Đau đầu là triệu chứng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Vậy đau đầu vận mạch là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý này ra sao? Đây là những băn khoăn, thắc mắc chung của rất nhiều người khi được chẩn đoán mắc phải tình trạng này. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây! 

Đau đầu vận mạch là gì?

Đau đầu vận mạch (hay còn gọi đau nửa đầu) là cơn đau đầu mạnh thường xảy ra ở 1 bên, có thể là bên phải hoặc bên trái tùy người mắc. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này, từ lứa tuổi học sinh, người trưởng thành hay người cao tuổi. Đây là chứng bệnh đau đầu do căn nguyên mạch máu, gây ra bởi sự co giãn bất thường mạch máu não ở những người bị rối loạn nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Serotonin. Serotonin bị phóng thích rồi phân hủy đột ngột khiến mạch máu não co giãn mạnh và gây nên những cơn đau đầu dữ dội.

Đau đầu vận mạch có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào 

Đau đầu vận mạch có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào

Một số triệu chứng đau đầu vận mạch mà bạn có thể mắc phải như: 

- Những cơn đau dữ dội kéo dài ở vùng thái dương và vùng trước trán, gây nôn hoặc buồn nôn, chóng mặt.

- Cơn đau đầu vận mạch gây cảm giác giật nhói, giật thon thót theo nhịp mạch đập (có người diễn tả như kim châm hay búa bổ từng phát).

- Cơn đau từ trung bình đến dữ dội, bắt đầu từ 1 bên đầu và kéo dài từ 4 - 72 giờ, kèm theo một trong các triệu chứng như: Sợ ánh sáng, sợ tiếng động hoặc đau tăng lên khi vận động.

Trong nhiều trường hợp, cơn đau đầu vận mạch có thể bắt đầu bằng một số dấu hiệu báo trước như: Hoa mắt, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn thính giác, buồn tiểu nhiều.

Nguyên nhân gây đau đầu vận mạch

Nguyên nhân gây đầu vận mạch khá phức tạp, hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, đau đầu vận mạch là tổ hợp của một số yếu tố sau đây:

- Căng thẳng, stress: Áp lực trong công việc, cuộc sống hàng ngày được coi là nguyên nhân hàng đầu và chiếm tỷ lệ cao nhất dẫn đến đau đầu vận mạch.

cang-thang-stress-la-nguyen-nhan-gay-dau-van-mach 

Căng thẳng, stress là nguyên nhân gây đau đầu vận mạch

- Đau đầu vận mạch thường gặp ở những người có thể trạng kém, khi thời tiết hoặc áp suất không khí thay đổi đột ngột.

- Người hút thuốc lá chủ động, bị động và sử dụng đồ uống có cồn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đau đầu vận mạch.

- Những người ăn quá nhiều chocolate, các loại quả họ cam quýt, sữa,... cũng có khả năng mắc đau đầu vận mạch.

- Sự thay đổi nội tiết tố nữ: Nhiều phụ nữ thường xuất hiện cơn đau đầu ngay trước hoặc trong thời gian hành kinh. Ngoài ra, một số thuốc tránh thai cũng có thể làm tăng hoặc giảm tần suất cơn đau.

- Một số người có thể thấy cơn đau đầu khi đồng hồ sinh học bị thay đổi (ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ) hay khi vận động thể lực quá mạnh.

Bệnh đau đầu vận mạch gây ra những cơn đau đầu kéo dài khiến cho bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, giảm khả năng làm việc. Khi tình trạng đau nửa đầu xảy ra thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý và làm đảo lộn công việc, học tập cũng như sinh hoạt của người mắc. Đau đầu vận mạch nếu không được phát hiện và chữa trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Trầm cảm, suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ, đột quỵ,...

Điều trị đau đầu vận mạch như thế nào?

Khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào của bệnh đau đầu vận mạch, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị phù hợp. Các thuốc điều trị bao gồm thuốc cắt cơn đau và dự phòng tái phát.

Các loại thuốc giảm đau hay thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAIDs), thuốc nhóm triptan là những ưu tiên hàng đầu giúp cắt cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, các thuốc này chỉ có tác dụng giảm được triệu chứng chứ không điều trị được căn nguyên gây bệnh. Do đó, bệnh vẫn có thể tái phát nếu ngừng thuốc. Người bị bệnh cũng không nên tự ý sử dụng nếu không có chỉ định của bác sĩ vì có thể sẽ gây ra tình trạng nhờn thuốc hoặc tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận,...

Thuốc giảm đau, chống viêm điều trị đau đầu vận mạch 

Thuốc giảm đau, chống viêm điều trị đau đầu vận mạch

Một số phương án khắc phục triệu chứng đau đầu vận mạch mà bạn có thể áp dụng như:

- Bổ sung ăn nhiều rau xanh, các loại vi chất như kẽm, sắt, magie, vitamin K, B6,... trong bữa ăn hàng ngày.

- Không nên tiêu thụ thực phẩm, đồ uống có chất kích thích, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá và tuyệt đối không hút thuốc lá.

- Người bệnh nên sinh hoạt và làm việc trong môi trường thoải mái về tâm lý, tránh lo âu, buồn phiền hoặc hạn chế kích thích gây căng thẳng về thần kinh.

- Hạn chế làm những công việc buộc phải suy nghĩ hay động não quá mức, tránh lao động quá sức về thể lực.

- Cải thiện cuộc sống, sống lành mạnh bằng cách tập thể dục đều đặn hàng ngày như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, dưỡng sinh,...

 Tập yoga giúp cải thiện đau đau đầu vận mạch

Tập yoga giúp cải thiện đau đau đầu vận mạch

- Tránh các loại thực phẩm chứa chất tyramine có trong trứng, sữa,... hay bia rượu, vì chúng làm giải phóng serotonin, dẫn đến những cơn đau đầu.

Đối với phụ nữ, cần có biện pháp phòng tránh bệnh đau đầu vận mạch trong giai đoạn có thay đổi về nội tiết như thời kỳ đầu của tuổi dậy thì, trong kỳ kinh nguyệt hàng tháng hoặc thời kỳ tiền mãn kinh.

Để bảo vệ sức khỏe của mình, người bị đau đầu vận mạch nên đi khám sức khỏe định kỳ nhằm phòng tránh những biến chứng nguy hiểm do đau đầu vận mạch gây ra.

Biện pháp khắc phục triệu chứng đau đầu vận mạch bằng sản phẩm từ thiên nhiên

Bên cạnh các phương pháp thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt giúp cải thiện chứng đau đầu vận mạch, quá trình điều trị sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi tác động vào đúng nguyên nhân gây ra cơn đau. Thông thường, đau đầu vận mạch có liên quan nhiều đến các yếu tố thần kinh và thụ cảm thể. Vì một nguyên nhân nào đó, lớp màng bảo vệ dây thần kinh bị hư tổn, các xung điện bị phóng không kiểm soát và kích thích các thụ cảm thể gây ra đau đớn. Hiện nay, xu hướng sử dụng sản phẩm có chứa thành phần chính là chiết xuất vỏ cây liễu để hỗ trợ điều trị tình trạng đau đầu vận mạch đang được rất nhiều người ưa dùng.

Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng chiết xuất vỏ cây liễu có chứa nhiều hoạt chất sinh học, đặc biệt là salicin giúp chuyển hóa thành acid salicylic có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm, được sử dụng trong các trường hợp đau đầu, đau xương khớp và đau bụng kinh ở phụ nữ. Không những vậy, công dụng của chiết xuất vỏ cây liễu lại càng được tăng thêm khi kết hợp với các thành phần như: Cao huyền hồ sách, cao tô mộc, cao tam lăng có tác dụng chống oxy hóa vỏ bọc myelin, ngăn ngừa các xung điện rò rỉ, giúp làm giảm và ngăn ngừa đau do nguyên nhân thần kinh.

 Chiết xuất vỏ cây liễu – Giải pháp an toàn cho người bị đau đầu vận mạch

Chiết xuất vỏ cây liễu – Giải pháp an toàn cho người bị đau đầu vận mạch

Bài viết trên đây đã giải đáp cho những băn khoăn đau đầu vận mạch là gì, nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiệu quả. Để nhanh chóng đạt được kết quả điều trị như mong muốn, bạn đừng quên sử dụng sản phẩm có chứa chiết xuất vỏ cây liễu mỗi ngày nhé!

Dược sĩ Thanh Hương

Ảnh BN Web-BTV-HUYỀN.webp

Bình luận