Suy tim sung huyết là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Điều này dẫn đến tình trạng máu bị ứ đọng lại, gây ra tình trạng "sung huyết" ở các cơ quan khác nhau như phổi, gan, chân..., gây ra một loạt các triệu chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu thêm về suy tim sung huyết trong bài viết sau. 

Suy tim sung huyết là gì? 

Suy tim sung huyết (CHF - Congestive Heart Failure) là một thuật ngữ chung chỉ tình trạng tim không bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại suy tim đều được gọi là suy tim sung huyết. Cụ thể:

  • Suy tim sung huyết: Tập trung vào triệu chứng chính là sự ứ đọng máu (sung huyết) trong các mạch máu và các cơ quan. Điều này dẫn đến các triệu chứng như phù chân, khó thở, mệt mỏi...
  • Các loại suy tim khác: Có thể tập trung vào nguyên nhân gây bệnh, vị trí tổn thương ở tim hoặc các biểu hiện lâm sàng khác nhau.
  • Suy tim sung huyết là một dạng suy tim phổ biến, tập trung vào triệu chứng ứ đọng máu gây phù. Đây là căn bệnh nguy hiểm cần điều trị để giúp người bệnh giảm triệu chứng và giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Suy tim sung huyết là tình trạng phổ biến và nguy hiểm.webp

Suy tim sung huyết là tình trạng phổ biến và nguy hiểm

Nguyên nhân gây suy tim sung huyết

Nguyên nhân gây suy tim sung huyết phổ biến nhất vẫn đến từ các bệnh lý tim mạch, cụ thể như: 

  • Bệnh mạch vành: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Xơ vữa động mạch làm hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch vành, hạn chế lượng máu cung cấp cho tim, khiến tim yếu đi từ đó gây ra suy tim.
  • Bệnh van tim: Các van tim bị hẹp hoặc hở làm giảm hiệu quả bơm máu của tim.
  • Bệnh cơ tim: Viêm cơ tim, cơ tim phì đại hoặc các bệnh lý khác ảnh hưởng trực tiếp đến cơ tim, làm giảm khả năng co bóp của tim.
  • Nhồi máu cơ tim: Vùng cơ tim bị chết do thiếu máu cấp tính, gây suy yếu chức năng bơm máu của tim.

Ngoài ra cũng có một số yếu tố nguy cơ khác làm tăng nguy cơ mắc suy tim sung huyết như: 

  • Cao huyết áp: Áp lực máu cao kéo dài gây quá tải cho tim, làm suy yếu cơ tim.
  • Đái tháo đường: Làm tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch.
  • Béo phì: Tăng gánh nặng cho tim, làm tăng huyết áp và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác.
  • Rối loạn lipid máu: Mức cholesterol cao trong máu có thể gây xơ vữa động mạch.
  • Hút thuốc: Làm tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và cao huyết áp.
  • Tuổi cao: Khả năng co bóp của tim giảm theo tuổi tác.
  • Tiền sử gia đình: Người có người thân mắc bệnh tim mạch có nguy cơ cao hơn.

Các mức độ suy tim.webp

Bệnh mạch vành là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy tim sung huyết

Tóm lại, suy tim sung huyết là kết quả của nhiều yếu tố tác động, cả về bệnh lý và lối sống. Việc điều trị và phòng ngừa suy tim sung huyết đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và bệnh nhân.

Các triệu chứng của suy tim sung huyết

Từ tình trạng ứ đọng máu tại tim và các cơ quan mà suy tim sung huyết có thể gây ra các triệu chứng sau: 

  • Khó thở: Đây là triệu chứng phổ biến nhất. Ban đầu, bạn có thể chỉ cảm thấy khó thở khi hoạt động mạnh, nhưng khi bệnh tiến triển, bạn có thể khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, đặc biệt khi nằm xuống.
  • Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi, yếu sức, giảm khả năng hoạt động là một triệu chứng thường gặp.
  • Phù: Sưng chân, mắt cá chân, bàn chân do dịch ứ đọng.
  • Ho khan: Đặc biệt vào ban đêm.
  • Đau ngực, tim đập nhanh, hồi hộp.
  • Tăng cân đột ngột: Do tích tụ dịch.

Các triệu chứng nhận biết bệnh suy tim.webp

Khó thở, phù là dấu hiệu điển hình của suy tim

Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ từ và tăng dần theo thời gian. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và giai đoạn của bệnh. Nếu bạn đang mắc hoặc có các yếu tố nguy cơ kể trên, có các triệu chứng này thì hãy đi khám để được phát hiện và điều trị sớm suy tim sung huyết, tránh những rủi ro nguy hiểm đến tính mạng.

Điều trị và phòng ngừa suy tim sung huyết

Mục tiêu của việc điều trị suy tim sung huyết là làm giảm các triệu chứng khó thở, phù nề, mệt mỏi; cải thiện chất lượng cuộc sống giúp bệnh nhân hoạt động tốt hơn, sống độc lập hơn và ngăn ngừa các biến chứng; làm chậm quá trình suy tim và giảm nguy cơ nhập viện.

Điều trị có thể bao gồm:

  • Điều trị nguyên nhân: Điều trị các bệnh lý nền gây suy tim như cao huyết áp, bệnh mạch vành.
  • Điều trị triệu chứng: Sử dụng thuốc lợi tiểu để giảm phù, thuốc ức chế men chuyển (ACE inhibitors), thuốc chẹn beta để giảm tải cho tim, thuốc giãn mạch, thuốc trợ tim, thuốc kháng aldosterone… Lưu ý là mỗi người bệnh sẽ cần có một phác đồ điều trị khác nhau tùy thuộc vào từng cá thể nên bạn cần đi khám để được bác sĩ theo dõi và kê đơn thuốc phù hợp. 
  • Điều chỉnh lối sống: Giảm cân, ăn uống lành mạnh, hạn chế muối, tăng cường hoạt động thể lực, bỏ thuốc lá, bỏ rượu bia. 
  • Cấy ghép thiết bị: Trong một số trường hợp nặng, có thể cần cấy ghép máy tạo nhịp tim hoặc máy trợ tim để hỗ trợ chức năng của tim. Trong trường hợp suy tim giai đoạn cuối, ghép tim có thể là lựa chọn cuối cùng.

Việc điều trị suy tim sung huyết là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh. Vì thế người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc đều đặn và khám theo lịch., cần tham gia các hoạt động thể chất phù hợp và duy trì một lối sống lành mạnh giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.

Phòng ngừa suy tim sung huyết 

Để phòng ngừa suy tim sung huyết, việc duy trì một lối sống lành mạnh và kiểm soát các yếu tố nguy cơ là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả:

  • Kiểm soát các bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu về ngưỡng an toàn bằng thuốc theo chỉ định, duy trì các chỉ số sức khỏe này trong ngưỡng an toàn.
  • Điều trị các bệnh lý kèm theo như rối loạn nhịp tim, viêm khớp, bệnh thận... để tránh ảnh hưởng đến tim.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm: Hạn chế muối giúp giảm huyết áp và giảm gánh nặng cho tim; tăng cường trái cây, rau xanh giúp cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho tim mạch; hạn chế chất béo bão hòa và cholesterol giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch…
  • Tập thể dục đều đặn, đi bộ tối thiểu 30 phút mỗi ngày.
  • Bỏ thuốc lá: Thuốc lá làm hỏng mạch máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và cao huyết áp.
  • Hạn chế rượu bia: Rượu bia có thể làm tăng huyết áp và gây hại cho tim.
  • Giảm stress: Stress kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

* Dùng thêm sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị suy tim sung huyết

Bên cạnh các phương pháp cải thiện suy tim trái kể trên, nhiều chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp thêm sản phẩm thảo dược giúp tăng cường chức năng tim, giúp tăng cường hiệu quả điều trị suy tim tốt hơn. 
Nổi bật nhất hiện nay phải kể đến sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, suy tim có thành phần chính là Đan sâm - loại thảo dược đã được Tào Tháo thời Tam quốc sử dụng để giảm cơn đau ngực, khó thở. Sản phẩm còn kết hợp thêm Hoàng đằng, cao Natto, L-carnitine, Magie, được bào chế bằng công nghệ lượng tử tiên tiến. 
Sản phẩm đã được được kiểm chứng lâm sàng tại Bệnh viện TWQĐ 108 và được đăng tải nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng và trị liệu Canada năm 2014, chứng minh hiệu quả hỗ trợ điều trị suy tim mạn tính, giúp giảm các triệu chứng đau ngực, khó thở, ho, phù nề, giảm tần suất nhập viện cho người bệnh hiệu quả. 

Sản phẩm chứa Đan sâm được nghiên cứu lâm sàng hiệu quả cho người bệnh tim.webp

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ cải thiện suy tim đã được nghiên cứu lâm sàng có thành phần Đan sâm

Sản phẩm từ thảo dược nên rất an toàn, lành tính và hoàn toàn có thể dùng chung với các thuốc điều trị tây y để hỗ trợ điều trị suy tim mà không lo ảnh hưởng đến các cơ quan gan thận dạ dày.
Khi sử dụng sản phẩm thì người bệnh nên uống khi bụng đói là trước bữa ăn 30 phút và sau ăn khoảng 1 giờ, nên uống cách xa các thuốc tây điều trị từ 1-2 tiếng. Người bệnh suy tim cũng nên uống từ 3-6 tháng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất nhé. 
Theo VNEconomy, đã có đến gần 98% người dùng đánh giá hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả hỗ trợ giảm đau ngực, khó thở, ho, phù nề, giúp cải thiện bệnh tim mạch, suy tim. Sản phẩm cũng vừa được nhận giải thưởng Top 10 Thương hiệu mạnh quốc gia năm 2024 nên bạn có thể yên tâm sử dụng nhé. 
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cách điều trị các bệnh lý tim mạch, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc bình luận ngay bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp sớm nhất cho bạn.

Bình luận