Tại sao nói nhiều bị khàn tiếng và cách khắc phục hiệu quả
Sau vài giờ hoặc vài phút nói liên tục, có lẽ bạn cũng thấy giọng của mình nghe có vẻ trầm, khàn và mệt mỏi. Thực tế, nói nhiều bị khàn tiếng là một hiện tượng bình thường và ai cũng có thể gặp phải khi sử dụng giọng nói trong thời gian dài. Vậy phải làm sao để nói được lâu mà không bị mệt, khàn giọng?
Tại sao nói nhiều bị khàn tiếng?
Khàn tiếng rất phổ biến khi có ⅓ dân số gặp phải tình trạng này ít nhất 1 lần trong đời. Giọng nói lúc này sẽ bị khàn, căng thẳng và có sự thay đổi cả về âm lượng lẫn cao độ.
Về cơ bản, việc bị khàn tiếng do nói quá nhiều là vô hại. Giống như các cơ khác trên cơ thể, cơ vận động miệng và cổ họng cũng sẽ mệt, căng cứng, thậm chí gặp chấn thương nếu phải làm việc quá mức. Đó có thể là nói quá lâu, hát quá nhiều với âm vực cao hoặc thấp hơn bình thường. Ngoài ra, nếu nói chuyện sai kỹ thuật cũng có thể làm giọng nói bị khàn.
Nói nhiều bị khàn tiếng là triệu chứng phổ biến ở giáo viên
Bên cạnh sự căng cứng ở các cơ miệng, cổ họng thì nói nhiều bị khàn tiếng còn là kết quả của viêm thanh quản. Viêm thanh quản ảnh hưởng đến dây thanh âm là hai nếp màng bao bọc cấu trúc sụn và cơ. Khi bạn nói, hát hoặc tạo ra âm thanh khác, dây thanh âm sẽ đóng và mở. Không khí đi qua dây thanh âm, và chuyển động của các cơ tạo ra âm thanh.
Khi bị viêm thanh quản, dây thanh quản sẽ trở nên kích thích khiến cho việc đóng mở khó khăn hơn. Tình trạng viêm cũng làm thay đổi âm thanh giọng nói của bạn vì sưng ảnh hưởng đến hình dạng và kích thước của dây thanh âm. Đây là nguyên nhân tạo ra giọng nói khàn, khàn hoặc yếu.
Cách khắc phục giọng nói bị khàn do nói nhiều
Nếu bạn bị khàn tiếng sau một cuộc hội thoại kéo dài thì không cần quá lo lắng bởi nó sẽ phục hồi khi được nghỉ ngơi. Điều tốt nhất bạn có thể làm là tránh nói chuyện hoặc gây áp lực không cần thiết lên dây thanh. Hãy nói nhẹ nhàng nhàng với âm lượng vừa phải cho đến khi tình trạng sưng tấy giảm bớt.
Trong thời gian chờ đợi giọng nói chuyển biến, hãy chăm sóc thanh quản của bạn bằng cách:
- Uống nhiều nước. Nước cung cấp độ ẩm cho niêm mạc họng, duy trì lượng chất nhầy bao quanh thanh quản, cải thiện khàn tiếng.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí hoặc hít hơi nước giúp đường thở thông thoáng. Việc này cũng giúp làm dịu các dây thanh quản và giảm sưng phù.
- Tập hít thở bằng cơ hoành giúp lấy hơi dễ dàng hơn trong khi nói, hạn chế mất sức khi phải nói quá nhiều.
- Dùng trà thảo mộc như trà gừng, trà mật ong… Các loại trà thảo mộc thường chứa nhiều chất chống viêm, giảm đau tự nhiên nên sẽ hỗ trợ làm lành vết thương ở thanh quản, cổ họng.
- Nhai kẹo cao su hoặc dùng viên ngậm. Thông qua hoạt động nhai hoặc ngậm, những thứ này sẽ giúp cổ họng tăng tiết nước bọt, từ đó giảm đau họng và khàn tiếng.
- Ngừng hút thuốc và tránh xa các chất kích thích như rượu bia, caffeine…
- Nên ăn các món ăn dạng lỏng, mềm như cháo, súp… không sử dụng thực phẩm cay nóng hoặc thức uống lạnh.
Uống nhiều nước giúp làm ẩm thanh quản, cải thiện khàn tiếng
Sản phẩm thảo dược giúp đẩy lùi tình trạng khàn tiếng do nói nhiều
Giọng nói là một trong những công cụ quan trọng nhất để giao tiếp, vì vậy điều quan trọng là phải giữ cho nó hoạt động tốt. Bên cạnh các biện pháp trên, bạn có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm ở hầu họng thanh quản. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe bào chế bằng công nghệ lượng tử, chứa thành phần chính rẻ quạt. Thảo dược này đã được chứng minh là chứa các kháng sinh, kháng viêm thực vật, giúp chống viêm, chống oxy hóa, cải thiện triệu chứng khàn tiếng, mất tiếng rất tốt.
Ngoài ra, sản phẩm này còn có sự kết hợp của các dược liệu khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi và bảo vệ niêm mạc hầu họng - thanh quản đang bị tổn thương. Nhờ đó, sản phẩm giúp cải thiện và phòng ngừa các triệu chứng: Ho, đau họng, khàn tiếng hiệu quả, an toàn.
Khảo sát cho thấy, hơn 90% người dùng hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả giảm khàn tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản của Tiêu Khiết Thanh.
Ở người nói nhiều bị khàn tiếng do đặc thù công việc như giáo viên, ca sĩ… triệu chứng này thường nặng nề và sẽ lặp lại nếu không xử lý sai cách. Vì vậy, bạn cần chăm sóc giọng nói kỹ càng. Nếu còn thắc mắc về chủ đề trên, bạn hãy bình luận ngay bên dưới để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp.
Bình luận