quả thuộc nhóm này bao gồm amiodaron, dronedaron, sotalol… Các thuốc này thường được chỉ định để điều trị nhịp nhanh trên thất và nhịp nhanh thất ở bệnh nhân không có tổn thương thực thể tại tim. Với các bệnh nhân có tổn thương tại tim, các thuốc này thường chỉ được kê đơn khi các loại thuốc khác kém hiệu quả.

Thuốc chống loạn nhịp tim thường được kê như amiodaron, dronedaron…

Thuốc chẹn beta giảm nhịp tim nhanh

Thuốc chẹn beta giao cảm điều trị nhịp tim nhanh bằng cách không cho cơ thể tiết ra adrenalin - một chất làm mạch máu co lại và tim đập nhanh. Bên cạnh đó, thuốc có khả năng giảm gánh nặng cho tim bởi các kích thích hay căng thẳng và làm giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất. Hầu hết các loại thuốc chẹn beta đều ở dạng viên nén và chỉ trong trường hợp cấp cứu khẩn cấp mới ở dạng thuốc tiêm vào tĩnh mạch. Một số thuốc điều trị nhịp tim nhanh thuộc nhóm chẹn beta được dùng phổ biến là metoprolol, atenolol, propranolol…

Khi sử dụng thuốc chẹn beta, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như tim đập quá chậm, đau đầu, mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón... Nếu có các dấu hiệu này, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc gặp bác sĩ để có những điều chỉnh về loại thuốc cũng như liều lượng thuốc phù hợp.

Thuốc chẹn beta có thể làm nhịp tim chậm hơn mức bình thường

Thuốc chẹn kênh canxi giảm nhịp tim nhanh

Các ion trong tế bào không cân bằng về điện tích, đặc biệt là ion Ca tạo ra các xung điện tim giúp tim co bóp và hoạt động bình thường. Khi điện tích của các ion này thay đổi làm cho nhịp tim rối loạn. Thuốc chẹn canxi sẽ giải quyết tình trạng này, làm giãn mạch máu, giảm tính tự động và giảm tốc độ dẫn truyền, từ đó giúp tim đập chậm lại. Bên cạnh đó, thuốc chẹn canxi còn giúp hạ huyết áp nên được dùng trong các trường hợp có mắc kèm huyết áp tăng cao... Các loại thuốc điều trị tim đập nhanh thuộc nhóm chẹn canxi thường dùng là verapamil, diltiazem…

>>> XEM THÊM: Rối loạn nhịp tim: Triệu chứng, mức độ nguy hiểm và cách điều trị

Thuốc chống đông máu hỗ trợ phòng biến chứng

Tim đập nhanh có thể dẫn đến tình trạng tích tụ máu đông trong mạch máu, tăng nguy cơ đột quỵ. Vì vậy bên cạnh các thuốc hạ nhịp tim kể trên, bác sĩ có thể kê các loại thuốc chống đông máu để hạn chế biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Các loại thuốc chống đông máu thường dùng (warfarin, clopidogrel…) làm loãng các cục máu đông, tránh tắc nghẽn mạch máu, giúp máu lưu thông bình thường. Tuy nhiên một điều đáng lưu ý là thuốc chống đông máu có thể dẫn đến tình trạng máu chảy quá mức, nên được sử dụng dưới sự chỉ định và giám sát nghiêm ngặt của bác sĩ.

Sử dụng thuốc chống đông  giúp phòng ngừa biến chứng ở người bị tim đập nhanh

Thuốc trợ tim Digoxin giúp ổn định nhịp tim

Thuốc Digoxin thuộc nhóm thuốc glycoside cũng được sử dụng để giải quyết tình trạng tim đập nhanh ở người bệnh rung nhĩ. Thuốc có tác dụng làm tim co bóp nhiều hơn, giảm quá trình truyền xung điện tim qua nhĩ thất giúp nhịp tim chậm lại và ổn định. Tuy nhiên dùng thuốc Digoxin cho hiệu quả khá chậm, cần duy trì sử dụng thời gian dài để thấy kết quả rõ rệt.

Bổ sung thêm các thảo dược hỗ trợ ổn định nhịp tim như Khổ sâm cũng là một giải pháp được nhiều người bệnh lựa chọn để tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ của thuốc Tây. Bởi nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy Khổ sâm có tác dụng làm giảm kích thích cơ tim, cân bằng các chất điện giải, ổn định xung điện trong tim, từ đó giúp giảm và ổn định nhịp tim hiệu quả

Khổ sâm - Thảo dược hỗ trợ ổn định nhịp tim an toàn, hiệu quả

Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng thảo dược để chữa bệnh, trong đó có tình trạng tim đập nhanh. Chuyện kể rằng, thời Trần có vị vua nổi tiếng bị mề đay, mẩn ngứa nên phải uống nước lá Khổ sâm mỗi ngày để chữa trị. Nhà vua có một công chúa bị bệnh tim. Thỉnh thoảng tự nhiên tim đập thình thịch như ngựa phi, trống ngực như trống hội, người bồn chồn, đứng ngồi không yên. Mặc dù đã mời nhiều thầy lang có tiếng khắp kinh thành về chữa trị nhưng bệnh tình của công chúa không mấy thuyên giảm. Tình cờ một lần cung nữ sắc thuốc chữa bệnh cho công chúa nhầm sang Khổ sâm. Điều ngạc nhiên là nhịp tim của công chúa ổn định dần, không còn hồi hộp, đánh trống ngực nữa. Từ đó, cây Khổ sâm trở thành một vị thuốc quý được sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh. 

Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu chứng minh Khổ sâm có chứa matrine và oxymatrine hỗ trợ điều hòa hoạt động của hệ thần kinh tim, từ đó giúp giảm kích thích quá mức khiến tim loạn nhịp và thúc đẩy thư giãn mạch máu. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có chứa thành phần chính Khổ sâm sẽ giúp giảm tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở… do hội chứng Brugada hoặc các nguyên nhân khác (ngoại tâm thu, rung nhĩ, rối loạn thần kinh tim…).

Khổ sâm có tác dụng hỗ trợ ổn định nhịp tim an toàn, hiệu quả

Nhìn chung, các loại thuốc tim đập nhanh cho hiệu quả rất tốt tuy nhiên vẫn tồn tại những tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là nguy cơ hạ nhịp tim quá mức hoặc khiến tình trạng rối loạn nhịp tim trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng chỉ định và liều lượng theo kê đơn của bác sĩ. Để có kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có thành phần chính từ Khổ sâm giúp giảm tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực... Nếu bạn có thắc mắc gì thêm, hãy để lại bình luận ở dưới bài viết này để được giải đáp chi tiết.

Banner NTV_DPAA (2).png

Bình luận