Hướng dẫn sử dụng thuốc hạ mỡ máu Crestor và lưu ý cần biết
Thuốc hạ mỡ máu Crestor được sử dụng kết hợp với chế độ ăn uống để khắc phục tình trạng này. Thuốc có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, kể cả những người đang có vấn đề thận liên quan đến mỡ máu. Vậy, nên sử dụng thuốc Crestor như thế nào? Lưu ý vấn đề gì? Hãy cùng tham khảo ngay.
Crestor là thuốc gì? Công dụng như thế nào?
Thuốc Crestor (Rosuvastatin) là thuốc giúp hạ mỡ máu thuộc nhóm statin. Thuốc được sử dụng kèm với chế độ ăn uống để kiểm soát và hạ mức cholesterol xấu (hay LDL, lipoprotein mật độ thấp) có trong máu. Từ đó, giúp tăng mức cholesterol “tốt” (HDL, lipoprotein mật độ cao), giảm chất béo trung tính. Do đó, thuốc Crestor đang được chỉ định cho những trường hợp sau đây:
Người lớn:
- Sử dụng như một chất bổ trợ cùng chế độ ăn: Bị tăng lipid máu nguyên phát hoặc lipid máu hỗn loạn, rối loạn tổng hợp lipid nguyên phát. Bị tăng triglycerid. Làm chậm tiến trình bị xơ vữa động mạch.
- Điều trị cho người bị tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử.
- Phòng ngừa, giảm nguy cơ bị đột quỵ, đau tim, nhồi máu cơ tim hoặc các vấn đề sức khỏe khác liên quan.
Trẻ em:
- Điều trị tăng cholesterol máu gia đình kiểu dị hợp tử cho bệnh nhi từ 8 – 17 tuổi.
- Điều trị tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử, hạ lipid cho bệnh nhi từ 7 – 17 tuổi.
Thuốc được sử dụng cho cả các trường hợp đang gặp vấn đề lipid liên quan đến thận. Hiện, bạn có thể tìm thành phần Rosuvastatin ở nhiều loại biệt dược khác nhau như Rosuvastatin 5, A.T Rosuvastatin, Rosuvastatin STADA, Rostor,… Trong đó, biệt dược Crestor đang có các loại hàm lượng Rosuvastatin gồm 5mg, 10mg, 20mg và 40mg.
Thuốc hạ mỡ máu Crestor có thể dùng cho người bị bệnh thận
Hướng dẫn sử dụng thuốc Crestor an toàn
Để sử dụng Crestor an toàn và hiệu quả, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định liều từ bác sĩ/dược sĩ. Những thông tin sau đây liên quan đến cách dùng, liều dùng của thuốc chỉ mang tính chất tham khảo.
Cách dùng thuốc Crestor
Thuốc Crestor được sản xuất dưới dạng viên nén, vì vậy bạn cần lưu ý nuốt toàn bộ thuốc với nước. Có thể dùng cùng thức hay hoặc không cùng thức ăn. Dùng 1 liều duy nhất vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Lưu ý, không nhai, nghiền hay cắn thuốc trong quá trình sử dụng. Nó có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
Liều dùng Crestor
Đối với người lớn: Liều dùng thông thường khoảng 5 – 40mg/lần/ngày. Khởi đầu thông thường khoảng 5 – 10mg/lần/ngày. Sau đó duy trì cho người bị tăng cholesterol 20mg/lần/ngày. Tối đa khoảng 40mg/lần/ngày.
Đối với trẻ em: Khuyến cáo từ 5 – 10mg/lần/ngày với trẻ từ 8 – 10 tuổi, 5 – 20mg/lần/ngày với trẻ từ 10 – 17 tuổi. Liều tối đa khuyến cáo 20mg/lần/ngày.
Đối với bệnh nhân suy thận mức độ nặng – không chạy thận nhân tạo: Sử dụng 5mg/lần/ngày. Liều tối đa không quá 10mg/lần/ngày.
Làm gì khi quên/quá liều Crestor?
Trong trường hợp quên liều Crestor, bạn nên sử dụng ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu sắp đến liều dùng tiếp theo, bạn có thể bỏ qua liều Crestor đã quên và tiếp tục. Không dùng gộp liều gấp đôi để bù cho liều đã quên.
Với trường hợp quá liều, chưa có dữ liệu về quá liều Crestor gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy có bất kỳ phản ứng bất thường nào sau khi quá liều thuốc, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc trung tâm cấp cứu, y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Nên sử dụng thuốc Crestor theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ
Những lưu ý cần biết khi sử dụng Crestor
Để sử dụng thuốc Crestor an toàn, trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý thêm về các thông tin như tác dụng phụ, chống chỉ định và tương tác thuốc. Cụ thể như sau.
Ai nên và không nên dùng thuốc Crestor
Bạn không nên sử dụng thuốc Crestor nếu bạn thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định của thuốc. Thông báo ngay cho bác sĩ/dược sĩ nếu bạn đang gặp những vấn đề sau đây:
- Bị dị ứng với Rosuvastatin hoặc bất kỳ thành phần nào có trong Crestor.
- Bạn đang mang thai, đang cho con bú.
- Đang có vấn đề liên quan đến gan, các vấn đề thận nghiêm trọng.
- Đang bị đau nhức cơ tái phát nhiều lần và không rõ nguyên nhân.
Một số nhóm người dùng khác nên thận trọng khi sử dụng Crestor. Cụ thể gồm:
- Người từng bị phát ban da, lột da, phồng rộp hoặc lở miệng khi dùng Crestor/các loại thuốc tương tự trước đó.
- Bạn thường xuyên sử dụng rượu với số lượng lớn.
- Có vấn đề liên quan đến tuyến giáp.
- Người lớn trên 70 tuổi. Trẻ em dưới 6 tuổi.
- Người đang bị suy hô hấp nặng.
- Người cần làm các công việc tỉnh táo (lái xe, vận hành máy móc): Thuốc có thể làm bạn bị chóng mặt, nên thận trọng trước khi dùng.
- Không dung nạp được một số loại đường như lactose hoặc đường sữa.
Thuốc Crestor có những tác dụng phụ nào?
Tác dụng phụ của Crestor có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Do đó, trong quá trình sử dụng thuốc, bạn cần theo dõi chặt chẽ các phản ứng bất thường. Cụ thể như sau:
Trường hợp cần cấp cứu ngay
Nếu gặp những dấu hiệu, tác dụng phụ sau, người bệnh cần ngừng sử dụng Crestor ngay. Lập tức liên hệ với trung tâm cấp cứu hoặc trung tâm y tế gần nhất để được trợ giúp. Bao gồm các phản ứng:
- Khó thở, sưng mặt, môi, cổ họng, lưỡi, khó nuốt.
- Ngứa da nghiêm trọng, xuất hiện các cục u nổi trên bề mặt da.
- Trên cơ thể có các mảng tròn, không nhô cao, có mụn nước trong, bong tróc da, loét họng, miệng, mắt, bộ phận sinh dục hoặc mũi.
- Có thể kèm hoặc không kèm theo sốt.
- Phát ban da nghiêm trọng và lan rộng, nhiệt độ cơ thể tăng cao bất thường. Nổi các hạch bạch huyết mở rộng.
Ngoài ra, nếu gặp những phản ứng sau đây, bạn cũng cần phải ngừng thuốc ngay. Tuy chưa cần đến sự trợ giúp y tế, nhưng bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ của bạn:
- Bị các cơn đau nhức bất thường, kéo dài.
- Có cảm giác hoặc nghi ngờ bị đứt cơ.
- Mắc các hội chứng, dấu hiệu tương tự như bệnh lupus ban đỏ.
Ngừng sử dụng Crestor ngay khi có các tác dụng phụ nguy hiểm
Các tác dụng phụ khác của Crestor
Ngoài những phản ứng nguy hiểm trên, bạn cũng có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây. Các tác dụng phụ này được phân theo nhóm Phổ biến (1/10 – 1/100 trường hợp gặp phải), không phổ biến (1/100 – 1/1000 trường hợp), hiếm gặp (1/1000 – 1/10000 trường hợp), rất hiếm (trên 1/10000 trường hợp) và không xác định (không rõ tần suất). Cụ thể như sau:
Bảng 1: Tác dụng phụ của thuốc Crestor
Tác dụng phụ |
Dấu hiệu, triệu chứng |
Phổ biến |
Đau đầu, táo bón, đau dạ dày, đau cơ, cảm thấy buồn nôn, ốm yếu, chóng mặt. Tăng protein trong nước tiểu nếu dùng Crestor 40mg. Tăng đường huyết, cholesterol, huyết áp cao, tăng cân với người bệnh tiểu đường. |
Không phổ biến |
Dị ứng, phát ban, ngứa. Tăng protein trong nước tiểu nếu dùng Crestor 5mg, 10mg hoặc 20mg. |
Hiếm gặp |
Vàng da, vàng mắt do bị viêm gan. Có máu trong nước tiểu. Các dây thần kinh bị tổn thương dẫn đến tê tay chân. Đau khớp, giảm trí nhớ, phì đại tuyến vú ở nam. |
Không xác định |
Tiêu chảy, ho, khó thở, sưng tấy. Rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hoặc gặp ác mộng. Khó khăn trong quan hệ tình dục. Trầm cảm. Gặp các vấn đề liên quan đến hô hấp như ho dai dẳng, khó thở, sốt. Yếu cơ, gân, chấn thương gân. |
Crestor có thể tương tác với những loại thuốc nào?
Crestor có thể tương tác với một số loại thuốc gây mất tác dụng, gia tăng nguy cơ bị tác dụng phụ của thuốc. Do đó, nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị, vitamin, TPCN hoặc bất kỳ loại thảo dược nào, hãy thông báo cho bác sĩ/dược sĩ. Đặc biệt, với một số loại thuốc sau đây:
- Thuốc sử dụng trong cấy ghép nội tạng như ciclosporin.
- Thuốc chống đông máu như Warfarin, clopidogrel.
- Thuốc làm giảm cholesterol khác như fibrat, ezetimibe,…
- Thuốc điều trị khó tiêu, trung hòa axit trong dạ dày.
- Thuốc kháng sinh như erythromycin, axit fusidic.
- Thuốc viên uống tránh thai.
- Thuốc điều trị ung thư như regorafenib, darolutaminde,..
- Các liệu pháp hormone thay thế.
- Các loại thuốc khác được điều trị trong nhiễm virus, viêm gan C hoặc nhiễm HIV: ritonavir, atazanavir, lopinavir, sofosbuvir, ombitasvir, voxilaprevir, paritaprevir, dasabuvir, grazop elbasvir, velpatasvir, glecaprevir, pibrentasvir.
Tương tác nguy hiểm có thể xảy ra khi dùng Crestor chung với thuốc khác
Thông tin thêm về Crestor từ dược sĩ
Bạn nên sử dụng thuốc Crestor khi còn hạn sử dụng. Bảo quản thuốc tại nhiệt độ dưới 30 độ C. Tránh môi trường ẩm mốc và để xa tầm tay trẻ em. Không dùng thuốc khi có bất kỳ sự biến đổi bất thường nào như màu sắc, mùi vị, nấm mốc. Đặc biệt lưu ý, thuốc Crestor 40mg không được sử dụng cho trẻ em.
Thuốc Crestor có thể giúp làm hạ mỡ máu hiệu quả. Tuy nhiên, một số tác tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Do đó, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ trị và thông báo ngay cho nhân viên y tế nếu có triệu chứng bất thường nào trong quá trình sử dụng.
Rối loạn lipid máu cũng là một bệnh lý thường gặp trong suy thận mạn. Vì vậy, bệnh nhân suy thận kèm theo rối loạn lipid máu cần kiểm soát tốt mỡ máu và ngăn ngừa tiến triển của suy thận.
Bên cạnh sử dụng thuốc Crestor kiểm soát mỡ máu, người mắc suy thận cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và sử dụng sản phẩm thảo dược giúp tăng cường chức năng thận. Trong đó, thảo dược dành dành được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong việc bảo vệ thận, giảm xơ hóa thận, điều hòa huyết áp và tăng cường chức năng thận hiệu quả. Bên cạnh đó, thảo dược dành dành đã được nghiên cứu từ nhóm tác giả Xiaobo Li và cộng sự với tác dụng hiệu quả trên huyết áp và giảm tổn thương mô kẽ thận.
>>>XEM THÊM: Dành dành có công dụng gì với suy thận?
Khi kết hợp dành dành cũng với các thảo dược khác như đan sâm, hoàng kỳ, râu mèo, mã đề,... giúp lợi tiểu, giảm phù, giảm albumin niệu, bổ thận, bổ máu và ngăn ngừa xơ hóa thận tiến triển. Kết quả đã được chứng minh qua khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, có 92,9% người bệnh có trải nghiệm tốt hoặc rất tốt khi sử dụng sản phẩm chứa các thành phần thảo dược trên.
Trên đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo của thuốc Crestor. Để biết thêm chi tiết về các loại thuốc hạ mỡ máu, đặc biệt khi sử dụng cho người bị bệnh thận, vui lòng liên hệ đến hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ tư vấn.
Tài liệu tham khảo
Bình luận