Thông tin giới thiệu về thuốc Combivent

Thuốc Combivent (ipratropium, salbutamol) được sản xuất bởi Boehringer Ingelheim., Ltd. Trước khi đến với hướng dẫn sử dụng, người bệnh nên biết về thuốc Combivent là gì, các dạng thuốc của Combivent như thế nào. Điều này sẽ giúp người bệnh tránh sử dụng sai thuốc.

Combivent là thuốc gì?

Thuốc khí dung Combivent là thuốc điều trị dành cho đường hô hấp, làm giãn phế quản và kiểm soát các cơn co thắt phế quản. Hiện tại, Combivent có sẵn dưới nhiều dạng, nhiều thương hiệu khác nhau, ví dụ như dòng thuốc Atrovent có tác dụng tương tự cũng đến thử Boehringer Ingelheim.

Các dạng thuốc Combivent

Hiện tại, Combivent có 2 dạng chính gồm:

Combivent Respimat: Là dạng bình xịt định lượng theo liều. Có dung tích albuterol / ipratropium bromide là 100mcg/20mcg. Dạng bình xịt thường được chỉ định sử dụng khi người bệnh đã được dùng thuốc giãn phế quản nhưng vẫn bị co thắt phế quản.

Combivent Unit Dose Vials (Combivent UDV): Dạng dung dịch khí dung, có thể dùng chung với máy phun sương. Dung tích 2.5ml/lọ (tỉ lệ ipratropium bromide monohydrate/salbutamol sulfat là 0.50mg/3.01mg).

combivent-la-thuoc-kiem-soat-co-that-lam-gian-phe-quan.webp

Combivent là thuốc kiểm soát co thắt, làm giãn phế quản

Cơ chế và tác dụng của thuốc Combivent

Nhìn chung, Combivent sẽ được sử dụng cho các trường hợp bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), các bệnh có hiện tượng co thắt phế quản như hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, khí phế thũng. Combivent cũng giúp làm giảm các triệu chứng khó thở do co thắt phế quản gây ra.

Tuy nhiên, vì có sự khác biệt về thành phần, hai loại thuốc Combivent cũng có các cơ chế tác động khác nhau. Cụ thể:

Combivent Respimat: Có hai thành phần chính là Albuterol và Ipratropium bromide. Trong đó, Albuterol sẽ có tác dụng chính làm giãn phế quản. Ipratropium bromide là nhóm kháng ký sinh trùng (cholinergic), sẽ có tác dụng ức chế phản xạ qua trung gian phế vị, từ đó giúp hỗ trợ quá trình giãn phế quản tốt hơn.

Combivent UDV: Thành phần ipratropium bromide trong UDV tương tự với Respimat. Tuy nhiên, trong Combivent UDV có thêm axit amin Salbutamol sẽ giúp tác động lên hệ thần kinh giao cảm, làm giãn cơ trơn hô hấp và giãn phế quản.

>>> Xem thêm: Terpin Codein (Pharcoter) giảm ho, long đờm và 4 vấn đề cần lưu ý

Hướng dẫn sử dụng thuốc Combivent

Để sử dụng Combivent làm giãn phế quản hiệu quả, người bệnh cần biết loại Combivent mình đang sử dụng là gì và cách dùng, liều lượng dùng phù hợp.

Cách dùng và liều dùng

Cách sử dụng và liều dùng sau đây được hướng dẫn bởi nhà sản xuất thuốc Combivent. Trên thực tế, người bệnh cần sử dụng theo hướng dẫn từ bác sĩ.

Đối với Combivent UDV

Thuốc Combivent UDV được đóng gói đơn liều và chỉ sử dụng với dụng cụ phù hợp (máy phun sương). Tuyệt đối không dùng để tiêm hoặc uống trực tiếp. Khi sử dụng không cần pha loãng dung dịch. Người bệnh có thể dùng như sau:

Cách dùng Combivent UDV

Cách dùng Combivent UDV đơn liều như sau:

  • Chuẩn bị dụng cụ khí dung phù hợp (máy phun sương).
  • Mở túi, tách lấy liều lượng dùng theo chỉ định bác sĩ. Mở lọ đơn liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất kèm theo. Ép mạnh thân lọ để lấy được hết dung dịch vào dụng cụ khí dung.

Lưu ý: Sau khi sử dụng xong, nếu có phần thuốc còn thừa trong dụng cụ khí dung, cần loại bỏ, làm sạch dụng cụ theo hướng dẫn để sử dụng cho những lần tiếp theo. Thuốc Combivent UDV không có chất bảo quản, vì vậy cần sử dụng ngay sau khi lấy ra khỏi lọ thuốc. Tuyệt đối không trộn Combivent với những dung dịch khác.

can-su-dung-combivent-voi-cac-dung-cu-khi-dung-khac.webp

Cần sử dụng Combivent với các dụng cụ khí dung khác

Liều dùng phù hợp

Người lớn: 1 liều duy nhất/lần, mỗi ngày từ 3 – 4 lần.

Trẻ em: Chưa có kiểm chứng an toàn cho trẻ em dưới 12 tuổi, vì vậy Combivent không được chỉ định cho trẻ em dùng.

Lưu ý: Cần phải sử dụng Combivent UDV dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc các nhân viên y tế khác.

Đối với Combivent Respimat

Đối với dạng bình hít khí định lượng theo liều, cách sử dụng được hướng dẫn như sau:

Cách dùng Combivent Respimat

Sử dụng hít khí qua đường miệng. Lắp đặt dụng cụ khí dung, ống thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất đính kèm. Mỗi ống thuốc được sử dụng tối đa 30 ngày, tương đương khoảng 120 lần hít.

Cách dùng bình hít như sau:

  • Lắp ống thuốc và dụng cụ vào theo hướng dẫn.
  • Luôn giữ dụng cụ thẳng và đóng chặt nắp, xoay đế theo chiều mũi tên được in trên sản phẩm, khi có tiếng “cách” thì dừng lại.
  • Mở nắp bình hít cho đến khi nắp bật hoàn toàn.
  • Thở từ từ vào ống thuốc để đẩy không khí ra ngoài. Sau đó ngậm chặt tại đầu dụng cụ, lưu ý lúc ngậm không che lỗ thông khí của dụng cụ.
  • Hít nhẹ và từ từ vào miệng, nhấn nút bơ thuốc, hít vào càng lâu càng tốt trong vòng 10 giây. Sau đó thở ra từ từ.

Liều dùng Combivent Respimat

Liều dùng dành cho người lớn với 1 lần hít/lần dùng, từ 3 – 4 lần/ngày. Liều tối đa là 6 lần xịt/ngày. Mỗi lần hít sẽ tương đương với 100 mcg albuterol và 20 mcg ipratropium.

Tương tự với UDV, khi sử dụng Respimat cũng nên có sự hướng dẫn của nhân viên y tế, bác sĩ trong những lần đầu tiên. Tránh để Respimat dính vào mắt trong quá trình dùng.

Xử lý khi quên/quá liều

Nếu quên liều hoặc quá liều Combivent, người bệnh có thể xử trí như sau:

Quên liều Combivent: Sử dụng ngay khi nhớ ra, tuy nhiên nếu gần đến liều tiếp theo có thể bỏ qua, tiếp tục liệu trình. Đặc biệt lưu ý không sử dụng gấp đôi liều Combivent trong cùng một lần có thể gây nguy hiểm.

Quá liều Combivent: Quá liều thường gây ra những triệu chứng như tim đập nhanh, tăng/hạ huyết áp, đau thắt ngực, đánh trống ngực, người nóng bừng, khô miệng, rối loạn điều tiết mắt,… Trong trường hợp này nên ngưng thuốc, liên hệ ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý tùy trường hợp nặng/nhẹ.

nguoi-benh-co-the-bi-ha-huyet-ap-khi-dung-qua-lieu-combivent.webp

Người bệnh có thể bị hạ huyết áp khi dùng quá liều Combivent

Lưu ý khi dùng Combivent kiểm soát co thắt an toàn

Ngoài việc sử dụng đúng, đủ liều thuốc Combivent, người bệnh cần lưu ý thông báo với bác sĩ khi đang gặp phải một trong các vấn đề sau đây.

Đối tượng cần lưu ý khi sử dụng Combivent

Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng được khuyến cáo bởi nhà sản xuất Combivent sau đây, cần thông báo cho bác sĩ ngay:

  • Người bị dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Combivent.
  • Người dị ứng, mẫn cảm với các dẫn xuất của Atropine hoặc các thành phần trong thuốc.
  • Người đang bị các bệnh lý như cơ tim tắc nghẽn phì đại, nhịp tim không ổn định, loạn nhịp nhanh.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Chưa có số liệu an toàn khi sử dụng.
  • Người đang bị suy gan, suy thận: Thuốc chưa được nghiên cứu an toàn, sử dụng cho những  đối tượng này.
  • Đang mang thai, có ý định mang thai, cho con bú: Thuốc chưa được nghiên cứu về tính an toàn cho thai kỳ, đặc biệt 3 tháng đầu. Nguy hiểm hơn, khi sử dụng Combivent với liều lượng quá cao trong thai kỳ có thể gây ra quái thai.

Lưu ý về tác dụng phụ của Combivent

Khi sử dụng Combivent cũng sẽ có một số tác dụng phụ không mong muốn như những loại thuốc khác. Cụ thể:

Tác dụng phụ thường gặp

Trong thử nghiệm lâm sàng của sản phẩm, những tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau đầu, ho, khô miệng, kích ứng cổ họng, rối loạn đường tiêu hóa (triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa) và chóng mặt.

Ngoài ra, Combivent cũng có thể gây ra nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ khiến người bệnh cảm lạnh, viêm phế quản cấp tính.

Những tác dụng phụ thuộc nhóm này thường sẽ biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần khi người bệnh đã quen với thuốc. Tuy nhiên trong trường hợp diễn ra lâu và làm người bệnh khó chịu, nên nói chuyện với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý hoặc điều chỉnh liều lượng thuốc.

combivent-co-the-gay-ra-tac-dung-phu-dau-dau-chong-mat.webp

Combivent có thể gây ra tác dụng phụ đau đầu, chóng mặt

Tác dụng phụ ít gặp và nghiêm trọng

Combivent có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng đến người bệnh. Tuy những tác dụng phụ này khá hiếm gặp, nhưng nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng nào, cần ngưng thuốc và gọi ngay cho cấp cứu:

  • Gây các cơn co thắt phế quản nghịch lý: Khò khè, khó thở, một số trường hợp tình trạng này sẽ nặng hơn.
  • Ảnh hưởng đến mắt: Đau mặt, người bệnh sẽ nhìn thấy càng quầng sáng (vòng tròn sáng xung quanh khi nhìn bóng đèn), chóng mặt, mờ mắt.
  • Rối loạn thận, tiết niệu: Đau khi đi tiểu hoặc khó đi tiểu, ứ tiểu.
  • Rối loạn đến cơ, xương, mô liên kết: Khiến yếu cơ, co thắt cơ, đau cơ.
  • Ảnh hưởng đến tim mạch: Đau, tức ngực, nhịp tim tăng nhanh, khó thở.
  • Làm nồng độ kali trong máu hạ thấp: Mệt mỏi do thiếu năng lượng hoạt động, bị chuột rút cơ bắp, táo bón, tim đập nhanh.
  • Phản ứng dị ứng, mẫn cảm: Phát ban da, ngứa, da đỏ và nóng. Nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện sưng tấy dưới da (chủ yếu ở khu vực mí mắt, bàn tay, bàn chân, môi), sưng miệng, lưới hoặc cổ họng, khó thở.

Tương tác thuốc của Combivent

Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc sau đây, những loại thuốc này có thể tác động với Combivent làm thay đổi nồng độ, tác dụng của thuốc.

  • Thuốc kháng Cholinergic khác: Được khuyến cáo không sử dụng chung với thuốc kháng Cholinergic trong thời gian dài.
  • Dẫn xuất Xanthine, corticosteroid: Làm tăng nguy cơ bị tác dụng phụ của Combivent.
  • Thuốc chủ vận beta 2, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế monoamine oxidase: Làm tăng cường độ tác dụng của các thuốc này.
  • Digoxin: Kết hợp với Combivent có thể làm giảm nồng độ kali trong máu, tăng tác dụng phụ.
  • Thuốc ức chế beta: Làm giảm tác dụng của Combivent.
  • Nhóm thuốc lợi tiểu: Làm tăng nhịp tim, hạ kali trong máu khi dùng chung với Combivent.

Lời khuyên từ dược sĩ khi sử dụng Combivent

Bạn nên bảo quản thuốc Combivent ở nhiệt độ phòng (15 – 25 độ C), bảo quản trong môi trường khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Bên cạnh việc thuốc Combivent để kiểm soát hen suyễn, viêm phế quản, bạn có thể kết hợp thêm thảo dược rẻ quạt để cải thiện bệnh tốt hơn. Nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy, trong thân và rễ rẻ quạt chứa các hợp chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid có tác dụng như kháng sinh thực vật giúp chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh. Nhờ đó, sử dụng sản phẩm chứa rẻ quạt là một cách hữu hiệu để cải thiện các triệu chứng của viêm phế quản, cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp. Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam vào tháng 1/2021 cho thấy, có đến 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ rẻ quạt.

Tạm kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến thuốc kiểm soát co thắt phế quản Combivent và lưu ý khi dùng. Thông tin trong bài viết được tổng hợp từ nhà sản xuất và các nguồn y khoa uy tín khác. Do đó, chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng Combivent để đảm bảo an toàn, hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến thuốc Combivent, hãy liên hệ ngay tổng đài 024. 38461530 – 028. 62647169 để được hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo:

https://www.rxlist.com/combivent-drug.htm#clinpharm

https://www.medicalnewstoday.com/articles/326654#use-with-other-drugs

https://www.medicines.org.uk/emc/product/1423/smpc#INTERACTIONS

https://www.mims.com/philippines/drug/info/combivent%20udv?type=full

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-161259/combivent-respimat-inhalation/details

Bình luận