Tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền? Xem ngay để biết!
Tán sỏi là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay để “đối phó” với viên sỏi kích thước lớn, không thể tự đào thải ra ngoài. Vậy tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Khi nào cần tán sỏi thận?
Sỏi thận khi mới hình thành sẽ không có biểu hiện rõ ràng nên nhiều người thường không phát hiện ra bệnh. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, sỏi thận sẽ làm tắc nghẽn đường nước tiểu, gây viêm nhiễm, dẫn đến hiện tượng xơ hóa đường tiểu, hình thành các lỗ rò ở bàng quang và niệu quản, khiến chức năng thận bị suy giảm. Để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm, xác định giải pháp phù hợp điều trị sỏi thận kịp thời là rất cần thiết.
Sỏi thận cần điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm
Phương pháp điều trị nội khoa luôn được ưu tiên hàng đầu để giúp bào mòn và đào thải sỏi. Phẫu thuật can thiệp hay tán sỏi thận chỉ là lựa chọn cuối cùng khi bệnh tiến triển nặng lên và trong một số trường hợp như:
- Sỏi thận quá lớn, trên 20mm và không đáp ứng với điều trị nội khoa, viên sỏi không có khả năng tự đào thải ra ngoài.
- Sỏi thận gây tắc nghẽn đường tiết niệu kèm theo biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu, thận ứ nước, ứ mủ nghiêm trọng.
- Người bệnh có biểu hiện bị suy giảm chức năng thận cần nhanh chóng loại bỏ sỏi ra ngoài.
>>> XEM THÊM: Sỏi thận đi tiểu ra máu - Nguyên nhân do đâu?
Tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền?
Có 3 hình thức thường được áp dụng để tán sỏi thận, đó là: Tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi ngược dòng và nội soi tán sỏi qua da. Vậy cụ thể, từng phương pháp tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền?
Tán sỏi ngoài cơ thể
Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp sử dụng máy phát ra tia laser hoặc sóng xung kích để phá bề mặt của viên sỏi thành những mảnh nhỏ và đào thải ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu. Phương pháp này hầu như không gây đau đớn, thường được áp dụng với sỏi kích thước dưới 3cm và nằm ở các vị trí 1/3 trên niệu quản, bể thận hoặc nhóm đài trên (nếu nhóm đài dưới cổ đài phải rộng),… Chi phí dao động trong khoảng từ 6 - 7 triệu đồng/lần.
Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể có chi phí dao động từ 6-7 triệu đồng/lần
Tán sỏi ngược dòng
Tán sỏi ngược dòng sẽ dùng ống soi niệu quản đi ngược từ niệu đạo lên bàng quang, rồi tiếp cận với viên sỏi. Sau đó, chuyên gia sẽ dùng tia laser hoặc khí nén để phá vỡ vụn sỏi, bơm rửa nhằm lấy hết sỏi. Phương pháp này thường được áp dụng với sỏi ở vị trí 1/3 dưới và 1/3 giữa niệu quản đối với nam giới. Riêng với nữ giới thì có thể tán sỏi vị trí cao hơn, lên tầm ngang đốt sống L3, L4. Chi phí dao động trong khoảng từ 10 - 15 triệu đồng.
Nội soi tán sỏi qua da
Đây là phương pháp nội soi đặc biệt, thường dùng để điều trị sỏi thận và sỏi niệu quản ở vị trí cao. Với phương pháp này, người bệnh sẽ được gây mê toàn thân. Chuyên gia dùng một kim chọc qua da ở vùng lưng vào trong thận, tạo một đường hầm đến thận rồi đưa ống nội soi có đường kính 1 – 1,5cm và tiếp cận viên sỏi. Sau đó, dùng khí nén hoặc laser để phá vỡ viên sỏi thành các mảnh nhỏ và lấy sỏi ra ngoài theo đường hầm.
Phương pháp nội soi tán sỏi qua da được áp dụng cho: Sỏi kích thước lớn hơn 20mm, sỏi nhóm đài dưới, sỏi cứng, sỏi san hô, sỏi lớn, sỏi bể thận (bao gồm cả các sỏi san hô phức tạp), trường hợp đã tán sỏi ngoài cơ thể nhưng thất bại. Chi phí nội soi tán sỏi thận qua da dao động từ 12 - 20 triệu đồng.
Tuy nhiên, chi phí tán sỏi thận còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Phương pháp tán sỏi, tình trạng sức khỏe, ăn uống, đi lại, thuốc, giường bệnh,…
Hình minh hoạ phương pháp nội soi tán sỏi qua da
>>> XEM THÊM: Mổ sỏi thận bao lâu thì lành?
Mách bạn giải pháp tự nhiên giúp ngăn ngừa tái phát sau tán sỏi thận
Tán sỏi thận có thể tiềm ẩn một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và sỏi vẫn có nguy cơ tái phát. Do đó, chuyên gia đưa ra một số lời khuyên hữu ích như sau:
Kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược
Hiện nay, nhằm giúp cải thiện tình trạng sỏi thận cũng như ngăn ngừa biến chứng, phòng tránh tái phát, các nhà khoa học tại Việt Nam đã tìm ra những vị thuốc quý mang lại hiệu quả cao, tiêu biểu trong số đó là dành dành. Theo đông y, cành và lá cây dành dành có vị đắng chát, tính hàn, giúp chữa trị các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, sỏi thận hiệu quả. Đặc biệt, nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017 chứng minh, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành chứa hoạt chất có tác dụng bảo vệ thận, chống xơ hóa thận.
Phát huy những ưu điểm của dành dành, các nhà khoa học đã kết hợp thêm đan sâm, hoàng kỳ, mã đề, bạch phục linh, linh chi đỏ,… giúp lợi tiểu, từ đó tăng lưu lượng nước tiểu để bào mòn sỏi theo cách tự nhiên; Hỗ trợ đào thải cặn lắng, bào mòn sỏi thận; Cải thiện chức năng thận; Làm giảm nguy cơ tái phát sỏi; Ngăn ngừa sỏi thận biến chứng sang suy thận.
Sản phẩm giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng suy thận mạn, chẳng hạn như rối loạn tiểu tiện, phù thũng, vô niệu do thận kém hoặc tiểu khó, tiểu rắt. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, có tới 92,9% người dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương chứa các thành phần trên.
Dành dành cùng nhiều thảo dược quý khác hỗ trợ điều trị sỏi thận hiệu quả
Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Bên cạnh việc kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược, chuyên gia khuyên bạn nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Cụ thể:
- Uống nhiều nước (tối thiểu 2 lít nước lọc/ngày) để tăng thể tích nước tiểu ngăn sỏi mới hình thành.
- Tăng cường thực phẩm giàu acid citric như cam, chanh, xoài, dứa,… để ngăn ngừa sự kết tinh tạo sỏi.
- Đảm bảo bổ sung cân đối lượng canxi và oxalat trong bữa ăn hàng ngày.
- Hạn chế ăn mặn (dưới 2,3g muối/ngày, tương đương 1 muỗng cà phê).
- Tránh xa rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga.
- Tập thể dục thường xuyên, hạn chế ngồi lâu, không nên nhịn tiểu.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
Chắc hẳn qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền và cách ngăn ngừa tái phát. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào về bệnh sỏi thận, suy thận, hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn đầy đủ và nhanh nhất.
Bình luận