4 vấn đề cần tìm hiểu về vảy phấn trắng và cách cải thiện
4 điều cần biết về vảy phấn trắng
Để có thể cải thiện cũng như giảm ảnh hưởng của vảy phấn trắng sau khi khỏi, bạn cần hiểu rõ về bệnh. Ngoài ra, xác định được nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh cũng sẽ giúp ích cho quá trình điều trị nhanh và hiệu quả hơn. Cụ thể như sau.
Bệnh vảy phấn trắng là gì?
Bệnh vảy phấn trắng là một rối loạn da lành tính, đặc trưng bởi những tổn thương bị giảm sắc tố (nhạt hơn so với màu da), có hình tròn/bầu dục với vảy mịn. Bệnh thường được cải thiện theo thời gian, tuy nhiên sẽ để lại các vết nhợt nhạt trên nền da có vảy phấn trắng.
Tên khoa học của bệnh vảy phấn trắng là Pityriasis Alba, trong đó pityriasis chỉ các vảy mịn và alba chỉ hiện tượng giảm sắc tố (da nhợt màu). Các mảng vảy phấn sẽ hiện rõ và nổi bật hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng có thể gây mất thẩm mỹ và làm giảm sút tinh thần của người bệnh.
Theo thống kê được đăng tải lên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), vảy phấn trắng phổ biến ở trẻ em từ 3-16 tuổi. Trong đó, 90% trường hợp xảy ra với trẻ dưới 12 tuổi. Thống kê này cũng cho biết, ước tính có khoảng 5% trẻ em ở Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi tình trạng da này.
Hình ảnh của tình trạng vảy phấn trắng
>>> XEM THÊM: Bệnh VẢY NẾN có trị được không? Làm cách nào để cải thiện hiệu quả?
Nguyên nhân vảy phấn trắng
Chưa xác định được nguyên nhân cụ thể nào gây ra tình trạng vảy phấn trắng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Trường Cao đẳng Da liễu Hoa Kỳ, tình trạng này có thể liên quan đến bệnh chàm.
Một số giả thiết khác cũng cho rằng, tình trạng tổn thương của vảy phấn trắng có thể liên quan đến sự thay đổi của các mô, hậu viêm. Số lượng lớn người mắc bệnh vảy phấn trắng cũng đã có tiền sử viêm da dị ứng hoặc bị dị ứng trước đó. Cụ thể bao gồm một số tình trạng da như: Viêm da cơ địa, tổ đỉa, viêm da tiếp xúc, chàm da, viêm da tiết bã, viêm da ứ nước.
Ngoài những nguyên nhân đã được nghiên cứu trên, sẽ có một số yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ bị vảy phấn trắng. Ví dụ như sau:
- Người bị một số tình trạng dị ứng do di truyền như viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, hen suyễn,…
- Người bị thiếu máu do thiếu sắt. Thống kê từ Medscape, có đến 16,5% người bị vảy phấn trắng gặp tình trạng này.
- Thói quen vệ sinh da kém.
- Da bị khô quá mức hoặc bị trầm trọng hơn vì môi trường lạnh.
- Thường xuyên ở môi trường có nhiệt độ, độ ẩm khắc nghiệt (quá lạnh hoặc quá nóng).
- Người có hàm lượng đồng (Cu) trong huyết thanh thấp, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melanin.
- Người bị teo tuyến bã nhờn.
- Đang sử dụng một số loại thuốc như lithium, thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs).
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất có nhiều kiềm.
- Người có hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc rối loạn.
Một số yếu tố có thể tăng nguy cơ bị vảy phấn trắng
Dấu hiệu của vảy phấn trắng
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của bệnh chính là có các đốm màu nhạt phát triển trên da. Những tổn thương do vảy phấn trắng thường xảy ra trên mặt và má. Ban đầu, bạn có thể nhận thấy chúng ở dạng các vết ban đỏ, đóng vảy.
Ngoài ra, sẽ có một số tổn thương riêng lẻ có thể xảy ra. Đặc trưng như sau:
- Xuất hiện các mảng tròn, bầu dục hoặc mảng hình thù không đều có màu hồng, đỏ hoặc màu da.
- Các mảng này thường có vảy mịn có các mép không rõ ràng.
- Kích thước phổ biến với đường kính từ 1-4cm.
- Thường xuất hiện với số lượng phổ biến từ 4-20 mảng, tuy nhiên có thể xuất hiện nhiều hơn.
- Các mảng da bong tróc và có thể gây ngứa.
Một số trường hợp khác, vảy phấn trắng sẽ có những biến thể không phổ biến như sau:
Vảy phấn trắng lan rộng: Được nhận biết bởi sự lan rộng, đối xứng trên da của các vảy phấn. Thể này thường không có giai đoạn viêm trước đó và xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn.
Bệnh nhiễm sắc tố màu mỡ: Điển hình bằng các tổn thương ở vùng trung tâm tăng sắc tố, có màu hơi xanh và được bao quanh bởi những quầng giảm sắc tố khác. Thể này thường giới hạn ở khu vực mặt và có liên quan đến nhiễm nấm da liễu.
>>> XEM THÊM: Bệnh vảy nến toàn thân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện
Chẩn đoán vảy phấn trắng
Một số phương pháp chẩn đoán sẽ được thực hiện để chắc chắn bạn có bị vảy phấn trắng hay không. Bởi tình trạng này thường bị nhầm lẫn với nấm da hoặc bệnh bạch biến. Cụ thể gồm:
Kiểm tra da bằng đèn Wood: Loại đèn này sử dụng tia cực tím (UV) cầm tay để nổi bật được sự khác biệt của màu da. Thường sẽ được thực hiện để chẩn đoán các bệnh lý da liễu trong phòng tối.
Potassium hydroxide (KOH): Sử dụng cho những bệnh lý da liễu bị nhiễm trùng do nấm. Bác sĩ sẽ thực hiện cạo nhẹ một phần vảy da (tế bào da) trộn với kali hydroxide và kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định nấm.
Đèn Wood có thể được dùng để xác định vảy phấn trắng
Cách điều trị vảy phấn trắng
Trên thực tế, việc điều trị vảy phấn trắng không phải lúc nào cũng cần thiết. Một số trường hợp có thể tự biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, nên thực hiện điều trị càng sớm càng tốt để giảm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người mắc. Cụ thể một số phương pháp điều trị và lưu ý như sau:
Phương pháp điều trị được áp dụng
Những phương pháp điều trị vảy phấn trắng được áp dụng thường sẽ giúp kiểm soát tình trạng da bị đóng vảy, ngứa hoặc tình trạng đau khớp do bệnh gây ra. Ngoài ra, giảm các vùng da bị tổn thương và mức độ nặng của bệnh cũng là một trong những mục tiêu điều trị vảy phấn trắng.
Người bị vảy phấn trắng sẽ được điều trị bằng các loại kem dưỡng ẩm, thuốc bôi tại chỗ. Bao gồm:
Kem dưỡng ẩm: Nên ưu tiên những loại kem có chứa dầu khoáng, squalane, dimethicone,… sẽ giúp làm mềm da, giảm bong tróc da. Đặc biệt cần lưu ý dưỡng ẩm đầy đủ trên da mặt.
Hydrocortisone không kê đơn: Bạn có thể sử dụng kem bôi hydrocortisone 1% ở những vùng da bị tổn thương để giảm ngứa. Tuy nhiên, loại kem bôi này được khuyến cáo cần thận trọng khi sử dụng cho da mặt.
Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ: Thuốc được kê đơn để giảm tình trạng phát ban. Tuy vậy, nhóm thuốc này không phải lúc nào cũng cần thiết để sử dụng.
Liệu pháp ánh sáng: Với tình trạng vảy phấn trắng từ trung bình đến nặng, liệu pháp ánh sáng với tia cực tím cũng có thể được sử dụng. Liệu pháp này sẽ giúp loại bỏ đốm vảy và tình trạng ngứa cùng vài triệu chứng khó chịu kèm theo.
Thuốc sinh học: Nếu tình trạng bệnh quá nặng, người bị có thể phải sử dụng đến thuốc sinh học. Nhóm thuốc này sẽ giúp cải thiện được tình trạng vảy phấn trắng tốt hơn.
Dưỡng ẩm là một bước quan trọng để hỗ trợ điều trị vảy phấn trắng
Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh
Để tình trạng khó chịu do vảy phấn trắng được cải thiện nhanh hơn, người bệnh sẽ cần lưu ý đến một số vấn đề trong quá trình điều trị. Cụ thể như sau:
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bởi có thể làm vùng da bị bệnh hiện rõ ràng hơn. Hạn chế tiếp xúc với khói bụi hoặc những tác nhân có thể làm kích ứng da như nấm mốc.
- Cần giữ gìn vệ sinh cho da, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày. Lưu ý, trong quá trình tắm rửa nên sử dụng nước ấm. Không nên dùng những sản phẩm có tính kiềm mạnh.
- Sau khi vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, cần sử dụng khăn bông mềm, lau khô vùng da bị bệnh.
- Trong quá trình điều trị, không dùng tay để gãi hoặc bóc những vùng da có vảy. Điều này có thể làm tăng tổn thương, nhiễm trùng da.
- Nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi để giảm khả năng bị bết dính mồ hôi lên da.
- Có chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý.
- Hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa, hóa chất. Chọn sản phẩm chăm sóc cho da dịu nhẹ.
Ngoài ra, nên sử dụng những sản phẩm dưỡng ẩm, chăm sóc da dịu nhẹ. Hãy ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có chứa thành phần như MSM (Methylsulfonylmethane), chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi, dầu dừa,… Bởi đây là những thành phần hoàn toàn lành tính và đem lại hiệu quả tốt trong điều trị các bệnh da liễu, đặc biệt là vảy phấn trắng.
Chitosan: Có tác dụng giúp chữa lành các vết thương do bị nhiễm trùng, viêm da. Tăng khả năng kháng khuẩn cho vùng da bị tổn thương. Nghiên cứu về tác dụng này đã được thực hiện bởi tác giả Marina Burkatovskaya cùng với các cộng sự của mình vào năm 2008. Kết quả được đăng tải công khai tại Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ.
MSM (Methylsulfonylmethane): Giúp cải thiện chất lượng, cấu trúc của làn da với cơ chế tương tự như một chất cấp lưu huỳnh cho keratin. Ngoài ra còn giúp cải thiện được tình trạng bị tổn thương da. Matthew Butawan cùng cộng sự đã nghiên cứu về tác dụng và tính an toàn của MSM vào năm 2017, đăng tải trên NCBI.
Chitosan sẽ giúp da bị vảy phấn trắng được chữa lành tốt hơn
Sản phẩm có chứa những thành phần này sẽ giúp dưỡng và duy trì được độ ẩm cần thiết cho da, làm sạch tế bào da chết, các lớp vảy do vảy phấn trắng gây ra.
Thêm vào đó, làn da cũng sẽ được làm dịu nhẹ, giảm bớt khó chịu hơn. Tế bào da mới cũng sẽ được kích thích để phát triển, giảm ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau khi vảy phấn trắng được điều trị.
Bệnh vảy phấn trắng nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể giảm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người mắc. Do đó, nếu bạn hoặc người thân của bạn có bất kỳ biểu hiện khác thường nào trên da, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra cụ thể. Trên đây là những thông tin tham khảo về bệnh vảy phấn nến. Bạn có thể để lại câu hỏi dưới phần bình luận nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, các chuyên gia sẽ hỗ trợ và giải đáp chi tiết nhất
Tài liệu tham khảo
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK431061/
https://www.aocd.org/page/PityriasisAlba
https://www.healthline.com/health/pityriasis-alba#risk-factors
https://www.medicalnewstoday.com/articles/pityriasis-alba#summary
Bình luận