Giải đáp: Tại sao uống thuốc giảm đau không đỡ? TÌM HIỂU NGAY!
Nhiều người thường gặp phải tình trạng uống thuốc giảm đau mà không đỡ. Tại sao lại xảy ra điều này? Làm sao để kiểm soát cơn đau nếu gặp phải tình trạng như vậy. Câu trả lời có trong bài viết dưới đây!
2 lý do uống thuốc giảm đau không đỡ
Thực tế, nhiều trường hợp người bị đau nhức uống thuốc giảm đau không đỡ. Nguyên nhân có thể do:
Nhờn thuốc
Việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên trước đó có thể làm giảm ngưỡng chịu đau của cơ thể, đến một ngưỡng nào đó sẽ gây nhờn thuốc, phản tác dụng, khiến tình trạng đau trở nên dữ dội hơn. Chưa kể những tác dụng phụ tiềm ẩn mà chúng có thể gây ra cho sức khỏe như viêm loét dạ dày, suy gan, suy thận, loãng xương,...
Uống thuốc giảm đau không đỡ do bị nhờn thuốc
Mắc chứng đau mạn tính
Đây là tình trạng bệnh đáp ứng kém với các thuốc giảm đau thông thường. Theo tây y, cơn đau hình thành từ sự kết hợp của 3 cơ chế: Thứ nhất đó là kích thích thụ cảm thể; Thứ hai là tổn thương thần kinh; Thứ ba là thay đổi môi trường acid ngoại bào. Theo đông y, cơn đau nhức nói chung hình thành theo nguyên lý: “Thông bất thống, thống bất thông” nghĩa là nếu khí huyết bị ngưng trệ thì tất yếu sẽ sinh ra đau nhức, ngược lại khí huyết cơ thể được lưu thông thì sẽ không còn đau nhức.
Có thể thấy, đau nhức là cảm giác khó chịu do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh hoặc hệ quả của rối loạn cảm xúc, mệt mỏi và căng thẳng. Theo thống kê của Viện Y học, 33% người Mỹ bị đau mạn tính. Vào năm 2006, Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia Mỹ xác định rằng 76,2 triệu người bị đau kéo dài hơn 24 giờ và hàng triệu người bị đau cấp tính. Trong đó, 50% những người bị đau mạn tính trải qua cơn đau hàng ngày và 32% bị đau dữ dội. Chi phí cho điều trị của cơn đau mạn tính được ước tính là 635 tỷ đô la. Đồng thời, theo Viện Sức khỏe và An toàn Lao động Quốc gia, chi phí hàng năm do các ngày làm việc bị mất, chi phí y tế và các lợi ích khác là 100 tỷ đô la. Đa số các trường hợp bị đau nhức thường có thói quen lạm dụng thuốc tây y để cắt cơn đau, giúp người bệnh tiếp tục thực hiện công việc. Tuy nhiên, giải pháp này không tác động toàn diện lên các nguyên nhân gây đau nên chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
Giảm đau thảo dược - Hướng đi mới giúp kiểm soát chứng đau mạn tính, đau kéo dài an toàn, hiệu quả
Với điều trị đau nói chung, từ lâu, các thuốc giảm đau tây y đã trở thành độc quyền trong tủ thuốc của mỗi gia đình, bởi vì một lý do đơn giản là gần như không có loại GIẢM ĐAU THẢO DƯỢC an toàn nào để lựa chọn.
Trước thực trạng đó, nhu cầu tất yếu của rất nhiều người bị đau mạn tính, đau kéo dài hiện nay đó chính là tìm kiếm một phương pháp giảm đau đáp ứng được cả 2 mục tiêu an toàn và hiệu quả. Đó chính là lý do các nhà khoa học đã ngày đêm nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thành công phương pháp GIẢM ĐAU THẢO DƯỢC chuyên biệt mới đầu tiên trên thị trường có thành phần chính từ chiết xuất vỏ cây liễu.
Trong chương trình “Tư vấn sức khỏe” trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam, khi nói về thành phần chính chiết xuất vỏ cây liễu của sản phẩm giảm đau thảo dược này, chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân cho biết: “Vỏ cây liễu được sử dụng trong đông y từ rất lâu để giảm viêm, giảm đau, giảm sốt. Nghiên cứu năm 2000 về tác dụng giảm đau thắt lưng mạn tính cho kết quả: Sau 2 tuần, nhóm sử dụng chiết xuất vỏ cây liễu hiệu quả giảm đau gấp 6,5 lần so với nhóm điều trị bằng thuốc giảm đau. Năm 2001, nghiên cứu trên 78 người bệnh đau xương khớp mạn tính. Kết quả: Nhóm dùng chiết xuất vỏ cây liễu giảm đau tới 14% trong khi nhóm sử dụng giả dược giảm đau chỉ 2%”.
Điều này chứng minh, sản phẩm GIẢM ĐAU THẢO DƯỢC chứa thành phần chính từ vỏ cây liễu được xem là giải pháp giảm đau mạn tính đầu tiên có nguồn gốc thảo dược, mà lại rất an toàn, không gây tác dụng phụ như các phương pháp giảm đau tây y.
Ra đời vào đầu năm 2019, các chuyên gia đánh giá sản phẩm là một trong những phương pháp song hành cùng thuốc giảm đau tây y an toàn, hiệu quả. Cụ thể tác dụng ưu việt của sản phẩm được thể hiện trong 3 nhóm thành phần sau:
- Chiết xuất vỏ cây liễu - thành phần chính của sản phẩm là một loại dược thảo giảm đau rất tốt, từng được nhắc trong sách y học cổ đại Ebers Papyrus có từ năm 1500 trước Công nguyên. Nhiều thế kỷ trôi qua, loại thảo dược này đã được con người sử dụng như một phương thuốc chống viêm, giảm đau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiết xuất vỏ cây liễu có chứa hoạt chất salicin sẽ chuyển hóa thành acid salicylic, có tác dụng kìm hãm những thụ cảm thể gây đau, cắt đứt “liên lạc” của chúng đến não bộ, giúp giảm đau nhức xương khớp do nguyên nhân kích thích thụ cảm thể.
Chiết xuất vỏ cây liễu giúp hỗ trợ giảm đau hiệu quả
- Cao sơn đậu căn, huyền hồ sách, cao tô mộc, cao tam lăng và các nguyên tố vi lượng có tác dụng chống oxy hóa vỏ bọc thần kinh, giúp vỏ đàn hồi, ngăn ngừa xung điện bị rò rỉ, giảm đau do nguyên nhân thần kinh.
- Các nguyên tố vi lượng giúp trung hòa môi trường acid ngoại bào giúp giảm đau do nguyên nhân môi trường bị acid hóa.
Bên cạnh đó, sản phẩm giảm đau thảo dược chứa các vị dược liệu có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, tiêu tích, hành khí, chỉ thống, được dùng trong trường hợp khí huyết ngưng trệ, giúp hành khí hoạt huyết, thư cân, giãn cơ, đả thông kinh lạc, từ đó làm giảm triệu chứng đau nhức hiệu quả theo nguyên lý trị bệnh của y học cổ truyền
Như vậy, việc sử dụng sản phẩm giảm đau thảo dược giúp hỗ trợ giảm đau mạn tính do tác động vào các cơ chế gây đau, có thể sử dụng lâu dài, không gây tác dụng phụ và đáp ứng được toàn diện các mục tiêu điều trị.
Đặc biệt, một lưu ý để giúp người dùng dễ dàng có lựa chọn trong bối cảnh trên thị trường tràn lan các sản phẩm được quảng bá và nhiều loại thuốc giảm đau tây y đó là: Nên sáng suốt lựa chọn các sản phẩm chứa thành phần thiên nhiên (ví dụ như chiết xuất vỏ cây liễu, tam lăng, tô mộc, huyền hồ sách, sơn đậu căn…), được sản xuất - phân phối bởi công ty lớn, uy tín lâu năm trên thị trường, được cấp phép lưu hành và hàng nghìn người đã sử dụng hiệu quả.
Mong rằng, thông tin hữu ích mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu hơn về thuốc giảm đau tây y. Đặc biệt, để kiểm soát cơn đau hiệu quả, đừng quên sử dụng sản phẩm giảm đau thảo dược có thành phần chính là chiết xuất vỏ cây liễu mỗi ngày, bạn nhé!
Bình luận