Sự thiếu hiểu biết về các triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu khiến bạn bỏ qua chúng và chỉ vô tình phát hiện mình mắc bệnh khi thăm khám tại bệnh viện. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cơ hội giảm nhẹ tiểu đường của bạn. Để giảm thiểu nguy cơ đó, bài viết sau sẽ cung cấp thông tin về các dấu hiệu điển hình nhất của tiểu đường giai đoạn đầu, giúp bạn nhận biết sớm và điều trị hiệu quả. 

trieu-chung-tieu-duong-giai-doan-dau.jpg

Tiểu đường giai đoạn đầu là tình trạng đường huyết tăng cao hơn mức cho phép

8 triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Khi bị bệnh tiểu đường, đường huyết của bạn sẽ cao hơn người bình thường. Lúc này, cơ thể sẽ báo hiệu bằng một số triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu như sau:

Vùng da sẫm màu

Các mảng da tối màu này còn được gọi là dấu gai đen (Acanthosis nigricans), thường xuất hiện tại những vùng có nếp gấp của cơ thể, ví dụ như cổ, gáy, nách, khuỷu tay, bẹn, đầu gối. Đây là biểu hiện đầu tiên của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu, đặc trưng cho tình trạng đề kháng in-su-lin - nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường.

Vùng da sẫm màu (dấu gai đen) là một triệu chứng của tiểu đường giai đoạn đầu

Vùng da sẫm màu (dấu gai đen) là một triệu chứng của tiểu đường giai đoạn đầu

Ăn nhiều, đói và mệt mỏi

Người tiểu đường có thể đói nhanh hơn người bình thường, khiến họ thèm ăn và ăn nhiều hơn. Nguyên nhân là do rối loạn trong chuyển hóa glucose khiến cơ thể người tiểu đường không nhận được toàn bộ năng lượng từ lượng thức ăn tương ứng. 

Bình thường, thức ăn được đưa vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành một loại đường đơn giản (đường glucose) và đưa vào trong máu. Sau đó, nhờ sự trợ giúp của in-su-lin, đường sẽ được vận chuyển vào các tế bào để chuyển hóa thành năng lượng. Những khiếm khuyết trong hoạt động của in-su-lin là nguyên nhân khiến đường ở trong máu thì nhiều, còn trong các tế bào thì ít. Cơn đói chính là tín hiệu từ các tế bào khi chúng bị thiếu năng lượng.

Tình trạng các tế bào bị thiếu năng lượng cũng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi vô cớ. Thậm chí bạn còn thấy mệt và uể oải ngay cả khi không làm công việc nặng nhọc.

Tiểu nhiều

Tình trạng tiểu nhiều, tiểu đêm cũng là một dấu hiệu bệnh tiểu đường giai đoạn đầu. Nếu như người bình thường có thể đi tiểu từ 4 - 7 lần/ ngày thì người tiểu đường có thể đi tiểu nhiều hơn, đặc biệt là vào ban đêm. 

Bình thường, cơ thể sẽ tái hấp thu lại glucose khi chúng đi qua thận. Nhưng nếu lượng đường trong máu quá cao, cơ thể không thể hấp thu lại hết. Một phần glucose sẽ được thải ra ngoài theo nước tiểu. Chúng làm cho thể tích nước tiểu tăng lên, khiến người tiểu đường phải đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày.

Tiểu nhiều là một trong các dấu hiệu bệnh tiểu đường giai đoạn đầu điển hình

Tiểu nhiều là một trong các dấu hiệu bệnh tiểu đường giai đoạn đầu điển hình

Uống nhiều nước

Việc người tiểu đường thường xuyên cảm thấy khát và uống nhiều nước hơn bình thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, khi lượng đường máu tăng cao, cơ thể sẽ cần nhiều nước hơn để trung hòa bớt nồng độ đường trong máu. Thứ hai, nó là hậu quả tất yếu khi người tiểu đường đi tiểu nhiều lần trong ngày. Cơ thể sẽ bị mất nước và báo hiệu bằng các cơn khát.

Sụt cân nhanh

Khi các tế bào bị thiếu năng lượng, nói đúng hơn là chúng không thể sử dụng nguồn năng lượng đến từ glucose, cơ thể sẽ huy động các nguồn cung cấp năng lượng khác, cụ thể là đến từ sự phân giải của protein (cơ bắp) và chất béo. Người tiểu đường có thể gặp tình trạng sụt cân nhanh trong thời gian ngắn, mặc dù không thay đổi về cách ăn hoặc thậm chí là ăn nhiều hơn.

Mờ mắt

Sự thay đổi về nồng độ đường trong máu cũng sẽ ảnh hưởng đến thể tích thủy dịch, gây tổn thương các mạch máu nhỏ tại mắt và làm giảm thị lực. Tình trạng nhìn mờ có thể xảy ra ở một hoặc là cả hai mắt.

Mờ mắt do tiểu đường có thể được cải thiện khi lượng đường trong máu giảm và ổn định. Ngược lại, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, chúng có thể gây ra hàng loạt các vấn đề về mắt, ví dụ như đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc đái tháo đường.

Tê bì chân tay, ngứa da

Tình trạng tê bì chân tay, cảm giác châm chích như kiến bò hoặc tình trạng khô ngứa da, đôi khi nóng rát ở lòng bàn chân, bàn tay hoặc các đầu ngón chân, ngón tay là biểu hiện có thể gặp ở 50% người bệnh tiểu đường tuýp 2 tại thời điểm phát hiện ra bệnh.

Đây là các triệu chứng sớm khi các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương do đường huyết cao. Tình trạng này sẽ tiến triển nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác của bệnh tiểu đường nếu không được điều trị đúng cách.

Nhiều người tiểu đường giai đoạn đầu có biểu hiện tê bì chân tay

Nhiều người tiểu đường giai đoạn đầu có biểu hiện tê bì chân tay.

Vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng

Theo thời gian, lượng đường máu tăng cao sẽ gây tổn thương đến các mạch máu và thần kinh, làm giảm lượng máu lưu thông đến vị trí bị thương và khiến vết thương lâu lành. Mặt khác, lượng đường huyết cao trong máu cũng là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn phát triển. Vết thương dễ bị nhiễm trùng và càng lâu lành hơn.

Lời khuyên của chuyên gia tiểu đường

Những dấu hiệu trên không thể khẳng định chắc chắn bạn có đang bị bệnh tiểu đường hay không. Vì vậy, hãy đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khác để được xét nghiệm tiểu đường và chẩn đoán chính xác nhất.

Dưới đây là 4 tiêu chí mới nhất trong chẩn đoán bệnh tiểu đường theo tài liệu hướng dẫn năm 2020 của Bộ Y Tế:

a, Chỉ số đường huyết lúc đói:   7 mmol/l (hay 126 mg/dl)

b, Chỉ số đường huyết sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g glucose đường uống: ≥ 11.1 mmol/l (hay 200 mg/dl)

c, Chỉ số HbA1C (đo tại phòng thí nghiệm chuẩn): ≥ 6,5% (48 mmol/mol)

d, Chỉ số đường huyết tại thời điểm bất kỳ: ≥ 11.1 mmol/l (hay 200 mg/dl)

Bạn sẽ bị tiểu đường nếu như thỏa mãn 2 trong 3 tiêu chí a, b, c; hoặc là thỏa mãn 1 tiêu chí nhưng ở hai thời điểm xét nghiệm khác nhau. Riêng tiêu chí d chỉ thực hiện 1 lần duy nhất.

Trong trường hợp bạn bị chẩn đoán bệnh tiểu đường, đừng quá lo lắng. Bởi việc phát hiện tiểu đường từ sớm sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc kiểm soát đường huyết và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm. Bạn cũng có thể giảm thiểu tối đa sự lệ thuộc vào thuốc tây để điều trị tiểu đường nếu làm theo những lời khuyên dưới đây:

  • Thay đổi chế độ ăn: Bạn nên lựa chọn các thực phẩm lành mạnh như thịt nạc, các loại đậu, rau xanh, thực phẩm nhiều chất xơ và chứa chất béo tốt. Ngoài ra, ăn đa dạng với lượng nhỏ và ăn nhiều bữa trong ngày cũng giúp bạn có đủ dinh dưỡng, đồng thời giảm nguy cơ tăng đường huyết sau ăn. 
  • Kiểm soát căng thẳng: Các nghiên cứu đã chỉ ra, căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thông qua ảnh hưởng đến mức đề kháng in-su-lin của cơ thể. Cách đơn giản giúp bạn kiểm soát căng thẳng là yoga, thiền và tập thể dục.
  • Vận động nhiều hơn: Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo: một người trưởng thành nên có 30 phút tập luyện (đi bộ nhanh, chạy bộ…) mỗi ngày trong ít nhất 5 ngày và tối thiểu 2 buổi tập sức mạnh (nâng tạ, gym) một tuần.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng tiểu đường: Đối với người mới mắc bệnh tiểu đường, sử dụng TPCN để hỗ trợ điều trị là một giải pháp có tính an toàn và hiệu quả. Trong giai đoạn đầu này, bạn nên lựa chọn loại TPCN có ưu thế trong việc giảm đề kháng insulin, từ đó nâng cao hiệu quả giảm và ổn định đường huyết ở mức bình thường.

Phát hiện sớm các triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu sẽ giúp bạn có cơ hội kiểm soát từ sớm, ngăn chặn những tác hại do biến chứng tiểu đường gây ra trên toàn bộ cơ thể. Trong đó, thay đổi lối sống và sử dụng thực phẩm chức năng là những biện pháp an toàn giúp giảm nhanh và ổn định đường huyết của bạn trong giới hạn bình thường.

Để được hỗ trợ tư vấn về bệnh đái tháo đường, vui lòng gọi đến chuyên gia theo số: 0243.8461530.

glutex-duoc-pham-a-au.png

Bình luận