Suy tim nặng: Dấu hiệu và các lưu ý trong điều trị bệnh
Suy tim được xem như là con đường cuối cùng của tất cả các bệnh lý tim mạch. Nếu người bệnh không phát hiện và điều trị sớm, suy tim có thể thể trở nặng hơn và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Cùng tìm hiểu thêm về các dấu hiệu nhận biết suy tim nặng và cách cải thiện hiệu quả.
Như thế nào được xem là suy tim nặng?
Suy tim nặng là giai đoạn cuối cùng của suy tim, khi tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như giảm chức năng gan và thận, suy giảm nhận thức, trầm cảm và lo âu.
Việc xác định suy tim nặng dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm:
- Mức độ suy giảm chức năng tim:
- Phân suất tống máu (EF): Đây là tỷ lệ phần trăm máu mà tâm thất trái bơm ra mỗi nhịp đập. Ở người khỏe mạnh, EF thường trên 50%. Trong suy tim nặng, EF thường dưới 35%.
- Kích thước tim: Tim to ra do suy yếu và không thể bơm máu hiệu quả.
- Các dấu hiệu trên siêu âm tim: Siêu âm tim có thể giúp đánh giá chức năng tim và phát hiện các tổn thương tim.
- Khả năng đáp ứng với điều trị:
- Người suy tim nặng thường không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị thông thường như thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch máu và thuốc ức chế men chuyển.
- Họ có thể cần phải sử dụng các biện pháp điều trị tiên tiến hơn như liệu pháp oxy, máy hỗ trợ tim thất (LVAD) hoặc cấy ghép tim.
Người bệnh suy tim nặng thường phải nhập viện nhiều lần vì đáp ứng điều trị kém
Các dấu hiệu của bệnh suy tim trở nặng
Một số triệu chứng lâm sàng cho thấy bệnh suy tim đang tiến triển nặng và cần có sự can thiệp của y tế như:
- Khó thở nặng: Khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng, có thể khiến bạn phải ngủ kê cao gối hoặc ngồi dậy để thở.
- Mệt mỏi dữ dội: Mệt mỏi ngay cả sau khi đã ngủ đủ giấc, khiến bạn khó tập trung hoặc ghi nhớ.
- Phù nề: Phù nề ở chân, mắt cá chân, bàn chân và bụng do tích tụ dịch.
- Tăng cân nhanh: Tăng cân 1,5 kg/ngày hoặc 2,5 kg/tuần do tích tụ dịch.
- Mất cảm giác sưng phổi: Cảm giác ứ dịch trong phổi, khiến bạn khó thở và có cảm giác ngột ngạt.
- Nhịp tim nhanh hoặc không ổn định: Nhịp tim nhanh hoặc không đều do rối loạn nhịp tim.
- Đau ngực: Đau ngực do tim không bơm đủ máu.
- Mất ý thức: Mất ý thức do giảm lưu lượng máu đến não.
Bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào của suy tim nặng, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Khó thở, mệt mỏi nhiều là các dấu hiệu của người bệnh suy tim nặng.
Các lưu ý trong quá trình điều trị suy tim nặng
Suy tim nặng là một tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị kịp thời. Mục tiêu điều trị suy tim nặng là cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Để cải thiện bệnh hiệu quả, bạn nên lưu lại ngay một số lưu ý sau:
Sử dụng thuốc đúng giờ và đúng liều lượng
Thuốc là một phần quan trọng trong điều trị suy tim nặng. Việc sử dụng thuốc đúng giờ và đúng liều lượng sẽ giúp kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.
Một số lưu ý về việc dùng thuốc trong điều trị suy tim nặng bạn có thể tham khảo như:
- Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
- Mang theo thuốc bên mình khi đi ra ngoài và uống thuốc đúng giờ, kể cả khi bạn cảm thấy khỏe hơn.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.
- Ngoài ra các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên có lịch trình tái khám và theo dõi sức khỏe thường xuyên để kiểm soát bệnh suy tim tốt hơn.
Người bệnh cần dùng thuốc đầy đủ theo chỉ định
Thực hiện lối sống lành mạnh phù hợp với người bệnh suy tim
Một số thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện tình trạng suy tim và hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn, bao gồm:
- Giảm lượng muối: Ăn quá nhiều muối có thể khiến cơ thể giữ nước, dẫn đến phù nề và nặng hơn tình trạng suy tim. Vì thế người bệnh nên cố gắng ăn càng nhạt càng tốt, ưu tiên ăn đồ hấp, luộc.
- Giảm cân.
- Bỏ hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy tim và làm tăng nguy cơ tử vong.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, bạn không nên tập gắng sức mà nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, vẫy tay…
- Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy tim. Tìm cách kiểm soát căng thẳng, bình tĩnh và lạc quan chẳng hạn như tập yoga, thiền hoặc dành thời gian cho các sở thích cá nhân.
Người bệnh suy tim nên hạn chế ăn muối
Dùng thêm sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị suy tim
Bên cạnh các lưu ý trong quá trình điều trị suy tim nặng kể trên, nhiều chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp thêm sản phẩm thảo dược giúp tăng cường chức năng tim, giúp tăng cường hiệu quả điều trị suy tim tốt hơn.
Nổi bật nhất hiện nay phải kể đến sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, suy tim có thành phần chính là Đan sâm, kết hợp thêm Hoàng đằng, cao Natto, L-carnitine, Magie, được bào chế bằng công nghệ lượng tử tiên tiến.
Sản phẩm đã được được kiểm chứng lâm sàng tại Bệnh viện TWQĐ 108 và được đăng tải nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng và trị liệu Canada năm 2014, chứng minh hiệu quả hỗ trợ điều trị suy tim mạn tính, giúp giảm các triệu chứng đau ngực, khó thở, ho, phù nề, giảm tần suất nhập viện cho người bệnh hiệu quả.
Sản phẩm thảo dược hỗ trợ cải thiện suy tim đã được nghiên cứu lâm sàng có thành phần Đan sâm
Sản phẩm từ thảo dược nên rất an toàn, lành tính và hoàn toàn có thể dùng chung với các thuốc điều trị tây y để hỗ trợ điều trị suy tim mà không lo ảnh hưởng đến các cơ quan gan thận dạ dày.
Khi sử dụng sản phẩm thì người bệnh nên uống khi bụng đói là trước bữa ăn 30 phút và sau ăn khoảng 1 giờ, nên uống cách xa các thuốc tây điều trị từ 1-2 tiếng. Người bệnh suy tim cũng nên uống từ 3-6 tháng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất nhé.
Theo VNEconomy, đã có đến gần 98% người dùng đánh giá hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả hỗ trợ giảm đau ngực, khó thở, ho, phù nề, giúp cải thiện bệnh tim mạch, suy tim. Sản phẩm cũng vừa được nhận giải thưởng Top 10 Thương hiệu mạnh quốc gia năm 2024 nên bạn có thể yên tâm sử dụng nhé.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cách điều trị các bệnh lý tim mạch, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc bình luận ngay bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp sớm nhất cho bạn.
Bình luận