Suy tim trái là tình trạng xảy ra khi tâm thất trái của tim không còn khả năng bơm máu đủ mạnh để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan trong cơ thể. Điều này dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu và có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu thêm về suy tim trái và cách cải thiện trong bài viết sau.

Nguyên nhân gây suy tim trái

Theo các chuyên gia đánh giá, suy tim trái có nguyên nhân đến từ các vấn đề sau: 

  • Bệnh mạch vành: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, xảy ra khi các động mạch cung cấp máu cho tim bị hẹp hoặc bị tắc nghẽn.
  • Tăng huyết áp: Huyết áp cao kéo dài gây quá tải cho tim, làm suy yếu cơ tim.
  • Bệnh van tim: Các van tim bị hẹp hoặc hở làm giảm hiệu quả bơm máu của tim.
  • Bệnh cơ tim: Các bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến cơ tim như viêm cơ tim, cơ tim phì đại.
  • Bệnh tim bẩm sinh: Một số bệnh tim bẩm sinh có thể gây suy tim trái khi trưởng thành.
  • Các yếu tố nguy cơ khác: Tiểu đường, béo phì, rối loạn lipid máu, hút thuốc, lạm dụng rượu...

Suy tim trái có nguyên nhân từ nhiều bệnh lý tim mạch khác

Suy tim trái có nguyên nhân từ nhiều bệnh lý tim mạch khác

Các triệu chứng của suy tim trái

Các triệu chứng của suy tim trái thường xuất hiện từ từ và tăng dần theo thời gian. Một số triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Khó thở: Ban đầu, khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức, sau đó tiến triển thành khó thở khi nghỉ ngơi, thậm chí khi nằm.
  • Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi kéo dài, khó thực hiện các hoạt động hàng ngày.
  • Ho: Ho khan hoặc có đờm, đặc biệt khi nằm.
  • Sưng chân, mắt cá chân: Do ứ dịch ở các chi dưới.
  • Đau ngực: Cơn đau ngực có thể xuất hiện, đặc biệt khi gắng sức.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân: Do cơ thể không hấp thu đủ chất dinh dưỡng.
  • Rối loạn nhịp tim: Tim đập nhanh, chậm hoặc không đều.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ liên quan đến suy tim trái, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn kịp thời.

Phân loại suy tim trái

Dựa vào nguyên nhân gây suy tim trái và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng cũng như các bệnh nền mà người bệnh mắc phải, các chuyên gia có thể phân loại suy tim trái, giúp các bác sĩ xác định chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách phân loại phổ biến:

Phân loại dựa trên phân suất tống máu EF, bao gồm:

- Suy tim giảm phân suất tống máu: Đây là trường hợp phổ biến, khi tâm thất trái không co bóp đủ mạnh để đẩy máu đi. EF thường nhỏ hơn hoặc bằng 40%.
- Suy tim bảo tồn phân suất tống máu: Trong trường hợp này, tâm thất trái vẫn co bóp tương đối tốt, nhưng vấn đề nằm ở việc thư giãn và làm đầy máu. EF thường lớn hơn hoặc bằng 50%.

Phân loại dựa trên giai đoạn bệnh:

- Giai đoạn A: Nguy cơ cao mắc suy tim, chưa có triệu chứng rõ ràng nhưng có các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường...
- Giai đoạn B: Đã có bệnh lý tim mạch nhưng chưa có triệu chứng suy tim, ví dụ như hẹp van động mạch chủ.
- Giai đoạn C: Đã xuất hiện triệu chứng suy tim, như khó thở, mệt mỏi.
- Giai đoạn D: Suy tim giai đoạn cuối, cần điều trị tích cực hoặc ghép tim.

Phân loại dựa trên triệu chứng, bao gồm:

- Suy tim cấp tính: Xuất hiện đột ngột, thường do các nguyên nhân như nhồi máu cơ tim cấp, tăng huyết áp ác tính...
- Suy tim mãn tính: Tiến triển từ từ, thường là hậu quả của các bệnh lý tim mạch mạn tính.
Lưu ý: Việc phân loại suy tim trái đòi hỏi bác sĩ phải dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm cả kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng như siêu âm tim, điện tâm đồ… Vì thế bạn cần đi khám để được làm các xét nghiệm và được chẩn đoán chính xác cũng như nhận được phác đồ điều trị phù hợp.

Thăm khám sức khỏe định kỳ để điều trị sớm suy tim độ 3 và kéo dài tuổi thọ.webp

Đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi quá trình điều trị suy tim

Các cách cải thiện suy tim trái

Mục tiêu của việc điều trị suy tim trái là giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Các phương pháp điều trị bao gồm:

Dùng thuốc điều trị suy tim trái

Điều trị bằng thuốc là một phần không thể thiếu trong việc quản lý suy tim trái. Mục tiêu của việc dùng thuốc là giảm tải cho tim, cải thiện chức năng bơm máu, giảm triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển của bệnh.

Các nhóm thuốc chính sử dụng trong điều trị suy tim trái bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu: Giúp cơ thể đào thải muối và nước thừa, giảm phù nề, giảm tải cho tim. Ví dụ: Furosemide, Spironolactone.
  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE inhibitors): Giãn mạch máu, giảm huyết áp, giảm tải cho tim, bảo vệ cơ tim. Ví dụ: Enalapril, Lisinopril.
  • Thuốc chẹn beta: Giảm nhịp tim, giảm lực co bóp của tim, giảm tiêu thụ oxy của tim. Ví dụ: Carvedilol, Metoprolol.
  • Thuốc kháng aldosteron: Giảm giữ muối và nước, giảm sợi hóa cơ tim. Ví dụ: Spironolactone.
  • Thuốc ức chế thụ thể neprilysin (ARNI): Kết hợp tác dụng của thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế neprilysin, giúp cải thiện chức năng tim và giảm tử vong. Ví dụ: Sacubitril/valsartan.
  • Các thuốc khác: Digoxin, thuốc giãn mạch...

Để đạt hiệu quả tối ưu trong điều trị suy tim trái, bác sĩ thường cho kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau. Người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị và dùng đúng, đủ liều như hướng dẫn để đảm bảo đạt hiệu quả tốt cũng như nên thông báo với bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị. 

Các cách điều trị bệnh suy tim hiệu quả bạn cần biết.webp

Người bệnh cần dùng thuốc đầy đủ theo chỉ định

Điều chỉnh lối sống giúp cải thiện suy tim trái

Bên cạnh việc dùng thuốc, điều chỉnh lối sống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện tình trạng suy tim và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều chỉnh lối sống hiệu quả:

  • Hạn chế muối: Muối làm tăng giữ nước trong cơ thể, gây phù nề và tăng gánh nặng cho tim.
  • Giảm chất béo: Đặc biệt là chất béo bão hòa có trong thịt đỏ, mỡ động vật. Nên tăng cường chất béo không bão hòa có trong cá, dầu thực vật.
  • Kiểm soát cân nặng: Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tim mạch, bao gồm cả suy tim.
  • Uống đủ nước: Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ về lượng nước phù hợp để tránh tình trạng quá tải dịch.
  • Bỏ thuốc lá: Thuốc lá làm hẹp mạch máu, tăng huyết áp và tăng nguy cơ các bệnh tim mạch.
  • Hạn chế rượu bia: Rượu bia làm tăng huyết áp và gây hại cho tim.
  • Theo dõi sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh và điều chỉnh phác đồ điều trị kịp thời.

Dùng thêm sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị suy tim trái

Bên cạnh các phương pháp cải thiện suy tim trái kể trên, nhiều chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp thêm sản phẩm thảo dược giúp tăng cường chức năng tim, giúp tăng cường hiệu quả điều trị suy tim tốt hơn. 
Nổi bật nhất hiện nay phải kể đến sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, suy tim có thành phần chính là Đan sâm - loại thảo dược đã được Tào Tháo thời Tam quốc sử dụng để giảm cơn đau ngực, khó thở. Sản phẩm còn kết hợp thêm Hoàng đằng, cao Natto, L-carnitine, Magie, được bào chế bằng công nghệ lượng tử tiên tiến. 
Sản phẩm đã được được kiểm chứng lâm sàng tại Bệnh viện TWQĐ 108 và được đăng tải nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng và trị liệu Canada năm 2014, chứng minh hiệu quả hỗ trợ điều trị suy tim mạn tính, giúp giảm các triệu chứng đau ngực, khó thở, ho, phù nề, giảm tần suất nhập viện cho người bệnh hiệu quả. 

Sản phẩm chứa Đan sâm được nghiên cứu lâm sàng hiệu quả cho người bệnh tim.webp

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ cải thiện suy tim đã được nghiên cứu lâm sàng có thành phần Đan sâm

Sản phẩm từ thảo dược nên rất an toàn, lành tính và hoàn toàn có thể dùng chung với các thuốc điều trị tây y để hỗ trợ điều trị suy tim mà không lo ảnh hưởng đến các cơ quan gan thận dạ dày.
Khi sử dụng sản phẩm thì người bệnh nên uống khi bụng đói là trước bữa ăn 30 phút và sau ăn khoảng 1 giờ, nên uống cách xa các thuốc tây điều trị từ 1-2 tiếng. Người bệnh suy tim cũng nên uống từ 3-6 tháng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất nhé. 
Theo VNEconomy, đã có đến gần 98% người dùng đánh giá hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả hỗ trợ giảm đau ngực, khó thở, ho, phù nề, giúp cải thiện bệnh tim mạch, suy tim. Sản phẩm cũng vừa được nhận giải thưởng Top 10 Thương hiệu mạnh quốc gia năm 2024 nên bạn có thể yên tâm sử dụng nhé. 
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cách điều trị các bệnh lý tim mạch, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc bình luận ngay bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp sớm nhất cho bạn.

Bình luận