Đau nửa đầu là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Đau nửa đầu (hay còn gọi là đau đầu vận mạch, migraine) là bệnh lý thần kinh gây ra một loạt các triệu chứng, điển hình là cảm giác nhói, đập, đau ở một bên đầu. Bệnh thường trở nên tồi tệ hơn khi người mắc vận động hoặc tiếp xúc với ánh sáng, âm thanh cường độ mạnh. 

Cơn đau thường kéo dài ít nhất 4 giờ hoặc thậm chí vài ngày.  Vị trí đau nửa đầu có thể khác nhau ở mỗi người bệnh, thường gặp là: Đau nửa đầu bên phải, đau nửa đầu bên trái, đau nửa đầu trước, đau nửa đầu sau,... 

Đau nửa đầu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Cơn đau kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, khó tập trung. Một số trường hợp gặp phải biến chứng suy thoái võng mạc, mất thị lực và mù vĩnh viễn. Đặc biệt, bệnh có thể dẫn đến nhồi máu não, phình động mạch, co giật ảnh hưởng đến tính mạng.

dau-nua-dau-la-benh-ly-than-kinh-man-tinh

Đau nửa đầu là bệnh lý thần kinh mạn tính

>>> XEM THÊM: Đau đầu vận mạch là gì?

Đau nửa đầu - Nguyên nhân do đâu?

Chưa có các tài liệu hoặc thống kê đầy đủ về vấn đề đau nửa đầu do những nguyên nhân nào. Tuy vậy, một số nhà khoa học đã chỉ ra rằng môi trường, yếu tố di truyền là các nguyên nhân đóng vai trò chủ chốt khi gây ra chứng đau nửa đầu mãn tính. 

Ngoài ra, những cơn đau còn được nghiên cứu rằng nó có thể bắt đầu khi các tế bào thần kinh hoạt động quá mức gửi tín hiệu kích hoạt dây thần kinh sinh ba. Điều này báo hiệu cho cơ thể giải phóng hormone serotonin và calcitonin khiến mạch máu bị sưng, viêm và gây đau. 

Ngoài nguyên nhân trên, sẽ có những tác nhân, yếu tố nguy cơ khác có thể tác động và gây ra chứng đau nửa đầu. Bao gồm:

  • Giới tính: Phụ nữ có khả năng bị đau nửa đầu cao hơn nam giới gấp 3 lần.
  • Tuổi: Bệnh đau nửa đầu thường bắt gặp ở độ tuổi từ 10 - 40. 
  • Di truyền: Thống kê cho thấy, trong 5 người bị chứng đau nửa đầu thì 4 người có các thành viên khác trong gia đình mắc bệnh. Nếu cha hoặc mẹ có tiền sử bị bệnh lý, con của họ có 50% khả năng mắc bệnh. Nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh, nguy cơ sẽ tăng lên 75%.
  • Thay đổi nội tiết tố: Thường gặp ở nữ giới khi đến kỳ kinh nguyệt, đang mang thai, đang rụng trứng hoặc thời kỳ mãn kinh.
  • Tâm lý: Khi căng thẳng, não sẽ tiết ra các chất có thể dẫn đến những thay đổi mạch máu gây đau nửa đầu.
  • Thực phẩm: Rượu, chất phụ gia nitrat và bột ngọt có thể kích hoạt cơn đau nửa đầu ở một số người.
  • Giác quan: Tiếng ồn lớn, đèn quá sáng hoặc mùi mạnh có thể gây đau nửa đầu.
  • Thuốc: Sử dụng thuốc giãn mạch làm mở rộng mạch máu cũng có thể là tác nhân gây đau nửa đầu.
  • Chất lượng giấc ngủ: Bạn có thể bị đau nửa đầu khi ngủ quá nhiều, ngủ không ngon hoặc ngủ không đủ giấc

>>> XEM THÊM: 7 Nguyên nhân gây đau đầu sau khi ngủ dậy

nhung-bieu-hien-cua-benh-dau-nua-dau

Những biểu hiện của bệnh đau nửa đầu

Triệu chứng đau nửa đầu là gì?

Triệu chứng chính của bệnh đau nửa đầu là đau ở một bên đầu, có thể là cảm giác nhói vừa phải hoặc dữ dội. Tình trạng và mức độ, triệu chứng có thể xảy ra khác nhau ở mỗi người. 

Dưới đây là các triệu chứng cụ thể của từng giai đoạn bệnh. Tuy nhiên, không phải người mắc nào cũng trải qua tất cả các giai đoạn này: 

Giai đoạn 1: Khoảng 1 - 2 ngày trước khi bị đau nửa đầu, khoảng 60% người bệnh có thể nhận thấy những thay đổi bao gồm:

  • Táo bón.
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Thèm ăn.
  • Cứng cổ.
  • Tăng số lần đi tiểu.
  • Ngáp thường xuyên.

Giai đoạn 2: Khoảng 15 - 20% người bị bệnh đau nửa đầu có tín hiệu cảnh báo cơn đau sắp bắt đầu. Những dấu hiệu này có thể kéo dài từ 10 - 60 phút:

  • Các hiện tượng thị giác như nhìn thấy nhiều hình dạng khác nhau, điểm sáng hoặc tia sáng nhấp nháy.
  • Mất thị lực.
  • Tê vùng mặt hoặc một bên cơ thể.
  • Khó nói.

Giai đoạn 3: Cơn đau nửa đầu diễn ra từ 4 - 72 giờ nếu không được điều trị, có thể xảy ra vài lần trong tháng.

  • Đau ở một bên đầu, một số trường hợp bị đau cả hai bên.
  • Đau nhói.
  • Buồn nôn và nôn. 

Giai đoạn 4: Sau cơn đau nửa đầu, người bệnh có thể cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi. Lưu ý, nhiều trường hợp chia sẻ, các thao tác cử động đầu đột ngột có thể làm cơn đau trở lại trong thời gian ngắn.

Phương pháp chẩn đoán bệnh đau nửa đầu

Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh đau nửa đầu hoàn toàn dựa vào triệu chứng lâm sàng mà chưa có xét nghiệm hay dấu ấn sinh học đặc hiệu. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp sau: 

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu để nhận định về tình trạng viêm nhiễm tủy sống hay não bộ, hoặc cơ thể bị nhiễm độc.

Chụp MRI: Kết quả chụp MRI cho hình ảnh chi tiết của não và các mạch máu não. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng đau, đồng thời có thể phát hiện các bệnh lý nguy hiểm khác ở não như khối u, xuất huyết não, nhiễm trùng não,…

Chụp CT: Chụp CT cho hình ảnh cắt ngang chi tiết não bộ. Từ đó, bác sĩ sẽ xem xét được tình trạng bệnh cũng như phát hiện được một số bất thường do tổn thương não.

chup-ct-giup-ho-tro-chan-doan-benh-dau-nua-dau

Chụp CT giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh đau nửa đầu

Các phương pháp điều trị đau nửa đầu 

Đau nửa đầu là bệnh lý mạn tính, rất khó để chữa trị triệt để. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát cơn đau, cải thiện chất lượng cuộc sống và phòng ngừa bệnh tái phát. 

Dưới đây là một số phương pháp được sử dụng trong điều trị đau nửa đầu: 

Sử dụng thuốc điều trị đau nửa đầu

Người bị đau nửa đầu thường phải sử dụng 2 nhóm thuốc chính sau: 

Thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau có thể sử dụng cho người bị đau nửa đầu đó là aspirin, paracetamol, ibuprofen,... Lưu ý, aspirin không dùng cho trẻ dưới 19 tuổi vì có nguy cơ cao gây hội chứng Reye. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc giảm cần lưu ý liều lượng và thời gian dùng để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc. 

Thuốc ngăn ngừa cơn đau tái phát

Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc bị đau 4 ngày trở lên trong tháng, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc tiêm độc tố botulinum loại A (nếu sử dụng thuốc đường uống không cho hiệu quả),...

>>> XEM THÊM: Đau đầu vận mạch nên ăn gì?

Một số liệu pháp thay thế khác

Với chứng đau nửa đầu, để hạn chế việc sử dụng thuốc, nhiều người bệnh cũng đã tìm đến các liệu pháp thay thế khác. Ví dụ như:

Thực hiện châm cứu: Đây là một phương pháp điều trị Đông Y. Và nhiều người khi sử dụng phương pháp này cho phản hồi khá tích cực.

Liệu pháp nhận thức hành vi: Đây là liệu pháp tâm lý có tác dụng giúp người bệnh nhận thức, suy nghĩ khác về chứng đau nửa đầu. Từ đó có thể ảnh hưởng đến cách mà người bệnh đang cảm nhận cơn đau, giảm cảm nhận đó.

Liệu pháp phản hồi sinh học: Phương pháp này tuy được áp dụng cho một số trường hợp đau nửa đầu nhưng nó không quá phổ biến.

Thiền - yoga: Phương pháp này giúp làm giảm căng thẳng, stress - một trong những nguyên nhân gây ra đau nửa đầu. Bạn có thể thực hiện nó thường xuyên để giúp giảm tần suất đau nửa đầu.

Sử dụng các loại thảo dược bổ sung: Bổ sung thêm các loại thảo dược như cao Sơn đậu căn, vỏ cây Liễu, cao Tô mộc, cao Bán biên liên, cao Huyền hồ sách, cao Tam lăng,... Những loại thảo dược này có thể giúp ức chế được các thụ cảm gây đau, ngăn ngừa xung điện rò rỉ, từ đó giúp giảm chứng đau nửa đầu hiệu quả.

Đặc biệt, chiết xuất vỏ cây Liễu có chứa hoạt chất salicin vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid salicylic giúp giảm đau và chống viêm. Nghiên cứu cũng chứng minh flavonoid và polyphenol trong vỏ cây Liễu góp phần thêm vào tác dụng giảm đau, kháng viêm. Vì vậy, tác dụng dược lý rộng hơn aspirin và không có tác dụng phụ nghiêm trọng. Cụ thể, so với aspirin tổng hợp, vỏ cây liễu không gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Liều chiết xuất (240 mg salicin) không ảnh hưởng quá trình đông máu.

chiet-xuat-vo-cay-lieu-co-tac-dung-tot-trong-viec-giam-chung-dau-nua-dau

Chiết xuất vỏ cây Liễu có tác dụng tốt trong việc giảm chứng đau nửa đầu

Cách giảm đau nửa đầu tại nhà

Bên cạnh phương pháp sử dụng thuốc, người bị đau nửa đầu có thể áp dụng các giải pháp sau đây: 

  • Xoa bóp: Sử dụng tay để massage vùng cổ, trán, gáy giúp làm giảm cơn đau nửa đầu tạm thời.
  • Tắm nước ấm: Khi bị đau nửa đầu, người bệnh có thể tắm nước ấm để cải thiện cơn đau. Sau khi tắm hãy uống một cốc nước ấm, dùng bữa nhẹ. Điều này sẽ làm giảm cảm giác đau buốt, nặng đầu, khó chịu.
  • Chườm lạnh: Đắp khăn lạnh hoặc túi đá lên trán, mắt và thái dương giúp giảm cơn đau nhói của chứng đau nửa đầu.

Ngoài ra, việc thay đổi lối sống sẽ giúp người mắc hạn chế diễn biến xấu của bệnh đau nửa đầu và giảm thiểu số lần cơn đau xuất hiện:

  • Nghỉ ngơi trong phòng tối, yên tĩnh, ngủ đủ giấc.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao như yoga, thiền, đi bộ,...
  • Tránh hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học.
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Tóm lại, đau nửa đầu là bệnh lý gây nhiều khó chịu, cần được phát hiện và điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh sử dụng thuốc, hãy chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt để kiểm soát bệnh. Nếu còn băn khoăn về đau nửa đầu, hãy gọi ngay đến tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ và cải thiện sớm nhất bạn nhé!

Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/migraine-headache/symptoms-causes/syc-20360201
https://www.webmd.com/migraines-headaches/migraines-headaches-migraines
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21226125/

Dược sĩ Thanh Hương

Ảnh BN Web-BTV-HUYỀN.webp

Bình luận