Vảy phấn hồng (Pityriasis rosea) và 3 vấn đề bạn cần lưu ý
3 vấn đề cần lưu ý về vảy phấn hồng
Sự khó chịu do vảy phấn hồng mang lại đem đến nhiều “phiền toái” cho cuộc sống hàng ngày của người mắc. Vì vậy, để giúp cải thiện được tình trạng này nhanh chóng hơn, bạn cần lưu ý về 3 vấn đề sau đây.
Bệnh vảy phấn hồng là gì?
Vảy phấn hồng (Pityriasis rosea) là một rối loạn phát ban da lành tính, đặc trưng bởi những mảng da có hình tròn/bầu dục đốm hồng ở vùng bụng, ngực, lưng và có xu hướng lan rộng khắp người sau đó. Những mảng đốm hồng này có kích thước rộng, đôi khi lên đến 10 cm.
Vảy phấn hồng còn có tên gọi khác là bệnh hồng ban. Thống kê về tỷ lệ mắc bệnh vảy phấn hồng trong số các bệnh da liễu là gần 0.5 – 2% trên toàn cầu. Rối loạn da này có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, tuy vậy nó phổ biến hơn ở lứa tuổi từ 10 – 35 tuổi.
Vảy phấn hồng thường xuất hiện theo đợt cấp tính
Vảy phấn hồng có tự khỏi không?
Vảy phấn hồng sẽ xuất hiện theo từng đợt ban sởi cấp tính và thường tự khỏi sau khoảng thời gian từ 6 – 8 tuần. Tuy vậy cũng đã có trường hợp ghi nhận tình trạng này tồn tại đến 5 tháng. Đây là rối loạn da thường chỉ xuất hiện một lần trong đời. Tuy nhiên, theo một khảo sát trên 212 người bị vảy phấn hồng, tỷ lệ ghi nhận bệnh vảy phấn hồng có tái phát trong 4 năm là 25.9%.
Vảy phấn hồng có nguy hiểm không?
Đa số các trường hợp sẽ tự khỏi và không gây nguy hiểm cho người mắc. Tuy vậy, bệnh cũng có thể gây ra một số biến chứng hiếm gặp như sau:
- Chàm hóa: Khi điều trị không đúng cách, tổn thương da không được khắc phục, tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn dẫn đến chà xát vùng da bị tổn thương. Khi đó, những vùng da đang tổn thương có nguy cơ bị chàm hóa.
- Bội nhiễm: Vi khuẩn có thể xâm nhập nếu vảy phấn hồng không được điều trị đúng cách. Từ đó sẽ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn ở những vùng da bị tổn thương từ trước.
>>> XEM THÊM: 7 điều cần biết về bệnh chàm giúp bạn giảm ngứa ngáy, khó chịu
Dấu hiệu vảy phấn hồng
Vảy phấn hồng thường sẽ dễ xuất hiện hơn vào mùa xuân và mùa thu. Các tổn thương trên bề mặt da là dấu hiệu phổ biến nhất để nhận biết tình trạng rối loạn da này. Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác khi mắc vảy phấn hồng, đó là:
Cảm thấy mệt mỏi
Một số người có thể cảm thấy không khỏe ở những giai đoạn đầu khi vảy phấn hồng mới xuất hiện. Các triệu chứng kèm theo có thể gồm đau đầu, sốt, đau khớp, đau họng,…
Sự xuất hiện của các mảng đốm da
Các mảng đốm lớn được hình thành trên da, có hình dáng tương tự cây thông bị rũ xuống. Xuất hiện đặc biệt ở các khu vực ngực, bụng, lưng. Nó cũng có thể gặp ở những khu vực ít phổ biến hơn như mặt, da đầu, gần bộ phận sinh dục.
Các mảng đốm da có thể chuyển sang hình bầu dục nhỏ hơn. Phần nhân của các mảng da đốm có thể bị nhăn nheo, chạm vào khá mềm/lỏng lẻo. Đối với người có da sáng màu, những mảng đốm này thường có màu đỏ hồng/màu rám nắng, còn đối với những người da sẫm màu hơn thì sẽ có màu đen, nâu sẫm, xám. Kích thước thường thấy của chúng từ 2 – 10 cm.
Hình ảnh vảy phấn hồng qua từng giai đoạn
Phát ban lan rộng
Sau khoảng 2 tuần kể từ khi xuất hiện các mảng đốm vảy phấn hồng, phát ban có thể phát triển và lan rộng thêm từ 2 – 6 tuần tiếp theo. Các nốt phát ban thường là mảng nhỏ, nổi lên bề mặt da và có vảy. Kích thước của chúng có thể lên đến 1.5 cm.
Những nốt phát ban này sẽ xuất hiện nhiều ở vùng ngực, lưng, bụng, cánh tay trên, cổ, đùi trên và ít ảnh hưởng đến vùng da mặt. Phát ban hầu như không gây đau nhưng nó sẽ tạo cảm giác ngứa.
Nếu các dấu hiệu trên kéo dài dai dẳng, bạn nên tiến hành gặp bác sĩ/chuyên gia da liễu để được kiểm tra. Đa số họ sẽ chẩn đoán dựa vào việc quan sát chúng. Ngoài ra, có thể thực hiện xét nghiệm máu, sinh thiết da nếu tình trạng nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân vảy phấn hồng
Hiện chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy phấn hồng là gì. Nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị mắc phải cao hơn. Ví dụ như sau:
- Các đặc điểm biến đổi theo mùa của khí hậu. Đặc biệt là mùa xuân và mùa thu.
- Một số bệnh nhiễm trùng như virus, vi khuẩn, xoắn khuẩn như Picornavirus, Mycoplasma,…
- Tình trạng dị ứng hoặc mắc các bệnh tự miễn.
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên (có thể từ virus Streptococcus).
- Stress oxy hóa của cơ thể tăng cao.
- Sự tái nhiễm của virus herpesvirus-6 và herpesvirus-7. Những virus này tác động vào TCD4, gây biến đổi phức tạp và dẫn đến bệnh vảy phấn hồng.
- Có thể là tác dụng phụ khi tiêm các vacxin ngừa cúm, H1N1, bạch cầu, viêm gan B, đậu mùa, Bacillus Calmette-Guerin (BCG), Pneumococcus.
- Sử dụng một số loại thuốc, ví dụ như ketotifen, axit acetylsalicylic, captopril, barbiturat, clonidine, bismuth, isotretinoin, imatinib, omeprazole, levamisole, D-penicillamine, metronidazole và terbinafine.
- Một số chất được sử dụng để chống hoại tử khối u như: Adalimumab, etanercept.
- Một số yếu tố khác: Mặc quần áo có chất liệu không phù hợp, từng có tiền sử hoặc đang bị hen phế quản, viêm da cơ địa.
Virus, vi khuẩn có thể là yếu tố tăng làm nguy cơ bị vảy phấn hồng
>>> XEM THÊM: Bệnh vảy nến toàn thân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện
Bị vảy phấn hồng phải làm sao?
Trong hầu hết trường hợp, bệnh không để lại sẹo. Tuy nhiên, với những người có da sẫm màu thì nguy cơ sẽ xuất hiện những đốm đổi màu da trong thời gian ngắn sau khi khỏi bệnh. Mặc dù, tỷ lệ tái phát vảy phấn hồng khá thấp, nhưng bạn cũng cần phải chú ý hơn trong quá trình cải thiện và chăm sóc da hàng ngày.
Cách trị vảy phấn hồng tại nhà
Đa số người bị vảy phấn hồng sẽ được hướng dẫn điều trị và kết hợp chăm sóc tại nhà. Bác sĩ sẽ kê thêm cho người bệnh một số loại thuốc để giúp làm giảm khó chịu do các triệu chứng gây ra, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị. Cụ thể như sau:
Sự hỗ trợ y tế:
- Kem/thuốc bôi trị bệnh vảy phấn hồng sẽ được bác sĩ/dược sĩ chỉ định để sử dụng cải thiện da tại nhà. Ví dụ như thuốc bôi chứa corticosteroid (Cortaid, Cortizone-10) giúp giảm đau, ngứa.
- Nếu tình trạng nặng hơn có thể sử dụng corticosteroid, thuốc kháng histamin đường uống, thuốc kháng virus. Ví dụ như acyclovir, zovirax,…
- Liệu pháp ánh sáng: Khi vảy phấn hồng nghiêm trọng và kéo dài hơn, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng liệu pháp ánh sáng. Phương pháp này sẽ sử dụng các tia UV (tia cực tím) để tiếp xúc với da giúp các vết phát ban mờ dần.
Lưu ý chăm sóc ở nhà:
- Tránh sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm trong thời gian bị vảy phấn hồng, bởi nó có thể làm tình trạng phát ban, kích ứng trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, bạn có thể sử bột yến mạch để tắm. Lưu ý nên tắm bằng nước nóng.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để tránh tình trạng da bị quá khô. Vì nếu da quá khô có thể làm tăng sự khó chịu ở những vùng da bị vảy phấn hồng.
Kem bôi corticosteroid được sử dụng để giảm đau, ngứa do vảy phấn hồng
Lời khuyên từ dược sĩ về vảy phấn hồng
Để giảm thiểu khả năng tái phát và đẩy nhanh quá trình điều trị vảy phấn hồng, bạn có thể sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ giảm triệu chứng, làm lành các tổn thương trên da nhanh hơn. Hãy ưu tiên các sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn, lành tính cho da.
Bạn có thể tham khảo một số thành phần như chitosan (có trong vỏ tôm, cua,…), phá cố chỉ, lá sòi, ba chạc, dầu dừa,… Nếu sử dụng phối hợp các thành phần này theo công thức phù hợp sẽ giúp làm mềm vùng da vảy phấn hồng đang bị tổn thương, duy trì độ ẩm cần thiết, tránh khô da. Ngoài ra, công thức này cũng giúp làm sạch các mảng vảy ra, tế bào chết để vùng da bị tổn thương được sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn.
Trong đó, có thành phần chitosan đã được thực hiện nghiên cứu vào năm 2008 bởi tác giả Marina Burkatovskaya và cộng sự của mình. Nghiên cứu này cho thấy chitosan có khả năng kháng khuẩn tốt, đồng thời giúp điều trị nhiễm trùng ở những vùng da bị thương, nhờ đó mà các tế bào bị viêm nhiễm cũng giảm rõ rệt.
Những thảo dược khác cũng đã được nghiên cứu khoa học và chứng minh về tác dụng. Ví dụ như:
- Lá sòi: Được nghiên cứu với Hassan Javed Chaudhary và cộng sự năm 2011 để xác định về khả năng kháng khuẩn nhờ chiết xuất methanolic, ethanolic thô có trong thảo dược này.
- Ba chạc: Được nghiên cứu bởi BI He-ping cùng cộng sự năm 2007, kết quả cho thấy chiết xuất từ thảo dược này có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả. Từ đó sẽ gián tiếp giúp giảm stress hóa tế bào, một trong những nguy cơ gây ra vảy phấn hồng.
Một số thành phần giúp kháng khuẩn, bảo vệ da tổn thương do vảy phấn hồng
Bệnh vảy phấn hồng có thể khỏi dần theo thời gian. Tuy vậy, trong quá trình chăm sóc da bị bệnh, bạn nên lưu ý thực hiện các biện pháp hỗ trợ để ngăn ngừa quá trình tái phát, hạn chế để lại sẹo sau khi khỏi. Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vảy phấn hồng, hãy đặt câu hỏi dưới phần bình luận để được hỗ trợ giải đáp chi tiết.
Tài liệu tham khảo:
https://www.nhs.uk/conditions/pityriasis-rosea/
https://emedicine.medscape.com/article/1107532-overview#showall
https://www.verywellhealth.com/pityriasis-rosea-pictures-4020316
Bình luận