Những điều có thể bạn chưa biết về vảy da (viêm da tróc vảy)
Những điều cần biết về vảy da
Để có thể điều trị được tình trạng vảy da hiệu quả, bạn sẽ cần tìm hiểu về bản chất vảy da là gì, nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng như thế nào. Cụ thể hơn như sau:
Vảy da (viêm da tróc vảy) là gì?
Vảy da hay viêm da tróc vảy, hồng ban là một tình trạng da đặc trưng bởi các ban mảng da đỏ, lan tỏa và bong tróc thành vảy trên da. Như đã nói ở trên, vảy da có thể là hệ quả của những bệnh lý như chàm, vảy nến hoặc các phản ứng của cơ thể với việc sử dụng một số loại thuốc nào đó.
Khi bị vảy da, bạn có thể kèm theo các cơn đau hoặc ngứa tại vùng da chịu ảnh hưởng. Những vùng viêm da tróc vảy này nếu không được điều trị có thể dẫn đến chứng mất nước, nhiễm trùng.
Vảy da (viêm da tróc vảy) đặc trưng bởi tình trạng da bị bong vảy, ngứa rát
>>> XEM THÊM: Bệnh vảy nến toàn thân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện
Nguyên nhân gây ra vảy da
Vảy da (viêm da tróc vảy) xảy ra như một phản ứng có điều kiện với các tình trạng sức khỏe cơ bản hoặc do bị dị ứng. Khi gặp những tác nhân gây ra phản ứng này, những tế bào trên da sẽ bị tróc vảy, chết và rụng đi rất nhanh. Sự thay đổi này gây ra bong tróc và đóng vảy trên da.
Không phải lúc nào các chuyên gia da liễu cũng có thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng vảy da. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số nguyên nhân phổ biến như sau:
Các tình trạng liên quan đến da – Nguyên nhân phổ biến nhất của vảy da chính là do những tình trạng da đã gặp phải từ trước.Vảy da có thể là một biến chứng hoặc dấu hiệu của những tình trạng da phổ biến như sau:
- Bệnh vảy nến.
- Viêm da tiết bã nhờn.
- Bệnh chàm.
- Bệnh thương hàn rubra pilaris.
Trong một số trường hợp hiếm hơn, vảy da có thể là phản ứng của tình trạng sau:
- Bệnh vảy phấn hồng, vảy phấn trắng, vảy cá.
- Bệnh lupus ở da.
- Bệnh ghẻ.
- Bệnh pemphigoid bóng nước.
- Bệnh da liễu actinic, bệnh dày sừng da do actinic.
- Bệnh pemphigus foliaceus.
Do sử dụng một số loại thuốc – Vảy da có thể là một phản ứng có hại khi sử dụng một số loại thuốc nào đó. Ví dụ như:
- Các loại thuốc chống động kinh phenytoin, phenobarbital, carbamazepine,…
- Các loại thuốc kháng sinh penicillin, vancomycin, sulfonamides,…
- Thuốc sulfonamide, thuốc an thần, isoniazid, lithium, allopurinol,..
- Thuốc huyết áp, thuốc chẹn kênh canxi.
- Thuốc bôi ngoài da chống viêm không steroid (NSAID).
- Thuốc ức chế bơm proton.
Nguyên nhân khác: Có khoảng 1% các trường hợp gặp phải tình trạng viêm da tróc vảy đến từ những bệnh lý ác tính tiềm ẩn. Ví dụ như khối u ác tính có liên quan đến hồng cầu bì, u lympho tế bào T ở da, hội chứng Sezary, bệnh bạch cầu mãn tính tế bào B, khối u ác tính trong dạ dày, ruột kết, gan, thực quản,…
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng vảy da
Triệu chứng của vảy da là gì?
Triệu chứng phổ biến của vảy da (viêm da tróc vảy) là cảm giác ngứa dữ dội, đóng vảy, viêm, thay đổi màu da kèm theo một số triệu chứng như ớn lạnh. Cụ thể hơn sẽ bao gồm:
Sự thay đổi về da, móng - Đây là những dấu hiệu dễ nhìn thấy của vảy da. Sẽ có những sự thay đổi cụ thể như sau:
- Da bị đổi màu đỏ, hồng, tím hoặc màu nâu nhạt. Tình trạng này có thể lan rộng ra ở các vùng da trên cơ thể.
- Xuất hiện sự bong tróc, đóng vảy hàng loạt. Các vảy da thường có màu hơi vàng hoặc trắng. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, các vảy da có thể đổi màu và viêm nhiễm.
- Da có thể bị thô ráp, căng, khó chịu, nóng khi chạm vào.
- Có thể xuất hiện các mụn nước.
- Ngứa và đau dữ dội, có thể xuất hiện các vết loét đóng vảy, rụng tóc.
- Móng tay bị xỉn màu, dày hơn, giòn hơn và xuất hiện các đường gờ.
Các triệu chứng khác: Ngoài sự thay đổi về da, móng, bạn có thể gặp thêm những triệu chứng khác khi tình trạng vảy da nghiêm trọng hơn. Cụ thể như sốt, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Khi đó, cơ thể sẽ bị mất cân bằng điện giải.
Da bị khô tróc vảy có nguy hiểm không?
Nếu vảy da không được kiểm tra và điều trị, cải thiện kịp thời, có thể gây ra một số nguy hiểm cho người mắc phải. Ví dụ như:
Làm mất nước, thiếu hụt protein: Khi các lớp da bị bong tróc, protein và chất lỏng trên da có thể bị mất theo. Điều này có thể làm cơ thể gặp tình trạng mất nước. Nặng hơn, có thể dẫn đến mất máu, khiến lượng máu cơ thể bị xuống thấp.
Tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng nội tạng: Da được ví như một lớp hàng rào để bảo vệ xương, các mô và các cơ quan bên trong khỏi sự tổn thương, nhiễm trùng. Khi vảy da xảy ra, nó sẽ làm mất chức năng bảo vệ, do đó tăng khả năng bị nhiễm khuẩn huyết. Nguy cơ bị nhiễm trùng nội tạng, xương cũng tăng lên vì virus, vi khuẩn có thể xâm nhập vào.
Vảy da bong tróc có thể tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn huyết
Không thể hấp thụ được dưỡng chất cần thiết: Khi da bị khô tróc vảy thường xuyên, cơ thể sẽ bị ngăn cản hấp thụ các dưỡng chất để giúp lớp biểu bì của da được khỏe mạnh. Những dưỡng chất này có thể kể đến như vitamin A, vitamin D.
Viêm phổi, suy tim: Đây là biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng của người mắc. Suy tim, viêm phổi xuất phát từ việc da bị mất các dưỡng chất, nước, protein,… cần thiết.
>>> XEM THÊM: Phải làm sao khi mắc vảy nến thể giọt? Xem ngay!
Điều trị và phòng ngừa vảy da
Khi bị vảy da, các bác sĩ da liễu sẽ hướng dẫn bạn điều trị tại nhà. Ngoài ra, sẽ đưa ra thêm một số lưu ý để quá trình điều trị, phòng ngừa vảy da tiến triển, tái phát được hiệu quả hơn.
Điều trị vảy da như thế nào?
Một số loại thuốc sẽ được sử dụng để giúp giảm các triệu chứng, điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng vảy da. Tùy thuộc vào nguyên nhân, các loại thuốc sẽ được lựa chọn phù hợp. Ví dụ như:
- Vảy da do bệnh vảy nến: Có thể sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch (methotrexate, azathioprine) làm chậm quá trình rụng da, sử dụng retinoid – dẫn xuất vitamin A,…
- Vảy da do chàm: Sử dụng thuốc bôi tại chỗ Corticosteroid (thuốc mỡ hydrocortisone, prednisone) để giảm viêm, giảm ngứa, dưỡng ẩm cho các vùng da đang bị mỏng đi.
- Sử dụng kháng sinh để điều trị các dấu hiệu nhiễm trùng thứ phát như Clindamycin, Doxycycline, Vancomycin,...
- Nguyên nhân do dị ứng thuốc: Tạm dừng loại thuốc đang dùng và đổi sang loại thuốc khác phù hợp hơn.
- Với tình trạng mất nước: Bù điện giải, truyền nước qua đường tĩnh mạch.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được điều trị vảy da bằng liệu pháp ánh sáng. Đây là phương pháp thường sử dụng tia cực tím để giảm viêm, cải thiện tình trạng da bị bong vảy khó chịu.
Thuốc bôi, liệu pháp ánh sáng có thể được sử dụng để điều trị vảy da
Lưu ý khi điều trị vảy da
Trong quá trình điều trị vảy da, bạn có thể lưu ý thêm những vấn đề sau đây để giúp da được thoải mái hơn, hỗ trợ tốt hơn cho quá trình giảm khó chịu:
- Tắm nước ấm, có thể sử dụng thêm bột yến mạch để làm dịu da.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, vệ sinh cho da sạch sẽ.
- Sử dụng băng ướt để làm dịu các vùng da bong vảy gây khó chịu.
- Bổ sung nước, điện giải cho cơ thể thường xuyên ngay khi có cảm giác khát, mất điện giải.
- Sử dụng các loại kem dưỡng có chứa thành phần dưỡng chất như vitamin, khoáng chất để bổ sung trước cho da (cần hỏi ý kiến bác sĩ da liễu trước khi dùng).
- Tránh lạm dụng các chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, thức ăn nhanh, đồ uống có cồn,… Những yếu tố này có thể góp phần làm giảm đề kháng miễn dịch của da.
- Sử dụng kem chống nắng phù hợp 2 – 3 lần/ngày để bảo vệ da.
- Hạn chế mặc các trang phục bó sát, có chất liệu có thể gây kích ứng cho bề mặt da như len, nylon,…
Đối với những loại kem bôi hỗ trợ giảm tình trạng vảy da, bạn nên ưu tiên những sản phẩm có thành phần tự nhiên để an toàn hơn. Một số thành phần có thể tham khảo như chitosan, phá cố chỉ, lá sòi, ba chạc,…
Trong đó, hãy ưu tiên những sản phẩm có chitosan. Đây là một thành phần từ tự nhiên, có tác dụng chữa lành các vết thương, đặc biệt là do nhiễm trùng gây ra. Tác dụng này đã được chứng minh tại nghiên cứu của tác giả Marina Burkatovskaya và cộng sự năm 2008.
Khi thành phần này phối hợp cùng các thảo dược nói trên trong một sản phẩm sẽ giúp tăng khả năng kháng khuẩn tốt hơn. Ngoài ra, công thức này còn giúp giảm viêm, giảm bong sừng bóc vảy, dịu da, giảm ngứa và hỗ trợ kích thích tái tạo các tế bào da mới nhanh hơn.
Một số thảo dược, thành phần hỗ trợ giảm viêm, làm lành da bị bong vảy
Tóm lại, việc điều trị vảy da (viêm da tróc vảy) sẽ còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Ngoài ra, hiệu quả điều trị cần sự phối hợp và tuân thủ của người bệnh với hướng dẫn của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin tham khảo về tình trạng vảy da. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy đặt câu hỏi dưới phần bình luận của bài viết để được hỗ trợ chi tiết hơn.
Tài liệu tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK554568/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2800861/
https://www.healthline.com/health/exfoliative-dermatitis#treatments
https://emedicine.medscape.com/article/762236-overview#showall
Bình luận