Thông tin chung về quả la hán

La hán quả (Tên khoa học: Momordica grosvenori Swingle) còn có tên gọi khác là quả la hán, giải khổ qua, quả mộc miết… Loại quả này thuộc họ Bí (Cucurbitaceae).

Nguồn gốc và đặc điểm sinh trưởng

La hán là một loài cây mọc leo, có nguồn gốc từ vùng Quảng Tây - Trung Quốc và miền bắc Thái Lan. Ngay từ thế kỷ 13, người ta đã chế biến quả la hán làm đồ uống để giải nhiệt.

Quả la hán khi non màu xanh, có một lớp lông nhung trên bề mặt, về già dần chuyển sang nâu sẫm, sáng bóng và vỏ cứng. Lúc này, vỏ quả giòn, phần nhân bên trong có thể tách ra khỏi vỏ, khi lắc sẽ nghe thấy tiếng kêu bên trong. Quả có hình cầu đến hơi trái xoan, đường kính trong khoảng 4-6cm.

Vào tháng 7-9 hàng năm, những quả la hán già, to, cứng, phần nhân bên trong ướt và lắc không nghe tiếng động sẽ được thu hái về, sấy khô làm thuốc. Quả la hán sau khi sấy khô nên bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh môi trường ẩm ướt để hạn chế vi khuẩn, nấm mốc phát triển.

qua-la-han-gia-vo-bong-va-mong-khi-lac-co-the-nghe-tieng-dong-ben-trong.webp

Quả la hán già vỏ bóng và mỏng, khi lắc có thể nghe tiếng động bên trong

Thành phần hóa học

La hán quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là vị ngọt tự nhiên rất phù hợp cho người mắc bệnh tiểu đường. Theo đó, trong quả la hán có chứa những hoạt chất sau:

  • Protein thực vật từ 8,67% - 13,35%.
  • Thịt quả có lượng đường từ 25-38%, chủ yếu là saponin triterpen. Thành phần này trong quả la hán cao hơn nhiều so với mía nhưng lại ít calo nên có độ ngọt tương đương mà không gây hại cho sức khỏe.
  • Hạt chứa 41% acid béo tự nhiên rất tốt cho quá trình chuyển hóa chất béo và trao đổi chất trong cơ thể.

Quả la hán có tác dụng gì?

Quả la hán có rất nhiều tác dụng tốt trong chữa trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Cụ thể:

Tác dụng của quả la hán theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, la hán quả vị ngọt, tính mát, không độc, quy vào kinh phế, đại tràng. Quả có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, nhuận tràng thông tiện. Do đó, quả la hán rất tốt cho các trường hợp cảm sốt, viêm phế quản, ho khan, lao phổi, viêm họng, mất tiếng, ho có đờm, táo bón…

Ngoài ra, nước sắc quả la hán còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Trà từ quả la hán là thức uống giải khát giàu dinh dưỡng, rất thích hợp với người bị nóng trong.

Tác dụng của quả la hán theo y học hiện đại

Với y học hiện đại, quả la hán có rất nhiều công dụng. Ví dụ như sau:

Ức chế vi khuẩn, giảm viêm

Phân lập từ quả la hán đã tìm thấy siraitiflavandiol - một hợp chất hoạt tính sinh học cao thuộc nhóm nhóm flavanols. Hoạt chất này đã được chứng minh có khả năng ức chế các loại vi khuẩn đường miệng như streptococcus mutans, candida albicans… Do đó, la hán quả có thể giúp hạn chế được những vấn đề liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn.

la-han-qua-co-kha-nang-uc-che-cac-chung-vi-khuan-gay-viem-hong.webp

La hán quả có khả năng ức chế các chủng vi khuẩn gây viêm họng

Tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa

Trong la hán quả có thành phần mogrosid là một chất có khả năng làm chậm quá trình lão hóa, ngăn chặn gốc tự do phá hủy tế bào.

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường, giảm béo phì

Vị ngọt tự nhiên và hàm lượng calo thấp nên la hán quả phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường, đang trong chế độ ăn kiêng hoặc cần kiểm soát lượng đường trong máu. Tại Trung Quốc, các nhà khoa học cũng đã dùng loại quả này để điều trị bệnh tiểu đường bằng cách kích thích tuyến tụy tăng sản xuất insulin, từ đó hạ đường huyết… một cách tự nhiên.

Hỗ trợ điều trị ung thư

Siraitic acid IIB - một saponin có trong la hán quả có thể kháng u, làm chậm sự phát triển của u nhú. Dịch chiết này cũng đã được báo cáo là có tác dụng ức chế các tổn thương tăng sinh tế bào gan.

Cải thiện mệt mỏi, cung cấp năng lượng

Một thử nghiệm được thực hiện trên chuột đã phát hiện ra rằng, khi chuột được cho uống nước quả la hán có thể vận động trong thời gian dài hơn hẳn so với bình thường. Điều này là do trong quả la hán chứa chất ngọt tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, cải thiện mệt mỏi sau khi tập luyện hoặc vận động quá mức.

Giảm dị ứng

Một số chất trong la hán quả còn có thể kháng histamin, làm giảm mức độ phản ứng khi tiếp xúc với dị nguyên.

Thanh nhiệt, giải độc, điều trị táo bón

Nước nấu từ quả la hán giúp làm mát cơ thể, giảm nóng trong, cải thiện tình trạng táo bón. Mặt khác, dược liệu này còn hỗ trợ giải độc gan, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, tăng vị giác.

la-han-qua-co-tac-dung-nhuan-trang-cai-thien-tao-bon-hieu-qua.webp

La hán quả có tác dụng nhuận tràng, cải thiện táo bón hiệu quả

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng quả la hán

Tùy vào mục đích sử dụng của mỗi người mà có nhiều cách dùng quả la hán khác nhau. La hán quả có thể dùng bằng cách hãm với nước sôi uống như trà hàng ngày sắc cùng các vị thuốc khác để chữa bệnh.

Liều dùng quả khô từ 9-15g/ngày, có thể lên tới 30g. Đối với quả tươi là 1-2 quả/ngày. Có thể phối hợp cùng mật ong giúp nhuận tràng, tăng hiệu quả trị táo bón.

Ngoài ra, với những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nên la hán quả được ứng dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng quả la hán làm nguyên liệu chữa bệnh:

Cách trị viêm họng từ quả la hán

Lấy 1 quả la hán khô đem bổ cau hoặc thái thành từng lát mỏng rồi bỏ hãm với nước sôi, sử dụng trong ngày. Tùy vào sở thích của bạn có thể dùng 2-4 quả, hãm với 2-3 lít nước để dùng dần. Uống nước nấu từ quả la hán liên tục trong vài ngày, bạn sẽ thấy họng cải thiện đáng kể, giảm sưng đau và viêm nhiễm.

La hán quả giảm khàn tiếng

Dùng 1 quả la hán khô, thái miếng nhỏ rồi sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày. Với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, quả la hán giúp phục hồi những tế bào dây thanh đang bị tổn thương, qua đó khắc phục khàn tiếng hiệu quả.

Điều trị ho gà bằng quả la hán và hồng khô

Để chữa ho gà, bạn cần chuẩn bị 1 quả la hán khô chẻ múi cau và 25g hồng khô. Đem 2 nguyên liệu này sắc lấy nước uống trong ngày.

Giảm ho đờm vàng quánh nhờ quả la hán

Ho đờm vàng thường là kết quả của việc đường hô hấp bị viêm. Kết hợp la hán quả cùng một số nguyên liệu sẽ giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm ho và tiêu đờm nhanh chóng.

Bạn chuẩn bị 20g quả la hán, 12g tang bạch bì, sắc 2 thứ này với 2-3 lít nước để lấy nước uống.

Chữa táo bón với quả la hán

Bạn chỉ cần lấy quả la hán sắc nước rồi pha thêm chút mật ong uống, thực hiện từ 2-3 ngày, tình trạng táo bón sẽ được cải thiện dần dần một cách tự nhiên.

Quả la hán hỗ trợ điều trị bệnh lao

Dùng 60g quả la hán và 100g thịt lợn nạc. Đem 2 nguyên liệu này thái nhỏ rồi hầm đến khi nhừ thì ăn cùng với cơm như bình thường.

Trà la hán quả thanh nhiệt, làm mát

La hán mua về rửa kỹ vỏ ngoài để làm sạch lông, phần ruột đem tách thành 2-4 hoặc bóp nát. Hãm 2 quả la hán với 1-1,5 lít nước sôi, có thể gia giảm số lượng quả và nước cho vừa miệng.

Bạn cũng có thể kết hợp la hán quả với hoa vừa giúp cải thiện mất ngủ, vừa làm đẹp da từ bên trong. Lấy 3 quả la hán đem cắt thành 5-8 miếng rồi bỏ vào nồi đã có sẵn 1,5 lít nước đun sôi ở lửa nhỏ trong 30 phút. Sau đó, bỏ hoa cúc vào và đun tiếp trong 10 phút nữa, để nguội, lọc phần bã và lấy nước uống.

nuoc-nau-tu-qua-la-han-giup-thanh-nhiet-lam-mat.webp

Nước nấu từ quả la hán giúp thanh nhiệt, làm mát

Lưu ý khi sử dụng la hán quả an toàn cho sức khỏe

La hán quả không độc và rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người có hệ miễn dịch kém hay đang gặp vấn đề về đường huyết. Tuy nhiên, dược liệu này không phù hợp với những đối tượng có thể tạng hàn như sợ lạnh, sắc mặt tái nhợt… vì có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa.

Trước khi dùng quả la hán chữa bệnh hay đơn thuần chỉ làm nước giải khát, hãy tham khảo với bác sĩ nếu bạn thuộc một trong các đối tượng sau đây:

  • Tiền sử dị ứng với bất kỳ chất nào của quả la hán hoặc các loại thảo mộc khác.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú không tự ý sử dụng.
  • Đang trong quá trình điều trị bệnh hen suyễn hay dùng thuốc.

Ngoài ra, la hán quả còn có thể gây tương tác với một số loại thuốc làm thay đổi tác dụng của thuốc. Do đó, hãy tìm hiểu thật kỹ để sử dụng quả la hán một cách an toàn.

Thông tin cho bạn:

Bên cạnh việc sử dụng la hán quả để giảm ho, long đờm, người bệnh có thể kết hợp thêm với các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể nhằm cải thiện bệnh tốt hơn. Nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy, trong thân và rễ rẻ quạt chứa các hợp chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid có tác dụng như kháng sinh thực vật giúp chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh. Khi sức đề kháng được củng cố, triệu chứng ho đờm, đau rát họng sẽ cải thiện ngay từ bên trong, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp khác.

Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam vào tháng 1/2021 cho thấy, có đến 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ rẻ quạt.

Trên đây là một số thông tin liên quan về tác dụng và cách dùng la hán quả. Tuy nhiên, để tận dụng hết giá trị của dược liệu này đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để hạn chế những tác dụng không mong muốn.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc, câu hỏi liên quan đến la hán quả, vui lòng liên hệ đến tổng đài 024. 38461530 – 028. 62647169 để được hỗ trợ.

Nguồn tham khảo:

https://www.drugs.com/npp/luo-han-guo.html

https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1756464609000048

http://vietnamese.greenherbbt.com/sale-10731752-natural-sugar-substitute-luo-han-guo-extract-powder-momordica-grosvenori-swingle.html 

 

Dược sĩ Ngọc Hà

BOX-SP-TKT.webp

Bình luận