6 mẹo ăn uống giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả tại nhà
Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Đặc biệt nếu người bệnh có mắc kèm tăng huyết áp. Một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp người bệnh giảm đường huyết và huyết áp tốt hơn, từ đó giảm nguy cơ gặp các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Các mẹo trong chế độ ăn uống giúp kiểm soát đường huyết
Người bệnh tiểu đường thường xuyên đau đầu trong việc nên ăn gì, không nên ăn gì trong chế độ ăn hàng ngày. Vậy những mẹo ăn uống hàng ngày sau sẽ giúp bạn gỡ bỏ nỗi lo tăng đường huyết sau mỗi bữa ăn
Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ
Một số nghiên cứu cho thấy, nếu ăn trung bình khoảng 11.5 g chất xơ mỗi ngày sẽ giúp giảm 1,2-1,3 mmHg huyết áp. Mặt khác, chất xơ cũng giúp giảm đường huyết, kiểm soát mỡ máu và giảm nguy cơ mắc biến chứng tim mạch.
Mỗi ngày, người bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên ăn từ 20 - 35g chất xơ. Chất xơ có nhiều trong rau xanh, trái cây, các loại hạt hay ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, gạo lật. Riêng với trái cây, bạn chỉ nên ăn dạng miếng/múi, không ép/xay hay vắt lấy nước để tránh làm mất chất xơ.
Hạn chế muối trong bữa ăn
Trung bình 1 người Việt Nam ăn khoảng 9 - 10 g muối natri mỗi ngày. Trong khi nếu bạn bị huyết áp cao, bạn sẽ không được ăn quá 5g muối. Vì vậy, thay vì nêm nếm thức ăn với muối, hãy thử dùng vỏ quýt, tỏi, gừng, ớt, thì là để tạo vị cho món ăn.
Ngoài muối, mì chính cũng là gia vị bạn cần hạn chế. Mặc dù chúng không hề có vị mặn, nhưng công thức của mì chính là glutamat - natri. Nếu ăn nhiều cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến huyết áp.
Ngoài ra, thức ăn đóng hộp, dưa muối cũng nên được loại bỏ khỏi danh sách thực phẩm cho người bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Bởi hầu hết các món ăn này đều chứa khá nhiều muối. Nếu dùng, bạn nên rửa hoặc tráng qua với nước sạch trước khi ăn để giảm bớt lượng muối trong đó.
Người bệnh tiểu đường và cao huyết áp hạn chế tối đa sử dụng đồ ăn chế biến sẵn
Chọn chất béo từ thực vật
Người bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên ăn các loại chất béo tốt có nguồn gốc từ thực vật. Ví dụ như dầu ô liu, bơ, các loại hạt và hạt lanh.
Những chất béo bão hòa trong mỡ, nội tạng động vật, da gà, bơ, phô mai, bạn vẫn có thể ăn nhưng chỉ ăn với số lượng ít. Bởi nếu ăn nhiều, bạn sẽ dễ bị thừa cân. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch ở người tiểu đường và cao huyết áp.
Có một loại chất béo mà bạn cần kiêng khi bị tăng huyết áp và tiểu đường là chất béo chuyển hóa. Tức là các loại dầu đã được hydro hóa có trong thực phẩm chiên rán và đồ nướng. Loại chất béo này đã được chứng minh làm tăng mỡ máu, tăng nguy cơ đột quỵ nhồi máu cơ tim ở người tiểu đường.
Cân nhắc trước khi uống cà phê
Caffeine trong cà phê có thể làm tăng lượng đường trong máu và huyết áp. Nếu bạn bị tiểu đường và cao huyết áp, đừng uống quá 200 mg caffeine, tương đương 2 tách cà phê mỗi ngày. Thay vào đó, nên chuyển sang những thức uống lành mạnh hơn như nước lọc hay trà thảo mộc.
Trà kỷ tử tốt cho người bệnh tiểu đường và cao huyết áp
Hạn chế các chất kích thích
Trong nếp sống và văn hóa của người Việt Nam khi có có việc vui, buồn cần chia sẻ với gia đình hay các buổi liên hoan không thể thiếu bia rượu. Thế nhưng uống nhiều bia rượu sẽ khiến bạn khó kiểm soát huyết áp và đường huyết hơn do đường huyết tăng cao khó kiểm soát.
Sử dụng rượu bia sẽ làm người bệnh tiểu đường khó kiểm soát được chỉ số đường huyết
Giải pháp kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
Để kiểm soát tốt được chỉ số đường huyết người bệnh tiểu đường cần phải chú ý nhiều yếu tố như: Lối sống khoa học, chế độ dinh dưỡng dinh dưỡng lành mạnh, tập luyện thể thao và kết hợp sử dụng thảo dược để hạ và ổn định chỉ số đường huyết.
Tập luyện thể thao điều độ giúp cải thiện sức khỏe và điều hòa đường huyết
HIện nay, xu hướng sử dụng thảo dược được nhiều bệnh nhân và cả chuyên gia đánh giá cao. Trong đó các thảo dược điển hình như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn được coi là “khắc tinh” của đái tháo đường. “Tứ quý thảo dược” này không những giúp hạ và ổn định chỉ số đường huyết mà còn giúp người bệnh hạn chế các tác dụng phụ của thuốc Tây, giảm nguy cơ phải tăng liều, nhờn thuốc. Đặc biệt nhất, bốn thảo trên khi sử dụng kiên trì còn giúp người bệnh phòng ngừa sớm và cải thiện hiệu quả các biến chứng trên tim, mắt, thận, mạch máu thần kinh do đái tháo đường. Từ đó giúp người tiểu đường có thể sống lâu, sống khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ.
Tứ quý thảo dược dành cho người tiểu đường
Chắc hẳn các thông tin trong bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin về “6 mẹo ăn uống giúp kiểm soát đường huyết tại nhà” và biết cách phòng ngừa các biến chứng của căn bệnh này. Nếu vẫn còn băn khoăn về bệnh tiểu đường, đừng ngần ngại hãy để lại thắc mắc dưới phần bình luận để được các chuyên gia tư vấn chuyên sâu nhé!
Bình luận