Tìm hiểu về chốc mép

Để cải thiện được tình trạng chốc mép, trước tiên, bạn nên hiểu rõ về chốc mép là gì, nguyên nhân của bệnh. Ngoài ra, cần phải xác định bạn có đang bị chốc mép hay không. Cụ thể như sau:

Tình trạng chốc mép là gì?

Chốc mép (Angular Cheilitis – AC) là tình trạng xuất hiện cảm giác đau, viêm và các mảng đỏ hoặc sưng tấy ở xung quanh khóe miệng. Chốc mép còn được gọi với tên khác là viêm miệng góc, viêm khóe miệng.

Chốc mép thường xảy ra tại các góc miệng, là điểm tiếp giáp giữa biểu mô vảy của miệng và niêm mạc miệng. Góc miệng cũng đóng vai trò như một “bản lề” để giúp khẩu độ miệng có thể chịu được nhiều chuyển động, lực kéo hơn phần còn lại của môi.

Chốc mép đôi khi bị nhầm lẫn với tình trạng mụn rộp quanh miệng. Tuy nhiên, mụn rộp là tình trạng do virus gây ra, và có khả năng lây nhiễm. Trong khi đó, chốc mép thường không có khả năng này.

choc-meo-xay-ra-co-the-gay-dau-o-khu-vuc-khoe-mieng.webp

Chốc mép xảy ra có thể gây đau ở khu vực khóe miệng

Nguyên nhân chốc mép là gì?

Thông thường, nguyên nhân chốc mép sẽ bao gồm những yếu tố như sự tích tụ nước bọt, viêm da dị ứng, thiếu hụt dinh dưỡng,… Bao gồm:

Nhiễm trùng nấm hoặc sinh vật khác

Nhiễm trùng nấm hoặc sinh vật khác là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng chốc mép. Một số loại vi sinh vật được nhắc đến sau đây chiếm từ 50 – 80% các trường hợp bị chốc mép:

  • Candida: Là nguyên nhân phổ biến nhất. Đây là một loại nấm men thuộc hệ thực vật bình thường ở miệng. Loại nấm này được tìm thấy ở 93% trường hợp bị chốc mép.
  • Các loại vi sinh vật khác: Staphylococcus aureus, liên cầu khuẩn tan huyết beta, nhiễm trùng đa vi trùng (sự kết hợp của Candida và S. aureus).

Sự tích tụ nước bọt và thói quen liếm môi

Do nước bọt tích tụ tại khóe miệng, khi khô đi sẽ khiến cho da tại khu vực này bị nứt. Lúc đó, bạn có thể sẽ thường xuyên liếm môi để tạo ra độ ẩm ở vùng da bị nứt.

Những khu vực này có thể bị kích thích và làm cho vết nứt bong tróc, chảy máu gây ra chốc mép. Trong một số trường hợp khác, điều này cũng tạo môi trường hoàn hảo cho nấm phát triển và sinh sôi gây ra chốc mép.

Thiếu hụt miễn dịch

Thiếu hụt miễn dịch có thể gây ra chốc mép, thông thường do sự phát triển của loại nấm Candida ở miệng, sau đó lan dần ra khóe miệng. Nấm men cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nhiễm trùng và lở tại khóe miệng.

Viêm da dị ứng

Nguyên nhân này chiếm đến 22% trường hợp bị chốc mép. Nguyên nhân thứ phát có thể do:

  • Niken: Thường gặp ở người niềng răng, chỉnh nha.
  • Dị ứng với các loại thực phẩm, đặc biệt là khi chúng có hương liệu, chất bảo quản.
  • Dị ứng với nước súc miệng, kem đánh răng.
  • Dị ứng với mỹ phẩm: Các loại kem chống nắng, son dưỡng môi hết hạn hoặc những loại mỹ phẩm khác dành cho môi.

nguyen-nhan-gay-viem-da-di-ung-dan-den-choc-mep.webp

Nguyên nhân gây viêm da dị ứng dẫn đến chốc mép

Thiếu hụt dinh dưỡng

Thiếu hụt dinh dưỡng là nguyên nhân ít phổ biến ở các nước phát triển, tuy nhiên nó lại là yếu tố tiềm ẩn ở người già, người bị bệnh tâm thần, người ăn chay trường kỳ, người bị mắc celiac, trẻ em chỉ bú sữa mẹ. Một số sự thiếu hụt có thể gây ra chốc miệng như:

  • Thiếu vitamin B, đặc biệt là nhóm cyanocobalamin, folate, riboflavin.
  • Thiếu hụt một số khoáng chất, ví dụ như kẽm, sắt,…
  • Bị suy dinh dưỡng protein nói chung.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, sẽ có một số tác nhân ít phổ biến hơn có thể gây ra tình trạng chốc mép. Ví dụ như:

  • Hội chứng Sjogren (SS): Viêm góc miệng là một tổn thương được tìm thấy ở các trường hợp bị bệnh lý toàn thân này.
  • Bệnh viêm ruột (Crohn, viêm loét đại tràng): Những bệnh này cũng góp phần gây ra tình trạng chốc miệng.
  • Bệnh tiểu đường, lupus ban đỏ, suy giáp bẩm sinh, sarcoidosis (bệnh viêm toàn thân tạo ra các u hạt).
  • Các tổn thương hóa học: Đặc biệt là xerotomia, đây là chất gây ra 5% tình trạng lở tại miệng. Nguyên nhân thứ phát của xerotomia có thể kể đến như điều trị bức xạ, sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống ung thư, thuốc kháng cholinergic, tiếp xúc với môi trường khô nóng,…
  • Các nguyên nhân khác: Dùng chỉ nha khoa quá mạnh, hút thuốc, thói quen thường xuyên mút ngón tay.

Dấu hiệu, hình ảnh chốc mép

Những triệu chứng của chốc mép thường bao gồm sự ảnh hưởng ở góc miệng, một số trường hợp sẽ tác động đến răng và gây đau đớn. Các triệu chứng này có thể mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Cụ thể bao gồm:

  • Da tại khóe miệng bị nứt, căng, khó chịu, bong tróc.
  • Xuất hiện sự chảy máu, phồng rộp.
  • Da bị sần sùi, sáng màu hơn.
  • Đau nhức, có thể xuất hiện sưng tấy, đỏ.
  • Xuất hiện các tổn thương hoặc những vết loét.
  • Một số người cũng có thể gặp những triệu chứng như có mùi khó chịu trong miệng, đau khi ăn, nóng ở môi.

mot-so-hinh-anh-cua-choc-mep.webp

Một số hình ảnh của chốc mép

Cách chữa chốc mép và lưu ý

Cách điều trị chốc mép sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Thông thường, các loại thuốc bôi chốc mép sẽ được sử dụng để làm giảm sự khó chịu. Ngoài ra, nhiều người cũng áp dụng các cách chữa theo dân gian khác. Cụ thể như sau:

Thuốc trị chốc mép 

Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị chốc mép thường được sử dụng như:

Thuốc diệt nấm tại chỗ

Được sử dụng nếu nguyên nhân chốc mép là do nấm gây ra, bao gồm:

  • Nystatin: Thuốc mỡ bôi 2 lần/ngày.
  • Dung dịch thuốc tím Gentian tại chỗ: Dùng 2 – 3 lần/ngày.
  • Ketoconazole 2%, Clotrimazole 1%, Miconazole 2% bôi tại chỗ.
  • Iodoquinol 1% bôi tại chỗ 2 – 3 lần/ngày.

Thuốc sát trùng/thuốc kháng sinh tại chỗ

Sử dụng khi chốc mép do vi khuẩn gây ra, thường dùng để bôi cùng với chế phẩm khác vào vết thương ở mép từ 4 – 5 lần/ngày. Điều trị từ 1 – 2 tuần, gồm một số loại thuốc như:

  • Thuốc mỡ mupirocin 2%: 3 – 4 lần mỗi ngày.
  • Kem bôi acid Fusidic 2%: 4 lần mỗi ngày.

Thuốc kháng nấm dạng uống

Được sử dụng trong trường hợp nhẹ hoặc đã bị tưa miệng, vết chốc mép đã lan vào trong khoang miệng. Thường sẽ dùng một số loại thuốc như sau:

  • Nystatin 5ml hỗn dịch: Súc miệng và nuốt 4 lần/ngày trong 7 – 14 ngày nếu bị nấm Candida.
  • Clotrimazole 1 troche: Ngậm 5 lần/ngày trong 7 – 14 ngày.
  • Fluconazole: Uống 200mg cho ngày đầu tiên, 100mg cho 7 – 14 ngày tiếp theo.
  • Itraconazole: Uống 200/ngày từ 2 – 4 tuần.
  • Posaconazole: 100mg uống 2 lần/ngày, từ 7 – 14 ngày.
  • Thuốc kháng sinh uống: Thường được bác sĩ kê đơn để đảm bảo rằng các tổn thương không lan rộng hoặc không đáp ứng với kháng sinh tại chỗ.

thuoc-boi-choc-meo-tai-cho-se-duoc-uu-tien-su-dung-de-giam-kho-chiu.webp

Thuốc bôi chốc mép tại chỗ sẽ được ưu tiên sử dụng để giảm khó chịu

Glucocorticoid tại chỗ

Loại thuốc bôi chốc mép này sẽ được sử dụng khi tình trạng chốc mép trở nên nghiêm trọng hơn. Glucocorticoid sẽ giúp kháng nấm, kháng khuẩn và giảm viêm, tăng khả năng chữa lành. Một số loại thuốc thuộc nhóm này như:

  • Thuốc mỡ Desonide 0.5% tại chỗ.
  • Kem Clotrimazol dùng tại chỗ trong 2 tuần, mỗi ngày 2 lần.
  • Thuốc mỡ hydrocortisone 1% dùng 2 – 3 lần/tuần, được sử dụng cùng với kem iodoquinol 1% hoặc axit fusidic 2%.

Cách chữa chốc mép dân gian

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc bôi chốc mép, nhiều người khi mắc phải tình trạng này thường tìm đến những cách chữa chốc mép dân gian. Sau đây là một số cách bạn có thể tham khảo:

Nha đam: Trong nha đam có nhiều thành phần giúp kháng khuẩn, dưỡng ẩm và giúp hỗ trợ giảm khó chịu do chốc mép gây ra. Nha đam cũng có tác dụng làm mềm da, chống ngứa khi bị chốc mép. Bạn sử dụng nha đam rửa sạch và lấy phần gel, bôi gel này lên trực tiếp vùng da bị chốc mép. Nếu không có nha đam tươi, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc mỡ chứa thành phần này.

Tỏi: Tỏi giúp điều trị nhiễm trùng do virus, vi khuẩn, nấm. Những chiết xuất trong tỏi có thể ức chế được các loại vi khuẩn gây ra chốc mép. Bạn sử dụng tỏi để thoa trực tiếp lên vùng da khóe miệng đang bị chốc mép. Lần đầu sử dụng có thể khiến rát miệng, gây đau.

Mật ong: Từ lâu, mật ong đã được biết đến với khả năng kháng khuẩn. Bạn có thể dùng mật ong thoa trực tiếp lên vùng da bị chốc mép, để nguyên khoảng 20 phút và rửa lại với nước ấm.

Nghệ: Được xem là một chất có tác dụng chống viêm tự nhiên, nghệ cũng được sử dụng để giảm sự khó chịu của chốc mép gây ra. Bạn dùng bột nghệ và nước sạch trộn vào với nhau, sau đó thoa lên vùng da góc miệng bị lở.

bot-nghe-giup-chong-viem-khang-khuan-giam-kho-chiu-do-choc-mep.webp

Bột nghệ giúp chống viêm, kháng khuẩn giảm khó chịu do chốc mép

Lưu ý trong khi bị chốc mép

Trong quá trình bị chốc mép, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau để giúp quá trình điều trị được hiệu quả hơn và giảm tái phát. Bao gồm:

  • Giữ cho môi luôn khô khi bị chốc mép, tránh liếm môi.
  • Điều trị các tình trạng y tế nếu nó là nguyên nhân gây chốc mép.
  • Sử dụng son dưỡng môi để ngăn ngừa tình trạng khô môi.
  • Thực hành vệ sinh răng miệng tốt.
  • Không hút thuốc hoặc những sản phẩm tương tự như thuốc lá.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, kích ứng da.
  • Luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể để giảm tình trạng bị khô da.
  • Hạn chế cắn móng tay để vùng da bị chốc mép không bị nhiễm trùng và tổn thương thêm.

Bạn cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm kem bôi có thành phần kháng khuẩn từ tự nhiên. Ví dụ như nano bạc, kẽm salicylate, chitosan hoặc những thảo dược như đinh hương, duối, nem (xoan Ấn Độ). Trong đó:

Nano bạc: Đây là một thành phần có tính kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ tiêu diệt được những loại nấm, vi khuẩn gây chốc miệng. Nano bạc còn giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh hơn nhờ sự tăng tổng hợp collagen, kích thích nguyên bào sợi. Tác dụng kháng khuẩn đã được Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu và chứng minh.

Duối: Tác dụng của thảo dược này được nghiên cứu tại “Đánh giá hiệu quả kháng khuẩn, chống viêm của duối trong bệnh răng miệng, các mảng bám trên răng” được tác giả S Taweechaisupapong cùng cộng sự nghiên cứu vào năm 2001. Đề tài này cho thấy, chiết xuất của duối có khả năng kháng khuẩn, chống viêm đối với các tình trạng răng miệng khá hiệu quả, trong đó có chốc lở.

Đinh hương: Tác giả TG Rodrigues cùng cộng sự của mình đã nghiên cứu và cho thấy, đinh hương có tác dụng giảm đau, chống viêm cũng như kháng khuẩn khá tốt.

mot-so-thao-duoc-giup-giam-đau-kho-chiu-do-choc mep-gay-ra.webp

Một số thảo dược giúp giảm đau, khó chịu do chốc mép gây ra

Khi phối hợp những thành phần này cùng các thảo dược được nhắc đến ở trên sẽ tăng cường khả năng kháng khuẩn, giảm viêm, giảm khó chịu tại vùng chốc mép. Ngoài ra, sự phối hợp này cũng giúp khử được mùi hôi do chốc mép gây ra, giúp quá trình phục hồi được diễn ra nhanh hơn.

Chốc mép không phải là một tình trạng quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, bạn có thể bị tái phát sau khi chữa khỏi. Do đó, hãy lưu ý về vấn đề vệ sinh, sát khuẩn khi bị chốc mép. Trên đây chỉ là những thông tin tham khảo về tình trạng này. Hãy đặt câu hỏi dưới phần bình luận để nhận được lời giải đáp nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề này.

>>>XEM THÊM: Tìm hiểu về loét miệng và cách giảm đau rát, khó chịu TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK536929/

https://www.skinsight.com/skin-conditions/adult/angular-cheilitis-perleche

https://www.verywellhealth.com/angular-cheilitis-5214544

Dược sĩ Thanh Hoa

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-gumimouth.webp

Bình luận