Thuốc giảm đau là gì? 4 loại thuốc giảm đau phổ biến 

Thuốc giảm đau là loại thuốc giúp giảm bớt các cơn đau, sự khó chịu do đau đầu, cơ bắp, viêm khớp và các loại đau nhức do bệnh tật, phẫu thuật, chấn thương gây ra. Những cơn đau đó có thể đến đột ngột (cấp tính) hoặc kéo dài trong thời gian dài (mãn tính). 

Tùy vào khả năng đáp ứng của mỗi bệnh nhân mà thuốc giảm đau có phát huy được hết tác dụng hay không. Do đó hiện nay trên thị trường có 4 nhóm thuốc giảm đau để phù hợp với mỗi tình trạng đau của người dùng. 

Thuốc giảm đau không gây nghiện 

Đây là nhóm thuốc có khả năng dung nạp tốt và không gây sự phụ thuộc về tinh thần, thể chất đối với người bệnh. Nhóm này bao gồm Paracetamol, Aspirin và các thuốc chống viêm không steroid NSAID. Chúng thường có tác dụng là giảm các cơn đau cấp tính từ nhẹ đến trung bình. 

Cơ chế của nhóm thuốc là ức chế sự hoạt động của COX-2 là enzyme có tác dụng sản sinh prostaglandin- chất có khả năng gây cảm giác đau, viêm. Từ đó ngăn ngừa prostaglandin gây ra những tổn thương đau. Cụ thể như sau: 

  • Paracetamol: Có khả năng giảm các cơn đau từ nhẹ đến trung bình và hạ sốt thì Paracetamol là sự lựa chọn ưu tiên cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên lưu ý không sử dụng với các bệnh nhân tiền sử bệnh gan, chức năng gan yếu. 
  • Aspirin: Là dòng thuốc có thêm tác dụng chống viêm. Do đó được dùng phổ biến trong việc phối hợp điều trị thấp khớp. Nhưng vậy Aspirin vẫn có nhược điểm là gây sốt huyết tiêu hóa, chống đông máu. 
  • Thuốc chống viêm không steroid - NSAID (Ibuprofen, Diclofenac,..): Có tác dụng giảm đau và chống viêm linh hoạt. Liều cao có thể chống viêm, liều thấp hơn thì giảm đau nhẹ và trung bình. Thậm chí nếu kết hợp với các thuốc giảm đau mạnh có thể tăng hiệu quả điều trị ung thư. 

Một số biệt dược thuộc nhóm thuốc này có thể kể đến như: Efferalgan 500mg; Hapacol 250mg, 650mg; Ibuprofen 400mg; Aspirin 81;... 

paracetamol-la-thuoc-giam-dau-pho-bien-duoc-uu-tien-su-dung

Paracetamol là thuốc giảm đau phổ biến được ưu tiên sử dụng

Thuốc giảm đau kết hợp 

Các thuốc giảm đau kết hợp là các opioid yếu và thường dùng kết hợp với Paracetamol để tăng cường hiệu quả giảm đau từ trung bình đến dữ dội. Tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ từ hai thuốc kết hợp. Các thuốc ở nhóm này bao gồm:

  • Codein: Thường được chuyển hóa nhanh thành Morphin trong cơ thể với tỷ lệ 10%. Do đó nó chỉ có tác dụng bằng 1/5 so với Morphin. Và khi kết hợp với Paracetamol hoặc Aspirin thì có thể tăng hiệu quả giảm đau. Tuy nhiên phải giám sát chặt chẽ và thường cần chỉ định của bác sĩ. 
  • Tramadol: Hiệu lực giảm đau bằng 1/10 - 1/16 Morphin và có khả năng tác dụng hiệp đồng hai cơ chế trên hệ thần kinh trung ương. Thì Tramadol có tác dụng giảm đau từ trung bình đến nặng, nhất là khi kết hợp với Paracetamol. 

Một số biệt dược thuộc nhóm thuốc này có thể kể đến như: Efferalgan codein 500mg; Ultracet ; Hapacol codein 50mmg; Trapadol;...

Thuốc giảm đau mạnh có thể gây nghiện 

Đây là thuốc có khả năng giảm đau mạnh nhất (opioid mạnh) với cơ chế tác dụng vào thụ thể u của hệ thần kinh trung ương, gây ức chế cơn đau lập tức. Do đó chúng được quản lý nghiêm ngặt về việc sử dụng do khả năng gây nghiện và suy hô hấp. 

Với 3 nhóm thuốc chính: Chất chủ vận toàn phần (Morphin), chất chủ vận từng phần (Buprenorphin) và chất đối kháng (Nalbuphin). Nguyên tắc sử dụng là không kết hợp ba nhóm này với nhau bởi tác dụng đối kháng của thuốc. 

  • Morphin: Là thuốc phổ biến và tiêu biểu trong opioid mạnh, được sử dụng trong các cơn đau dữ dội, đặc biệt là ung thư. Tuy nhiên việc sử dụng morphin phải có chỉ định và sự giám sát của bác sĩ để kiểm soát việc gây nghiện, tác dụng phụ của nó. 
  • Fentanyl: Có tác dụng tương tự morphin nhưng nhanh, kéo dài và mạnh hơn gấp 100 lần. Do đó nó chỉ được chỉ định sử dụng trong các cơn đau mạn tính và nghiêm trọng mà các thuốc giảm đau opioid khác không thể giải quyết được. 

Một số biệt dược thuộc nhóm thuốc này có thể kể đến như: Morphin 10mg/ml; Morphin 30mg; …

morphin-la-thuoc-giam-dau-co-kha-nang-gay-nghien-cao

Morphin là thuốc giảm đau có khả năng gây nghiện cao 

Sản phẩm giảm đau thảo dược 

Ngoài những loại thuốc giảm đau Tây y, các sản phẩm giảm đau thảo dược là xu hướng mới hiện nay trong điều trị các cơn đau. Nhất là khi nó đã được chứng minh hiệu quả, sự lành tính và ít tác dụng hơn các loại thuốc tổng hợp. Và luôn là sự lựa chọn ưu tiên đối với những người bệnh có tiền sử đau mạn tính hay các bệnh lý nền khác như tim mạch, suy gan, thận,... 

  • Vỏ cây liễu là thảo dược chứa lượng lớn hoạt chất salicin khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid salicylic có tác dụng kìm hãm những thụ thể gây đau, khiến cơn đau được dịu đi nhanh chóng. Ngoài ra, nghiên cứu của J.Vlachojannis cũng chỉ ra flavonoid và polyphenol trong cây liễu có tác dụng ngăn chặn cơn đau. Đặc biệt, chúng không gây ra tác dụng phụ lên cơ thể người sử dụng. 
  • Cao sơn đậu căn, huyền hổ sách, cao tô mộc, cao tam lăng là những loại thảo dược được đánh giá cao trong việc giảm đau nhờ cơ chế chống oxy vỏ bọc thần kinh, tăng độ đàn hồi và ngăn ngừa các xung điện rò rỉ gây ra những cơn đau âm ỉ, dai dẳng. 
  • Gừng vốn là loại thảo dược quen thuộc trong việc làm dịu các cơn đau từ xa xưa, đặc biệt là đau khớp. Nó làm hạ thấp nồng độ prostaglandin khiến cảm giác đau giảm dần, ngoài ra còn có tác dụng giảm viêm hiệu quả. 

chiet-xuat-vo-cay-lieu-noi-tieng-voi-tac-dung-giam-dau-an-toan

Chiết xuất vỏ cây liễu nổi tiếng với tác dụng giảm đau an toàn

>>> XEM THÊM: Cách giảm đau sau zona thần kinh

Những ai nên và không nên sử dụng thuốc giảm đau 

Thuốc giảm đau tuy mang lại hiệu quả điều trị tốt tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng được nó, nhất là khi các thuốc đều tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ. Vì vậy, cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng các loại thuốc giảm đau. Cụ thể về từng trường hợp có thể và không thể sử dụng thuốc giảm đau như sau.

Thuốc giảm đau không gây nghiện 

Các thuốc thuộc nhóm này sẽ có chỉ định tương đối giống nhau khi sử dụng được cho những người:

  • Đau từ nhẹ đến trung bình: đau răng, đau đầu, đau cơ,..
  • Sốt do mọi nguyên nhân (trừ sốt xuất huyết với Aspirin) 
  • Bị viêm gây sưng đau như viêm khớp (trừ Paracetamol) 

Và không sử dụng được cho những bệnh nhân: 

Bảng 1: Chống chỉ định nhóm thuốc giảm đau không gây nghiện 

Loại thuốc

Chống chỉ định 

Paracetamol 

Dị ứng với Paracetamol. 

Suy giảm chức năng gan.

Đau do viêm.

Thận trọng với phụ nữ có thai và đang cho con bú. 

Aspirin 

Bệnh nhân có tiền sử hen do sử dụng salicylat hoặc các thuốc có tác dụng tương tự.

Phụ nữ ở 3 tháng cuối thai kỳ hoặc đang cho con bú. 

Bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng giai đoạn tiến triển. 

Bệnh nhân bị vấn đề rối loạn đông máu. 

Người suy gan thận, tim. 

Người đang sử dụng thuốc chống đông máu. 

Dị ứng với Aspirin. 

NSAID

Dị ứng với NSAID. 

Người bị loét dạ dày tá tràng tiến triển hoặc chảy máu trực tràng. 

Bệnh nhân mất nước hoặc suy dinh dưỡng. 

Trẻ em dưới 15 tuổi. 

Phụ nữ có thai (từ tháng thứ 6) và đang cho con bú. 

Thuốc giảm đau kết hợp 

Với các thuốc giảm đau kết hợp thì việc sử dụng phải cẩn thận, và chỉ sử dụng đối với những người bệnh nhân đặc thù. Ví dụ như: 

  • Đã điều trị bằng thuốc giảm đau không gây nghiện nhưng thất bại hoặc không có hiệu quả. 
  • Điều trị lập tức trong các tình huống bệnh lý có các cơn đau như sau chấn thương, phẫu thuật,...
  • Điều trị thay thế sau khi đã sử dụng morphin đường tiêm. 

Tuy nhiên vì là thuốc có cơ chế tương tự morphin nên đối tượng chống chỉ định của nhóm thuốc này cũng rất cụ thể:

Bảng 2: Chống chỉ định nhóm thuốc giảm đau kết hợp

 

Chống chỉ định 

Codein 

Bệnh nhân quá mẫn với thuốc.

Người nghiện ma túy. 

Người bị lệ thuộc vào opioid. 

Bệnh nhân suy hô hấp, hen, suy tim nặng. 

Phụ nữ mang thai và cho con bú. 

Tramadol

Tiền sử quá mẫn với tramadol, các opioid khác. 

Bệnh nhân bị ngộ độc cấp tính hoặc dùng quá liều các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương (rượu, thuốc ngủ, thuốc giảm đau khác). 

Bệnh nhân bị suy hô hấp nặng, suy tế bào gan nặng. 

Trẻ em dưới 15 tuổi và phụ nữ có thai.

Phụ nữ cho con bú trong trường hợp điều trị kéo dài. 

Người bị động kinh mất kiểm soát. 

Thuốc giảm đau mạnh có thể gây nghiện 

Vì hiệu quả giảm đau mạnh và khả năng gây nghiện cao nên các thuốc thuộc nhóm này được kiểm soát nghiêm ngặt. Thuốc chỉ sử dụng cho một số trường hợp sau: 

  • Những người đã sử dụng các thuốc giảm đau không gây nghiện, thuốc giảm đau kết hợp mà không có hiệu quả. 
  • Những người bị đau dữ đội sau phẫu thuật, đau ở thời kỳ cuối bệnh, đau do ung thư,...

Những trường hợp trên khi được chỉ định kê toa của bác sĩ mới có thể sử dụng. Thông báo với bác sĩ nếu bạn thuộc một trong những trường hợp không được sử dụng sau: 

  • Quá mẫn với thành phần thuốc
  • Trẻ em dưới 6 tuổi 
  • Người bị suy hô hấp mất bù, hen phế quản. 
  • Suy gan thận nặng (có hội chứng não gan)
  • Người bị chấn thương sọ não, tăng áp lực nội sọ,...
  • Động kinh không kiểm soát 
  • Phụ nữ có thai và cho con bú. 
  • Ngộ độc rượu cấp. 

khong-phai-ai-cung-co-nen-uong-thuoc-giam-dau

Không phải ai cũng có nên uống thuốc giảm đau 

Tác dụng phụ của thuốc giảm đau 

Bất kỳ loại thuốc nào cũng đều có những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra. Tuy không phải tất cả các trường hợp đều mắc phải. Tùy vào từng nhóm thuốc giảm đau mà sẽ có những tác dụng phụ khác nhau rõ ràng.

Nếu trong quá trình sử dụng và gặp bất kỳ tác dụng phụ nào có/không có trong danh sách dưới đây, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ. Cụ thể:

 

Loại thuốc

Tác dụng không mong muốn 

Paracetamol

Phản ứng dị ứng nhẹ: phát ban, ngứa nhiều, sưng phù mặt,..

Tổn thương gan: Đây là tác dụng phụ được quan tâm nhất của paracetamol. Tuy nhiên nó chỉ xảy ra khi sử dụng quá liều lượng như uống nhiều hơn 4g/ngày, uống nhiều hơn 1 sản phẩm có chứa paracetamol cùng một lúc.    

Aspirin 

Trên hệ tiêu hóa: Đau bụng, xuất huyết tiêu hóa.

Trên hệ thần kinh trung ương: Nhức đầu, chóng mặt, ù tai,...

Trên huyết học: Rối loạn chảy máu, khó cầm máu kéo dài,...

Phản ứng quá mẫn như mề đay, phản ứng phản vệ, co thắt phế quản.

Phù Quincke.

NSAID

Trên tiêu hóa: Khó tiêu, buồn nôn, rối loạn đường ruột, đau thượng vị, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày. 

Trên thận: Tăng nguy cơ suy thận cấp; gây mất nước hoặc phù;...

Trên hô hấp: Co thắt phế quản, suy hô hấp, hen,...

Trên tim mạch: Nặng tình trạng tăng huyết áp.

Trên da: Mề đay, phát ban, mẩn ngứa, vàng da,...

Codein 

Táo bón.

Buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn. 

Co thắt phế quản, dị ứng hoặc suy hô hấp. 

Có nguy cơ gây nghiện và hội chứng cai thuốc. 

Tramadol 

Gây ra các cơn ảo giác, lẫn lộn, hoang tưởng. 

Co giật khi sử dụng liều cao.

Buồn nôn, nôn, đau đầu.

Khô miệng, táo bón khi dùng kéo dài. 

Hiếm gặp: đau thượng vị, phát ban, giảm thị lực,...

Morphin 

Táo bón dai dẳng.

Buồn ngủ, buồn nôn và nôn. 

Hưng phấn, lú lẫn, ảo giác, tăng áp lực nội sọ. 

Co giật, suy hô hấp. 

Gây nghiện và hội chứng cai thuốc.

Nếu trong quá trình sử dụng mà gặp những tác dụng không mong muốn, đặc biệt là khi mức độ và tần suất trở nên trầm trọng. Thì hãy lập tức ngừng thuốc và đến nhanh các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra. 

Cách sử dụng thuốc giảm đau đúng và hiệu quả 

Thuốc giảm đau tuy hữu dụng và có thể giảm được những cơn đau tức thời nhanh chóng. Tuy nhiên chúng khiến cho sức chịu đau của cơ thể giảm dần và lệ thuộc vào các kích thích do thuốc mang lại. 

Ngoài ra các thuốc giảm đau opioid đều có thể gây nghiện. Chúng làm cho bệnh nhân rơi vào trạng thái ảo giác, không làm chủ được hành vi nếu sử dụng trong một thời gian dài. Lời khuyên là hãy sử dụng thuốc giảm đau khi thật cần thiết và tuân theo đúng hướng dẫn sử dụng. 

lam-dung-thuoc-giam-dau-moi-nguy-hiem-khon-luong-den-suc-khoe

Lạm dụng thuốc giảm đau - mối nguy hiểm khôn lường đến sức khỏe 

Để hạn chế việc lạm dụng và sử dụng thuốc không hiệu quả thì dưới đây là những cách dùng: 

Paracetamol 

  • Liều người lớn: 3g/ngày tối đa 4g/ngày chia làm 4 hoặc 6 giờ, cách ít nhất 4 giờ. Tuy nhiên không nên vượt quá 3g/ngày. 
  • Liều trẻ em: 60mg/kg/ngày, chia làm 4 hoặc 6 lần. Tổng liều không vượt quá 80mg/kg/ngày ở trẻ em <37kg và 3g/ ngày ở trẻ em >37kg. 

Aspirin: 

  • Người lớn và trẻ em có cân nặng trên 50kg (khoảng 15 tuổi): 1g/lần, lặp lại mỗi 4 giờ nếu cần, không vượt quá 3g/ngày (2g ở người cao tuổi). Không dùng trên 3 ngày để hạ sốt và trên 5 ngày với giảm đau. Liều chống viêm: 3-6g/ ngày, chia làm 3 hoặc 4 liều, cách nhau 4 giờ. 
  • Trẻ em: 60mg/kg/ngày, chia làm 4 hoặc 6 lần. Tùy vào cân nặng và dạng bào chế mà chỉnh liều phù hợp. 

NSAID: với liều giảm đau thì ibuprofen ≤ 1200mg/ngày; ketoprofen < 300mg/ngày; naproxen <680mg/ngày; diclofenac liều đơn 12.5mg. 

Codein: 

  • Người lớn: 30-60mg, sau 4-6 giờ lặp lại. 
  • Trẻ em: dạng siro 1-3mg/kg/ngày không vượt quá 6mg/kg/ngày ở trẻ 1 tuổi. 

Morphin: Đối với dạng viên uống thì liều trung bình là 60mg/ngày sau đó điều chỉnh liều mỗi 8 giờ theo cách tăng liều từ 40-50% đối với morphin dạng tác dụng nhanh mỗi 4 giờ.

Thuốc giảm đau có gây vô sinh không?

Hiện giờ chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh việc sử dụng thuốc giảm đau có thể gây vô sinh. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây rối loạn kinh nguyệt, hormone sinh dục. Và điều đó về lâu dài cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. 

Xử trí sao nếu quên/quá liều thuốc giảm đau? 

Với việc quên liều thì không quá nghiêm trọng bởi thuốc giảm đau chỉ hỗ trợ giảm đau. Do đó hoàn toàn có thể bổ sung lại nếu vẫn cảm thấy đau. Chỉ cần lưu ý là không vượt quá số liều tối đa uống trong ngày. Với trường hợp xuất hiện các triệu chứng quá liều thì ngay lập tức dừng thuốc và đến các cơ sở y tế gần nhất để có các biện pháp xử trí kịp thời. 

luu-y-su-dung-thuoc-giam-dau-dung-lieu-luong-duoc-khuyen-cao

Lưu ý sử dụng thuốc giảm đau đúng liều lượng được khuyến cáo

Các loại thuốc giảm đau có thể giúp bạn giảm đau nhanh, chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần đặc biệt lưu ý và cẩn thận. Trên đây là những thông tin tham khảo liên quan đến thuốc giảm đau. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến Hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ.

Tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/12058-pain-relievers

https://www.rxlist.com/pain_medications/drugs-condition.htm

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21226125/

Dược sĩ Thanh Hương

Ảnh BN Web-BTV-HUYỀN.webp

Bình luận