Tìm hiểu về da vảy cá và các biến chứng

Da vảy cá là một khái niệm chung để chỉ về một nhóm bệnh di truyền hiếm gặp. Việc hiểu về bệnh da vảy cá và nhận thức được mức độ nguy hiểm sẽ giúp bạn có thêm thông tin giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.

Bệnh da vảy cá là gì?

Da vảy cá (Ichthyosis) là một bệnh lý bao gồm hơn 20 loại khác nhau đặc trưng nhất bởi tình trạng da khô, dày, có các mảng “vảy cá” lan rộng và dai dẳng. Da vảy cá được xem là một rối loạn trong quá trình sừng hóa do sự phân hóa/chuyển hóa bất thường của biểu bì. Có hơn 20 loại bệnh da vảy cá khác nhau, trong đó bao gồm:

Ichthyosis vulgaris (Da khô vảy cá): Là tình trạng phổ biến nhất và tỷ lệ ảnh hưởng là khoảng 1/250 người. Thường loại bệnh này sẽ xuất hiện dưới dạng da khô, có vảy và thô ráp trước một tuổi. Ichthyosis vulgaris do một loại bệnh giun đầu gai di truyền gây ra.

Các loại bệnh vảy cá di truyền khác: Đây là những trường hợp rất hiếm gặp của vảy cá. Ví dụ như bệnh mụn thịt liên kết X (chỉ ảnh hưởng đến nam giới trên các chi, thân), Ichthyosiform hồng cầu bẩm sinh, harlequin ichthyosis (trường hợp cực hiếm gặp và thường phải điều trị tích cực), các hội chứng vảy cá bao gồm bệnh hắc lào,…

Benh-da-vay-ca-dac-trung-voi-cac-mang-da-kho-co-vay-va-tho-rap.webp

Bệnh da vảy cá đặc trưng với các mảng da khô, có vảy và thô ráp

>>> XEM THÊM: Những điều có thể bạn chưa biết về vảy da (viêm da tróc vảy)

Biến chứng của da vảy cá

Bệnh da vảy cá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hàng rào bảo vệ bên ngoài của cơ thể. Nếu tình trạng bệnh không được điều trị cải thiện sớm, vảy cá sẽ lan rộng khiến da bị bong tróc nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh có nguy cơ gặp phải những biến chứng như sau:

  • Cơ thể dễ bị nhiễm trùng thứ phát hơn.
  • Gây ra tình trạng mất nước, dễ bị phồng rộp dẫn đến dị ứng da.
  • Các tuyến mồ hôi bị tắc.
  • Chậm mọc tóc do các mảng vảy da bám dính trên đầu.
  • Da phải làm việc nhiều hơn để có thể chuyển hóa tế bào, dẫn đến cơ thể bạn phải đốt cháy nhiều calo hơn.
  • Mất thị lực do tổn thương giác mạc.
  • Gây ra những vấn đề liên quan đến não bộ, hệ thần kinh.
  • Trẻ em có nguy cơ bị mắc bệnh hen suyễn, chàm, sốt cỏ khô, phát ban.

Bệnh cũng có thể gây ra những vấn đề liên quan đến cảm xúc của người mắc. Ngoài ra, đối với nam giới, khi bị bệnh da vảy cá sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh lý khác. Ví dụ như ung thư tinh hoàn, tinh hoàn ẩn, số lượng tinh trùng thấp,...

Da-vay-ca-co-the-gay-anh-huong-den-suc-khoe-tinh-than-tham-my.webp

Da vảy cá có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, thẩm mỹ

Làm thế nào để xác định da vảy cá

Để xác định được người bệnh có bị da vảy cá hay không, bác sĩ thường sẽ dựa vào những dấu hiệu lâm sàng. Ngoài ra, để chắc chắn hơn, bác sĩ cũng có thể thực hiện thêm chẩn đoán sinh thiết da. Cụ thể như sau:

Xác định qua triệu chứng lâm sàng

Hầu hết các tình trạng da sẽ xuất hiện từ thời thơ ấu, đặc biệt là giai đoạn từ 3-12 tháng tuổi. Các triệu chứng lâm sàng của tình trạng da vảy cá thường gặp như:

  • Da bị khô, ngứa. Đau đớn, khó chịu và da dễ bị kích ứng hơn.
  • Da dày, thô ráp trông bẩn, có thể dễ nhận thấy ở những khu vực như lòng bàn chân, lòng bàn tay.
  • Xuất hiện các vảy màu trắng, nâu hay xám ở chân, mặt sau da đầu, cánh tay, bụng hoặc lưng. Một số trường hợp có thể xuất hiện trên mặt, chủ yếu ở vùng má, trán.
  • Rìa vảy cá có thể bị cong lại, tạo ra sự khô ráp trên bề mặt da.
  • Xuất hiện các đường ở lòng bàn chân, lòng bàn tay. Những đường này có thể chạy sâu nếu tình trạng da nghiêm trọng và gây ra các vết nứt trên da. Nếu những vết nứt này quá sâu có thể gây ra nhiễm trùng.
  • Xuất hiện các nốt sần trên đùi, mông, cánh tay hoặc những vết sưng tấy (thường bị nhầm với các vết thâm mụn trứng cá).
  • Triệu chứng hiếm gặp hơn là gây ra cản trở với tuyến mồ hôi, người bệnh có thể bị tiết mồ hôi quá nhiều hoặc không tiết mồ hôi.

Những triệu chứng này thường sẽ trầm trọng hơn khi gặp điều kiện thời tiết khô, lạnh và cải thiện khi nhiệt độ ấm hơn. Theo thống kê của trang DermNet Nz, có khoảng 50% người bị vảy cá cũng sẽ bị bệnh chàm. Do đó, nếu bạn cũng đang bị bệnh chàm, nên tiến hành thăm khám ngay bởi vì bạn có nguy cơ cao mắc bệnh da vảy cá.

Dac-trung-cua-benh-vay-ca-la-hinh-thanh-cac-mang-vay-da-kho-tho-rap.webp

Đặc trưng của bệnh vảy cá là hình thành các mảng vảy da khô, thô ráp

Xác định qua phương pháp chẩn đoán

Nếu trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ thực hiện một số chẩn đoán để chắc chắn hơn về việc bạn có bị bệnh da vảy cá hay không. Cụ thể như sau:

  • Sinh thiết da: Lấy mẫu da và kiểm tra trong phòng thí nghiệm để loại bỏ khả năng các bệnh lý về da khác.
  • Kiểm tra nước bọt: Xác định về những thay đổi gen hoặc vấn đề di truyền khác có thể gây ra bệnh vảy cá.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ thực hiện kiểm tra thêm một số thông tin liên quan khác. Do đó, trước khi đi khám, bạn có thể chuẩn bị những thông tin như tiền sử  gia đình có ai đang/đã bị tình trạng này không, bệnh xuất hiện khi nào, có đang sử dụng loại thuốc, thực phẩm chức năng/bổ sung nào khác không,…

Nguyên nhân của bệnh da vảy cá là gì?

Như đã nói ở trên, nguyên nhân của bệnh vảy cá chủ yếu sẽ liên quan đến vấn đề di truyền, các gen bị lỗi. Những gen này sẽ ảnh hưởng đến khả năng, tốc độ tái tạo của làn da. Sau đó sẽ làm mất đi hàng rào bảo vệ độ ẩm trên da, tạo ra các tế bào mới quá nhanh hoặc làm cho các tế bào cũ bị “rụng” quá chậm. Lúc này, hàng rào bảo vệ của da bị mất đi và gây ra các mảng bám như vảy cá.

Ngoài di truyền, tình trạng da bị vảy cũng sẽ do một số nguyên nhân khác gây ra. Ví dụ như:

  • Sử dụng một số loại thuốc: Ví dụ như hydroxyurea, chất ức chế protease (nhóm thuốc sử dụng điều trị HIV), vemurafenib, axit nicotinic (điều trị cholesterol cao),…
  • Là dấu hiệu của một số bệnh lý khác: Ví dụ như tuyến giáp kém hoạt động, nhiễm HIV, ung thư hạch Hodgkin, bệnh thận, Sarcoidosis (một bệnh hiếm gặp gây ra các mảng viêm bên trong cơ thể).

Nguyen-nhan-chinh-cua-da-vay-ca-duoc-cho-la-do-di-truyen.webp

Nguyên nhân chính của da vảy cá được cho là do di truyền

Cách điều trị da vảy cá an toàn hiện nay

Hiện tại, không có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh da vảy cá. Tuy vậy, bạn có thể áp dụng một số biện pháp để kiểm soát các triệu chứng khó chịu của bệnh. Cụ thể như sau:

Biện pháp kiểm soát vảy cá tại nhà

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn các biện pháp để kiểm soát tình trạng da khô, có vảy,… của bệnh. Tùy vào mức độ bệnh mà biện pháp kiểm soát có thể khác nhau. Sau đây là những biện pháp mà bạn có thể tham khảo để kiểm soát bệnh vảy cá tại nhà:

  • Ngâm vùng da ảnh hưởng với nước muối hoặc tắm với nước muối để tẩy tế bào chết cho da. Bạn cũng có thể ngâm vùng da bị bệnh với nước ấm, sau đó chà xát nhẹ nhàng theo chuyển động vòng tròn bằng đá bọt biển.
  • Sử dụng những sản phẩm có tính chất tẩy tế bào chết.
  • Cẩn thận trong quá trình chải tóc để loại bỏ được các vảy trên da đầu.
  • Quá trình tắm rửa hàng ngày có thể ngâm cơ thể/vùng da bị bệnh lâu hơn với nước để làm mềm da. Sau khi tắm nên vỗ nhẹ/thấm da bằng khăn để không làm mất độ ẩm của da.
  • Cắt giảm tần suất tắm. Tránh những loại xà phòng, sữa tắm, dầu gội, dầu xả có mùi thơm mạnh, nên ưu tiên sản phẩm có tính chất dịu nhẹ cho da.
  • Nên tránh môi trường có không khí lạnh/khô. Tránh môi trường có nhiệt độ cao, những nơi được kiểm soát bởi hệ thống sưởi tập trung, môi trường có nhiều gió hoặc nhiệt độ thấp.
  • Hạn chế tiếp xúc với những môi trường ô nhiễm không khí, các loại nước cứng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến độ pH của da.
  • Sử dụng thêm máy tạo độ ẩm xung quanh môi trường sống. Dùng kem chống nắng thường xuyên, đặc biệt khi đi ra ngoài, ưu tiên những loại có bổ sung thêm chất dưỡng ẩm.
  • Vệ sinh sạch sẽ chỗ ngủ bao gồm giường, chăn, gối, đệm,… thường xuyên để tránh gây nhiễm trùng da.
  • Tránh đi bơi tại các bồn tắm, hồ bơi có chứa hóa chất làm khô da, gây kích ứng da.
  • Nếu đang gặp những vấn đề da khác nên tập trung điều trị chúng, ví dụ như chàm, viêm da cơ địa,...

Tay-te-bao-chet-duong-am-la-2-muc-tieu-chinh-trong-kiem-soat-da-vay-ca.webp

Tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm là 2 mục tiêu chính trong kiểm soát da vảy cá

>>> XEM THÊM: 4 vấn đề cần tìm hiểu về vảy phấn trắng và cách cải thiện

Bên cạnh đó, để có thể giúp bệnh da vảy cá được kiểm soát tốt hơn, tránh sử dụng quá nhiều các loại thuốc/kem bôi có nhiều tác dụng phụ, bạn có thể dùng thêm những sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên. Ví dụ các thành phần như chitosan, ba chạc, dầu dừa, lá sòi, phá cố chỉ,… Trong đó:

Dầu dừa: Tác dụng làm dịu da, cung cấp chất dưỡng ẩm và tăng cường chức năng của hàng rào bảo vệ da. Hiệu quả này đã được chứng minh trong nghiên cứu vào năm 2018 của Sandeep R Varma cùng các cộng sự, được đăng tải tại Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI).

Phá cố chỉ: Thành phần chính của dược liệu này là psoralen, có tác dụng làm sạch các vi khuẩn, bụi bẩn trên da. Ngoài ra, nghiên cứu P. S. Khushboo vào năm 2010 cũng cho thấy, các bộ phận của phá cố chỉ (rễ, thân lá, hạt,...) đều có hiệu quả hỗ trợ điều trị tích cực đối với các vấn đề liên quan đến da, trong đó có tình trạng vảy cá.

Lá sòi: Giúp tạo ra màng thuốc bảo vệ bên ngoài da, kháng khuẩn, làm lành vết thương. Từ đó giúp giảm được các hiện tượng nhiễm độc, tổn thương ở bề mặt da. Khả năng kháng khuẩn của 2 thành phần là methanolic và ethanolic thô trong lá sòi cũng đã được nghiên cứu và chứng minh vào năm 2011 bởi Hassan Javed Chaudhary cùng cộng sự của mình.

Chitosan: Nghiên cứu của Marina Burkatovskaya cùng các cộng sự năm 2010 đăng tải lên NCBI cho thấy, chitosan có tác dụng tốt trong chữa lành các vết thương, giảm thiểu các tế bào gây viêm da, kháng khuẩn. Nhờ đó mà chitosan được ứng dụng nhiều trong điều trị các bệnh da liễu như vảy nến, vảy phấn hồng,...

Ba chạc: Có khả năng chống oxy hóa hiệu quả cho da. Kết quả được nghiên cứu vào năm 2007 bởi BI He-ping cùng các cộng sự trong đề tài “Nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa của ba chạc”.

Mot-so-duoc-lieu-an-toan-giup-ho-tro-giam-trieu-chung-kho-chiu-cua-da-vay-ca.webp

Một số dược liệu an toàn giúp hỗ trợ giảm triệu chứng khó chịu của da vảy cá

Khi phối hợp những thành phần này với nhau có thể giúp người bệnh bị vảy cá có thể dưỡng da, duy trì được độ ẩm cần thiết, giúp da luôn mềm mại. Ngoài ra, sự kết hợp này cũng sẽ hỗ trợ tẩy các tế bào chết, làm sạch vảy da. Do đó sẽ giúp quá trình kiểm soát bệnh vảy cá được an toàn và hiệu quả hơn.

Sử dụng thuốc trị vảy cá

Thuốc trị vảy cá thường được sử dụng để làm giảm sự khó chịu mà bệnh gây ra. Một số loại thuốc mỡ/kem trị vảy cá thường được người bệnh lựa chọn đầu tiên như:

  • Axit alpha hydroxy, axit lactic, ure, propylene glycol,… đề giúp tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm cho da.
  • Retinoid: Sử dụng trong một số trường hợp để ức chế quá trình sản xuất tế bào da. Tuy nhiên, sử dụng retinoid có thể gây ra một số tác dụng phụ như sưng môi, rụng tóc,…

Retinoid đường uống (ví dụ như acitretin hoặc isotretinoin) có thể được kê đơn sử dụng cùng/không cùng với thuốc bôi. Đặc biệt đối với những trường hợp bị kích ứng da với các loại thuốc mỡ hoặc kem bôi. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho bạn sử dụng thêm thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng để điều trị tình trạng nhiễm trùng da.

Việc sống chung với bệnh vảy cá không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là đối với trẻ em. Tuy nhiên, nếu kiên trì áp dụng các biện pháp và những lưu ý ở trên, bạn vẫn có thể kiểm soát được bệnh ngoài da này.

Trên đây là thông tin tham khảo về bệnh vảy cá. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy để lại câu hỏi hoặc số điện thoại dưới phần bình luận bài viết, đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ giải đáp cho bạn.

Tài liệu tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/ichthyosis/#:~:text=Ichthyosis%20is%20a%20condition%20that,20%20different%20types%20of%20ichthyosis.

https://emedicine.medscape.com/article/1198130-overview#showall

https://www.healthline.com/health/ichthyosis-vulgaris#treatment

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/dry-skin

Dược sĩ Thanh Hà

Bình luận