Nhịp nhanh nhĩ là một loại rối loạn nhịp tim thường gặp ở người mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc sau phẫu thuật. Để hiểu rõ hơn về nhịp nhanh nhĩ cũng như mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

Nhịp nhanh nhĩ là gì?

Nhip nhanh nhĩ là tình trạng tim đập dồn dập bất thường, hỗn loạn làm cho nhịp tim lên tới 100 - 300 lần/phút, trong khi nhịp tim ở người trưởng thành bình thường từ 60 - 100 nhịp/phút. Nhịp tim nhanh nhĩ xảy ra do rối loạn hệ thống dẫn truyền điện tim hoặc bất thường trong hoạt động của các buồng tim, cụ thể là:

  • Tâm nhĩ gửi hàng loạt tín hiệu điện tim xuống tâm thất.
  • Tắc nghẽn dẫn truyền từ tâm nhĩ xuống tâm thất nhưng buồng tâm nhĩ vẫn tiếp tục phát ra tín hiệu điện tim để duy trì tuần hoàn.

Nhịp nhanh nhĩ được chia làm 2 loại chính:

  • Nhịp nhanh nhĩ kịch phát: Xảy ra khi cơn nhịp nhanh tự phát trong một khoảng thời gian ngắn và ngưng đột ngột.
  • Nhịp nhanh nhĩ dai dẳng: Cơn nhịp nhanh xảy ra liên tục, kéo dài.

Nhịp nhanh nhĩ thường gặp ở người mắc bệnh tim bẩm sinh

Nguyên nhân gây ra nhịp nhanh nhĩ

Nhịp nhanh nhĩ thường xuất hiện ở những trẻ mắc chứng rối loạn nhịp hay bệnh tim bẩm sinh, đặc biệt là trẻ đã từng phẫu thuật tim. Ngoài ra, nhịp nhanh nhĩ có thể xảy ra bởi các nguyên nhân sau:

  • Rối loạn điện giải do mất nước, nôn, tiêu chảy… làm giảm nồng độ kali, magie hoặc tăng nồng độ canxi trong cơ thể.
  • Xuất hiện sau một cơn đau tim.
  • Sử dụng quá nhiều rượu bia, các chất kích thích…
  • Gặp phải tác dụng phụ của thuốc trợ tim, thuốc điều trị ung thư...
  • Mắc các bệnh lý toàn thân như nhiễm trùng, bệnh cường giáp, phù phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Sau can thiệp tim mạch như đốt điện tim, thay van tim, nong mạch vành…
  • Thường xuyên sử dụng thuốc không kê đơn: thuốc cảm, thuốc dị ứng, thuốc hen, … 
  • Người mắc hội chứng WPW (Wolff-Parkinson-White) 

Triệu chứng thường gặp của nhịp nhanh nhĩ

Nhịp nhanh nhĩ là một bệnh lý hiếm gặp với những cơn nhịp nhanh có thể xuất hiện đột ngột hay kéo dài. Nó có thể không gây ra bất kỳ dấu hiệu báo trước nào hoặc xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Đánh trống ngực dồn dập, tim đập hỗn loạn.
  • Ngất xỉu, choáng váng.
  • Tức ngực, đau ngực.
  • Khó thở.
  • Mệt mỏi.
  • Đau đầu.
  • Đi tiểu nhiều hơn.

Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị nhịp nhanh nhĩ thì rất khó để xác định triệu chứng vì chúng không có biểu hiện gì. Trẻ đồ mồ hôi, kén ăn, da nhợt nhạt, nhịp tim hơn 100 nhịp/phút là một trong những dấu hiệu để nhận biết cơn nhịp nhanh nhĩ. 

Đau tức ngực là biểu hiện điển hình của nhịp nhanh nhĩ

Biến chứng nguy hiểm của nhịp nhanh nhĩ

Nhịp nhanh nhĩ kéo dài không ngừng có thể dẫn đến bệnh cơ tim hay suy tim. Loại bệnh lý này sẽ sớm hồi phục khi tình trạng loạn nhịp được kiểm soát. Đôi khi nhịp nhanh nhĩ còn dẫn đến một loại loạn nhịp khác và nghiêm trọng hơn, có thể là rung nhĩ. Cùng với đó, người bệnh còn có nguy cơ cao hình thành cục máu đông trong lòng mạch, dễ gây đột quỵ và cơn nhồi máu cơ tim.

>>> XEM THÊM: Rối loạn nhịp tim: Triệu chứng, mức độ nguy hiểm và cách điều trị

Các phương pháp điều trị nhịp nhanh nhĩ 

Hiện nay, điều trị nhịp nhanh nhĩ thì còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng bệnh lý nền hoặc những yếu tố kích thích cơn loạn nhịp. Các bác sĩ sẽ dựa vào đó để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, cụ thể như sau:

Điều chỉnh lối sống khoa học

Người bệnh nhịp tim nhanh nhĩ nên hạn chế sử dụng các chất kích thích bao gồm rượu bia, cà phê, thuốc lá, chất gây nghiện… Nên tập thể dục vừa sức mỗi ngày bằng các môn thể thao như ngồi thiền, tập yoga, đi bộ, đạp xe, tập hít sâu thở chậm… Nên bổ sung các thực phẩm tốt cho quá trình hoạt động của điện tim như trái cây tươi giàu vitamin C (cam, chanh, bưởi, ổi, táo, chuối), ăn cá ít nhất 2 bữa/tuần, rau xanh theo mùa… 

Sử dụng thuốc tây

Bác sĩ có thể kê thuốc chống loạn nhịp, thuốc chẹn beta giao cảm, chẹn kênh canxi để giảm và ổn định nhịp tim, thuốc chống đông máu hoặc uống bù điện giải giúp kiểm soát nhịp tim cũng như khôi phục chức năng tim.

Sử dụng thuốc tây để ổn định nhịp tim cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ

Phương pháp can thiệp

  • Sốc điện chuyển nhịp: Để thực hiện quá trình này, một cú sốc sẽ được truyền đến tim của người bệnh thông qua máy kích điện. Dòng điện sẽ ảnh hưởng tới các xung điện trong tim và giúp khôi phục nhịp tim bình thường. Bác sĩ có thể đề nghị chuyển nhịp nếu tình trạng không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp cường phế vị hay thuốc.
  • Đặt máy tạo nhịp tim: Nếu tình trạng bệnh xảy ra thường xuyên và những phương pháp khác không mang lại kết quả. Khi ấy bác sĩ sẽ chỉ định cấy máy tạo nhịp để tạo ra các xung điện kích thích tim đập với tốc độ bình thường. Với những bệnh nhân mắc nhịp nhanh nhĩ, thủ thuật này được thực hiện sau khi đã cắt bỏ nút nhĩ thất.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị 

Song song với các phương pháp điều trị kể trên, người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để tăng cường hiệu quả ổn định nhịp tim. Một trong những thảo dược hỗ trợ điều trị nhịp nhanh nhĩ đã được nhiều nghiên cứu chứng minh, đó là Khổ sâm. Sản phẩm hỗ trợ có chứa thành phần chính Khổ sâm sẽ giúp nhịp tim ổn định vững vàng, sợ chi hồi hộp, chẳng màng lo âu.

Khổ sâm được chứng minh có tác dụng giúp ổn định nhịp tim hiệu quả

Để có kết quả điều trị nhịp nhanh nhĩ tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ, đồng thời kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có thành phần chính từ Khổ sâm giúp giảm tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực… hiệu quả. Nếu bạn có thắc mắc gì thêm, hãy để lại bình luận ở dưới bài viết này để được giải đáp chi tiết.

Banner NTV_DPAA (2).png

Bình luận