Tăng huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì mặc dù nó không có triệu chứng, nhưng là yếu tố nguy cơ quan trọng gây bệnh tim mạch và đột quỵ - những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

“Dập tắt” bệnh tăng huyết áp chỉ với 10 lời khuyên cực đơn giản!

Tin tốt dành cho bệnh nhân tăng huyết áp đó chính là việc thay đổi lối sống theo hướng tích cực có thể làm giảm đáng kể chỉ số huyết áp và hạ thấp nguy cơ gặp biến chứng mà không cần phải dùng thuốc. Dưới đây là 10 cách hiệu quả dành cho bạn:

 chú thích ảnh

Áp dụng ngay 10 cách này sẽ không lo bị bệnh tăng huyết áp

1. Tăng cường tập thể dục

Trong một nghiên cứu, những người lớn tuổi ít vận động được tham gia vào các bài tập aerobic cho thấy, huyết áp của họ đã giảm đi đáng kể: Mức giảm trung bình là 3,9% đối với huyết áp tâm thu và 4,5% đối với huyết áp tâm trương. Những kết quả thu được là tương đối tốt, ngang bằng với tác dụng của một số loại thuốc chống tăng huyết áp.

Khi bạn thường xuyên vận động thể lực, theo thời gian, tim sẽ trở nên mạnh hơn và bơm máu đi dễ dàng hơn. Điều này làm hạn chế áp lực lên động mạch và giảm huyết áp.

Bệnh nhân bị tăng huyết áp nên hoạt động thể lực cường độ vừa phải trong khoảng 40 phút, 3 - 4 lần mỗi tuần.

2. Giảm cân nếu bạn thừa cân

Nếu bạn thừa cân, việc giảm cân có thể làm giảm huyết áp. Một đánh giá năm 2016 báo cáo rằng, chế độ ăn giảm cân làm giảm huyết áp trung bình 3,2 mmHg tâm trương và 4,5 mmHg tâm thu.

3. Cắt giảm đường và carbohydrate tinh chế

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, hạn chế đường và carbohydrate tinh chế có thể giúp cải thiện cân nặng và giảm huyết áp. Chế độ ăn có lượng calo thấp giúp giảm đi 4,5 mmHg huyết áp tâm trương và 5,9 mmHg tâm thu. Một ảnh hưởng khác của chế độ ăn ít calo, ít đường đó là bạn cảm thấy no lâu hơn, bởi vì bạn tiêu thụ nhiều protein và chất béo hơn.

4. Ăn nhiều kali và hạn chế natri

Tăng lượng kali và cắt giảm muối (natri) trong khẩu phần ăn cũng có thể làm giảm huyết áp. Kali làm giảm ảnh hưởng của muối đối với cơ thể và cũng làm giảm áp lực trong mạch máu. Tuy nhiên, chế độ ăn giàu kali có thể gây hại cho những người bị bệnh thận, vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi muốn tăng lượng kali trong khẩu phần ăn.

Những thực phẩm có nhiều kali tự nhiên như: Thực phẩm từ sữa ít béo, cá, trái cây như chuối, mơ, bơ và cam; rau củ chẳng hạn như khoai lang, khoai tây, cà chua, rau xanh.

5. Ăn ít thực phẩm chế biến sẵn

Hầu hết các muối bổ sung trong chế độ ăn uống của bạn đến từ thực phẩm chế biến sẵn từ nhà hàng. Các món mặn phổ biến bao gồm thịt nguội, súp đóng hộp, pizza, khoai tây chiên. Thực phẩm có nhãn “ít chất béo” thường chứa nhiều muối và đường. Cắt giảm loại thực phẩm này cũng sẽ đồng thời giúp bạn hạn chế được muối, đường và carbohydrate tinh chế. Lợi ích này có thể giúp bạn hạ huyết áp.

6. Ngừng hút thuốc

Ngừng hút thuốc là lời khuyên tốt cho sức khỏe toàn diện. Hút thuốc gây tăng huyết áp ngay lập tức nhưng tạm thời làm tăng cả nhịp tim. Về lâu dài, các chất độc trong thuốc lá có thể gây tăng huyết áp bằng cách làm hư hại thành mạch máu, gây viêm và thu hẹp động mạch. Động mạch xơ cứng sẽ dẫn đến tăng huyết áp. Các chất có trong thuốc lá ảnh hưởng đến mạch máu ngay cả khi bạn hít khói thuốc thụ động.

7. Giảm stress

Chúng ta đang sống trong một xã hội mà có rất nhiều yếu tố góp phần gây ra căng thẳng. Tìm cách để giảm căng thẳng là quan trọng đối với sức khỏe và huyết áp. Có rất nhiều cách khác nhau để giảm stress, vì vậy hãy tìm những phương pháp phù hợp với bạn như: Hít thở sâu, đi dạo, đọc sách hoặc xem phim hài.

8. Hãy đảm bảo cho giấc ngủ ngon, yên tĩnh

Huyết áp thường giảm xuống khi bạn đang ngủ. Nếu bạn không ngủ ngon, nó có thể ảnh hưởng đến huyết áp. Những người bị thiếu ngủ, đặc biệt là người ở độ tuổi trung niên, có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Thường xuyên ngủ ít hơn 5 giờ một đêm có liên quan đến nguy cơ tăng huyết áp lâu dài.

Đối với một số người, việc ngủ ngon sẽ không dễ dàng. Có nhiều cách giúp bạn ngủ ngon giấc. Hãy thử thiết lập một lịch trình ngủ thường xuyên, dành thời gian thư giãn vào ban đêm, tránh những giấc ngủ ban ngày, tập thể dục thường xuyên và làm cho phòng ngủ của bạn thoải mái.

9. Ăn sô cô la đen

Sô cô la đen đã được chứng minh là làm giảm huyết áp, nhất là loại chứa 60 - 70% cacao. Một nghiên cứu về sô cô la đen đã phát hiện ra rằng, ăn một đến hai thanh sô cô la đen mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách hạ huyết áp và giảm viêm. Những lợi ích được cho là đến từ các flavonoid có trong sô cô la chứa nhiều cacao hơn. Các flavonoid giúp làm giãn nở hoặc mở rộng mạch máu.

10. Thử các loại thảo dược

Thảo dược từ lâu đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới để điều trị các loại bệnh. Một số loại thảo dược đã được chứng minh là có thể hạ huyết áp như: Nước ép cần tây, đậu đen, táo gai Trung Quốc, dây tơ hồng, vỏ cây thông biển, dầu mè, chiết xuất cà chua, trà, đặc biệt trà xanh và trà ô long,...

Bình luận