Huyết áp cao là gì? Những con số đáng chú ý 

Huyết áp cao (cao huyết áp, tăng huyết áp) là bệnh xảy ra khi thành động mạch chịu áp lực lớn của máu trong thời gian dài, gây ra các một loạt các vấn đề về sức khỏe như: Đột quỵ, bệnh tim mạch,... Đây là một bệnh lý mạn tính, có thể xảy ra trong một thời gian dài mà không rõ triệu chứng. Chỉ đến khi bệnh nặng hơn thì người mắc mới cảm nhận được rõ ràng.

Huyết áp cao là tình trạng mà bất cứ ai có thể gặp  phải đặc biệt ở người cao tuổi. Tỷ lệ người mắc huyết áp cao ngày một gia tăng, trung bình cứ 5 người thì có 1 người bị huyết áp cao.

Tính đến năm 2021, theo số liệu của WHO, có khoảng hơn 1,28 tỷ người trưởng thành trong độ tuổi 30 - 79 bị tăng huyết áp. Con số này chiếm ⅔ ở các nước đang có thu nhập trung bình, thấp. Ngoài ra, tổ chức Y tế Toàn Cầu cũng cho biết thêm, có đến khoảng hơn 46% người bị có tình trạng huyết áp không kiểm soát tăng cao nhưng họ không xác định được họ bị bệnh gì. Tổ chức này cũng cho biết thêm, tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây ra tử vong sớm trên thế giới.

Chỉ số huyết áp như thế nào là cao?

Huyết áp thể hiện áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch. Để xác định được chỉ số huyết áp - là chỉ số đo và thể hiện áp lực của máu tác động lên động mạch khi tim đang co bóp/giãn ra. Chỉ số huyết áp thấp hay sẽ được các bác sĩ sẽ dựa vào 2 thông số chính:

  • Chỉ số huyết áp tâm thu: Chỉ số lớn nhất đo được ở động mạch khi tim co bóp.
  • Chỉ số huyết áp tâm trương: Chỉ số thấp nhất ở động mạch khi tim giãn ra.

Dựa vào các chỉ số đó, sẽ có bảng phân loại huyết áp bình thường và huyết áp không bình thường (cao hoặc thấp) như sau:

Bảng 1: Phân độ tăng huyết áp (Theo Hiệp hội Tim mạch học Việt Nam)

Phân loại

HATT

(mmHg)

HATTr

(mmHg)

HA tối ưu

<120

<80

HA bình thường

<130

<85

HA bình thường cao

130-139

85-89

THA độ 1 (nhẹ)

14-159

90-99

THA độ 2 (trung bình)

160-179

100-109

THA độ 3 (nặng)

≥180

110

THA tâm thu đơn độc

≥140

<90

Tiền tăng huyết áp: Kết hợp HA bình thường và HA bình thường cao, nghĩa là HATT từ 120-139 mmHg và HATTr từ 80-89 mmHg

Các triệu chứng bệnh huyết áp cao thường hay gặp

Huyết áp cao được coi là sát thủ thầm lặng bởi bệnh không có các triệu chứng điển hình, rõ nét. Các dấu hiệu huyết áp cao khá mờ nhạt, người bệnh khó có thể phát hiện ra. Do đó, bệnh cao huyết áp hầu như được phát hiện ra khi người bệnh đo huyết áp.

Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh cao huyết áp có các biểu hiện:

  • Đau đầu, chóng mặt, mờ mắt hoặc nhìn đôi.
  • Tức ngực, tim đập nhanh, khó thở.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Chảy máu cam.

Bạn nên tiến hành đo huyết áp thường xuyên. Nếu trong trường hợp nghi ngờ bản thân hoặc người thân có các dấu hiệu nguy cơ tăng huyết áp cao nghiêm trọng, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ để được thăm khám.

Nguyên nhân nào dẫn đến huyết áp tăng cao?

Cao huyết áp gồm có cao huyết áp nguyên phát và cao huyết áp thứ phát. Cao huyết áp nguyên phát xảy ra không rõ nguyên nhân, chủ yếu do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Cao huyết áp nguyên phát chiếm phần lớn các trường hợp bệnh từ 90-95%.

Cao huyết áp thứ phát thường đến từ các bệnh lý có sẵn của người bệnh. Có khoảng 5-10% các trường hợp cao huyết áp còn lại là cao huyết áp thứ phát. Nguyên nhân cụ thể của trường hợp này như sau:

  • Người bị bệnh thận mãn tính: Viêm cầu thận, bệnh thận do tiểu đường, bệnh thận đa nang,... đều có thể gây tăng huyết áp.
  • Ngưng thở khi ngủ: Việc ngưng thở một thời gian trong lúc ngủ sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim, ảnh hưởng sự lưu thông đường thở và cung cấp oxy, gây tăng huyết áp.
  • Bệnh tuyến giáp như cường giáp, suy giáp đều ảnh hưởng đến huyết áp. Cường giáp khiến tim đập nhanh hơn, gây huyết áp cao. Trong khi đó, suy giáp khiến tim đập chậm, tăng cholesterol, tăng xơ cứng động mạch, tăng huyết áp.
  • Hội chứng Cushing: Khi nồng độ corticoid trong cơ thể tăng cao, bệnh vẫn có thể gây tăng huyết.
  • Hội chứng Conn: Bệnh xảy ra khi hormon aldosteron tăng tiết quá mức, đây là hormon giúp kiểm soát nồng độ natri, kali trong máu. Việc tăng sinh aldosteron cũng gây huyết áp cao. 
  • Bệnh u não: Khối u xuất hiện trong não sẽ gây tăng áp lực nội sọ, gây tăng huyết áp, giảm nhịp tim, thở không đều.
  • Tai biến xuất huyết não, xuất huyết não khoang dưới nhện, bệnh mạch máu não đều gây tăng huyết áp.
  • Tăng huyết áp trong thai kỳ: Phụ nữ mang thai dễ bị huyết áp cao, gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời như: Nhau bong non, thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng,...
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, prednisone,... nếu lạm dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến cao huyết áp.
  • Béo phì: Ở người béo phì, lượng máu chảy qua động mạch tăng khiến áp lực lên động mạch cũng tăng cao, dẫn đến tăng huyết áp.

nguoi-beo-phi-co-nguy-co-cao-bi-huyet-ap-cao.webp

Người béo phì có nguy cơ cao bị huyết áp cao

Huyết áp cao gây ra biến chứng gì?

Huyết áp tăng cao trong thời gian dài nếu không được kiểm soát sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, tác động tới mạch máu, tim, não bộ, chức năng khác trong cơ thể. Nếu cao huyết áp không được kiểm soát và điều trị kịp thời, có thể làm hỏng các mạch máu, các cơ quan khác bên trong cơ thể. Nó có thể gây ra những biến chứng như sau:

Ảnh hưởng đến tim mạch

  • Gây suy tim: Huyết áp cao làm gia tăng áp lực lên tim, khiến tim hoạt động yếu dần, lâu ngày sẽ dẫn tới suy tim.
  • Phì đại tâm thất: Huyết áp tăng cao còn khiến tim hoạt động liên tục để bơm máu tới các bộ phận trên cơ thể. Điều này đã vô tình tạo điều kiện khiến tâm thất dày lên, tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ tim.
  • Bệnh mạch vành: Huyết áp cao gây hẹp động mạch, giảm lưu thông máu đến tim, gây tức ngực, rối loạn nhịp tim, đau tim,...

Ảnh hưởng đến động mạch 

  • Hẹp động mạch: Lớp lót bên trong động mạch sẽ bị tổn thương khi huyết áp tăng cao, không còn trơn nhẵn như ban đầu. Khiến các chất béo tích tụ trong lòng mạch, thành động mạch trở nên kém đàn hồi hơn, giảm lưu thông máu và oxy.
  • Phình động mạch: Huyết áp tăng cao trong thời gian dài đồng nghĩa với việc mạch máu bị gia tăng áp lực quá mức. Lâu dần, động mạch bị suy yếu, mở rộng và giãn dần, gây chứng phình động mạch.

Ảnh hưởng đến mắt

  • Tổn thương võng mạc mắt
  • Suy giảm thị lực
  • Tổn thương dây thần kinh mắt gây chảy máu mắt hoặc mù.

Ảnh hưởng đến thận

  • Suy thận: Mạch máu bị tổn thương cũng là nguyên nhân làm giảm sức lọc cầu thận. Từ đó các chất thải, chất độc trong máu không được thải trừ mà tích tụ bên trong, gây độc cho cơ thể.
  • Xơ cứng cầu thận: Các mạch máu nhỏ của thận bị tổn thương để lại sẹo, làm giảm khả năng lọc chất thải trong máu. Qua thời gian có thể sẽ dẫn đến suy thận.

Ảnh hưởng đến khả năng tình dục

  • Giảm khả năng ham muốn tình dục ở phụ nữ
  • Gây rối loạn cương dương ở nam giới

Ảnh hưởng đến não bộ 

  • Đột quỵ xuất huyết não: Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết não. Các mạch máu bị tổn thương có thể bị vỡ, rò rỉ. 
  • Đột quỵ nhồi máu não: Huyết áp cao có thể tăng tích tụ các chất béo hình thành mảng bám trong lòng mạch, gây cục máu đông khiến mạch máu bị tắc nghẽn.
  • Giảm trí nhớ: Khi lượng máu và oxy đến não bộ bị giảm, các tế bào não không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng, gây sa sút trí tuệ, giảm hoặc mất trí nhớ.

huyet-ap-cao-lam-tang-nguy-co-gay-dot-quy-nao.webp

Huyết áp cao làm tăng nguy cơ gây đột quỵ não

Điều trị bệnh huyết áp cao như thế nào?

Điều trị huyết áp cao cần hướng đến mục tiêu giữ chỉ số huyết áp luôn ở mức ổn định, dưới 140/90 mmHg. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh có sẵn các bệnh lý nền như: Tiểu đường, tim mạch,... thì huyết áp nên dưới 130/80 mmHg.

Các loại thuốc trị bệnh cao huyết áp

Sử dụng các loại thuốc giúp làm hạ huyết áp là một phương pháp kiểm soát huyết áp cao được áp dụng phổ biến. Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị cao huyết áp đó là:

  • Nhóm thuốc lợi tiểu: Chlorothiazide, Chlorthalidone, Hydrochlorothiazide,..,
  • Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm: Atenolol, Betaxolol, Bisoprolol, Carvedilol.
  • Nhóm thuốc chẹn kênh calci: Diltiazem, Verapamil, Nifedipine.
  • Nhóm thuốc ức chế ACE: Benazepril, Captopril, Enalapril,Lisinopril,...
  • Nhóm thuốc chẹn thụ thể angiotensin II: Losartan, Irbesartan, Candesartan,...
  • Nhóm thuốc giãn mạch: Hydralazine, Minoxidil.

Trong trường hợp huyết áp cao thứ phát (xuất phát từ những bệnh lý khác), người bệnh sẽ cần tiến hành điều trị song song với bệnh lý đó trong quá trình kiểm soát huyết áp cao. Vì vậy, dù có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến tăng huyết áp, người bệnh cần thực hiện thăm khám để xác định nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.

Kiểm soát huyết áp bằng lối sống 

Thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến huyết áp. Do đó, khi huyết áp tăng cao, người bệnh cũng cần điều chỉnh cả về dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hàng ngày cụ thể:

Chế độ dinh dưỡng

  • Người cao huyết áp nên nhiều rau xanh giúp bổ sung kali và folic, giúp thận đào thải muối tốt hơn, từ đó giảm huyết áp.
  • Khi bị cao huyết áp, quả mọng như việt quất, lựu,... cung cấp flavonoid giúp phòng ngừa huyết áp cao hiệu quả.
  • Người cao huyết áp cao nên ăn nhiều các loại quả hạch, hạt, cá béo, dầu oliu,... Đây đều là thực phẩm tốt cho tim mạch, huyết áp.
  • Bên cạnh đó, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, nước ngọt,... đều là những thực phẩm mà người cao huyết áp cần tránh xa.
  • Cần kiểm soát lượng muối hàng ngày cơ thể thu nạp, không nên ăn quá 1 thìa cafe muối mỗi ngày,  tránh để huyết áp tăng cao.

Thói quen sinh hoạt

  • Kiểm soát cân nặng ở mức độ vừa phải, giảm cân nếu bạn đang béo phì.
  • Xây dựng thói quen luyện tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tốt cho tim mạch.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, không sử dụng rượu bia, thuốc lá,...

nguoi-huyet-ap-cao-nen-han-che-an-muoi.webp

Người huyết áp cao nên hạn chế ăn muối

Phòng ngừa huyết áp cao như thế nào?

Để phòng ngừa huyết áp tăng cao, đặc biệt ở người có nguy cơ (tim mạch, tiểu đường, mỡ máu, bệnh tuyến giáp, bệnh thận...) cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra chỉ số huyết áp của mình bằng máy đo huyết áp.

Thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý như đã nêu ở trên sẽ làm giảm nguy cơ mất kiểm soát huyết áp. Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ làm huyết áp tăng cao bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Khám sức khỏe định kỳ là việc làm cần thiết, giúp bạn phát hiện bệnh sớm và có được phương pháp điều trị kịp thời.

Huyết áp cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là tai biến mạch máu não. Bên cạnh những phương pháp nêu trên, người bệnh huyết áp cao, người có nguy cơ bị huyết áp cao còn có thể kết hợp với các loại dược liệu thiên nhiên  giúp điều hòa huyết áp.

Trong đó có Enzym Nattokinase trong thành phần của đậu tương lên men Nhật Bản. Loại Enzym này có tác dụng điều hòa huyết áp, ngăn ngừa sự tích tụ các mảng xơ vữa, hạ cholesterol hiệu quả. Ngoài ra, nó còn có thể ngăn ngừa được các biến chứng, nguy cơ nguy hiểm do huyết áp cao gây ra, ví dụ như tai biến mạch máu não, nhồi máu não, đột quỵ,... Sử dụng sản phẩm có thành phần chính nattokianse đầu tiên tại Việt Nam là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Sản phẩm vừa giúp điều hòa huyết áp, từ đó ngăn ngừa nguy cơ bị đột quỵ não hiệu quả. Sản phẩm đã được kiểm định lâm sàng tại các bệnh viện lớn trên cả nước, các kết quả đều cho thấy, sản phẩm an toàn cho người bệnh khi sử dụng lâu dài.

nattokinase-la-mot-loai-enzyme-giup-dieu-hoa-huyet-ap-tot.webp

Nattokinase là một loại enzyme giúp điều hòa huyết áp tốt

Tạm kết

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh cao huyết áp ngày càng nhiều hơn. Do đó việc hiểu và nắm rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị tốt hơn, tránh được những biến chứng nguy hiểm mà cao huyết áp gây ra. 

Trên đây chỉ là những thông tin tổng quan về cao huyết áp mà bạn nên biết. Nếu còn băn khoăn về cao huyết áp, hãy để lại câu hỏi của bạn tại phần bình luận để được hỗ trợ sớm nhất.

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20373410

https://www.cdc.gov/bloodpressure/about.htm

https://www.midtownnephrology.com/top-10-causes-of-high-blood-pressure-you-wont-believe-number-8/

https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension#symptoms

https://www.nhs.uk/conditions/high-blood-pressure-hypertension/

https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/hypertension

https://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/guide/hypertension-symptoms-high-blood-pressure

Dược sĩ Lan Khuê

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Nattospes.webp

Bình luận